Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 31/05/2006 21:48 (GMT+7)

Sigmund Freud: nhà khoa học hay nhà văn?

Khoa học chủ quan

Phân tâm học đã từng bị chỉ trích gay gắt ngay từ khi mới hình thành vào đầu thế kỷ 20 dưới nhiều hình thức. Thoạt tiên, phân tâm học bị chống đối mạnh mẽ từ ngay các tổ chức y khoa, nhưng sau đó nó lại trở thành thời thượng và tiến hoá thành một ngành khoa học tâm lý chính thống. Trong vài thập niên gần đây, phân tâm học lại gặp những chống đối mới, đặc biệt từ những người ủng hộ nữ quyền. Những chủ thuyết của Freud về bản chất cai trị của đàn ông và phẩm chất thua kém của phụ nữ đã chọc giận những người cổ xuý nữ giới vùng lên đòi bình đẳng với nam nhi.

Còn giới khoa học và triết học thì hoài nghi chính nền tảng của lý thuyết phân tâm học. Nổi bật nhất là các phản biện của Karl Popper, Frederick Crews và Adolf Grunbaum. Họ cho rằng lý thuyết của Freud là không có cơ sở vì Freud căn cứ theo những suy đoán và phân tích chủ quan chứ không dựa vào việc kiểm tra khách quan những hiện tượng phổ biến luôn tái diễn. Freud chỉ từ những trường hợp riêng lẻ hay từ một số ít đối tượng mà suy rộng ra. Phần lớn dữ liệu mà Freud xây dựng nền tảng cho phân tâm học đều phát xuất từ vài phụ nữ thành Vienna cộng với “phân tích tự thân” của chính Freud. Và các lập luận chỉ toàn phụ thuộc vào những loại suy, liên tưởng chủ quan, những hồi ức thực và ảo, những trò chơi chữ, những lỗi lầm và trùng hợp ngẫu nhiên.

Giới triết học bài bác quan điểm của Freud cho rằng các hoạt động thần kinh đều có yếu tố tiền định. Từ quan điểm này, Freud đã đúc kết thành những khái niệm về các nguyên nhân của một hành động và những lý do thực thi hành động đó. Với giới triết học, Freud đã quá sức tham vọng khi muốn xây dựng phân tâm học như một lý thuyết toàn vẹn về bản chất con người xoay quanh vai trò trung tâm của khái niệm “vô thức” và bản năng dục tình.

Những nữ bệnh nhân tài ba

Helene Deutsch (1884 - 1982)
Helene Deutsch (1884 - 1982)
Trong khi những người ủng hộ nữ quyền chỉ trích Freud hăng hái nhất, thì điều thú vị là cuộc phiêu lưu trí tuệ của Freud để xây dựng thành công lý thuyết phân tâm học lại có sự đóng góp lớnlao từ các nữ bệnh nhân và những cộng sự… mặc váy. Chính những nữ bệnh nhân tâm lý đầu tiên của Freud đã phát minh ra phân tâm học và lý thuyết phân tâm học phát triển, phổ biến thành một chuyên khoalà nhờ những phụ nữ phi thường lúc đầu là bệnh nhân của Freud, nhưng sau chính họ lại trở thành những bác sĩ tâm lý.

Chính Freud thừa nhận lý thuyết phân tâm học bắt đầu hình thành khi đồng nghiệp Josef Breuer nhận điều trị cho một nữ bệnh nhân trẻ đẹp và giàu có mắc chứng cuồng loạn. Đó chính là Bertha

Anna von Lieben (1863 - 1945)
Anna von Lieben (1863 - 1945)
Pappenheim - thường được Freud gọi với biệt danh “Anna O” trong những tác phẩm của ông. Bertha đã không theo phép điều trị bằng cách thôi miên tiêu chuẩn của Breuer, mà tự chữa cho mình bằngmột phương pháp tự nghĩ ra mà cô ta gọi là “chữa bệnh bằng cách nói chuyện” (talking cure). Sau này, Freud đã gán cho cách điều trị tự phát của Bertha một thuật ngữ chuyên môn – “liên tưởng tự do”(free association, tức một ý tưởng này dẫn đến một ý tưởng khác).

Bertha Pappenheim (1859 - 1936)
Bertha Pappenheim (1859 - 1936)
Một phụ nữ khác cũng mang tên Anna - Anna von Lieben - được Freud xem như “thầy” của mình cũng là một bệnh nhân tâm lý. Những kinh nghiệm khi tiếp xúc với nữ bệnh nhân này đã củng cố niềm tintrong Freud rằng một con đường mới để hiểu biết tâm lý học đã mở ra. Đây là mục tiêu quan trọng đối với Freud hơn là những khả năng trị liệu. Anna von Lieben là bệnh nhân của Freud trong 6 năm liềnvà chính Anna đã dạy cho Freud biết điều này: cần phải có một bệnh nhân tài ba mới tạo ra được một nhà phân tích tâm lý tài ba.

Marie Bonaparte (1882 - 1962)
Marie Bonaparte (1882 - 1962)
Những bệnh nhân đầu tiên này đã giúp Freud thiết lập các kỹ thuật phân tích. Còn lý thuyết phân tâm học sẽ xuất hiện sau, và chậm hơn. Sự phát triển gian nan của phân tâm học phản ánh quanhững nẻo đường khác nhau đã đưa những người phụ nữ tài giỏi như Helene Deutsch và Công nương Marie Bonaparte từ chiếc giường trị liệu của Freud trở thành những nữ bác sĩ tâm lý danh tiếng. Deutschlà một bác sĩ tâm thần được đào tạo chính quy. Sau khi di cư sang Mỹ, Deutsch trở thành một chuyên gia tâm lý chuyên về đời sống cảm xúc của phụ nữ. Marie Bonaparte lại thuộc dòng dõi Napoleon và rấtgiàu có. Chính Marie đã du nhập lý thuyết của Freud vào nước Pháp và cuồng nhiệt quảng bá tại quê hương mình bằng cách thành lập ra Hội phân tâm học Paris vào năm 1926.

Hấp lực của chữ tình

Nếu lý thuyết của Freud đã không đứng vững trước những phản biện có cơ sở khoa học đầy thuyết phục thì làm sao lý giải được sức mạnh của phân tâm học? Khi thế giới nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của ông (6.5.1856) đã tôn vinh Freud “không phải là một con người mà là cả một bầu khí quyển dư luận” hay “trí tưởng tượng trung tâm của thời đại chúng ta”, thì những lời hoa mỹ ấy lại không hề cường điệu. Sao vậy nhỉ?

Chân dung Freud trên tờ giấy bạc 50 si-ling của Áo.
Chân dung Freud trên tờ giấy bạc 50 si-ling của Áo.
Không ai có thể nghi ngờ sức mạnh của Freud trong vai trò một cây bút và người cổ xuý những ý tưởng mới. Freud là người sở hữu một khả năng kiệt xuất để có thể quyện lẫn cả những kiến thức yhọc, những minh triết sâu sắc về phận người và một trí tưởng tượng mãnh liệt trên những trang viết. Đọc Freud là bị mê hoặc. Freud có văn tài của một tiểu thuyết gia hạng nhất và rất khéo sáng tạo ranhững cách miêu tả rất thu hút về những hiện tượng tâm lý mà ông nghiên cứu. Khi nhận xét về một cuốn sách của nhà phân tâm học Thuỵ Sĩ Carl Jung, Freud đã nói: “Trong đó có bao điều được diễn đạthay đến mức chúng dường như đã mang sẵn hình hài khẳng định”. Câu đó đã mô tả chính xác tài năng của bản thân Freud.

Sức hấp dẫn khác của phân tâm học là do Freud đã cung cấp cho từng cá nhân cách phát hiện ra những bí mật về bản thân mà tự mỗi người không hề biết. Một hấp lực khó cưỡng! Chính cái hỗn hợp của nỗi bất an và lòng hiếu kỳ, của mối âu lo và niềm khao khát khiến nhiều người tìm đến thầy bói cũng đã phát huy tích cực trong phân tâm học. Chỉ khác ở chỗ tính chính thống của phân tâm học như một ngành khoa học khiến cho việc đi gặp bác sĩ tâm lý trở nên nghiêm túc hơn là đi gặp thầy bói.

Phân tâm học ra đời đã đem lại cho con người một hứa hẹn mới: Một lý thuyết toàn vẹn về bản chất con người - điều mà khoa học trước đó chưa hề đáp ứng. Hứa hẹn ấy tuy không trọn vẹn, nhưng chính là một yếu tố giúp phân tâm học gây ảnh hưởng mạnh sau những di sản nặng trĩu hoang mang mà hai cuộc thế chiến để lại. Khi những lý giải của các tôn giáo về thân phận tội lỗi bẩm sinh của con người không còn sức mạnh thuyết phục và thuyết Darwin không hề giải thích sự tiến hoá trong tâm tư con người thì phân tâm học của Freud lên ngôi. Và ngay trung tâm của phân tâm học lại là điều thích thú nhất, lo lắng nhất lẫn kích động nhất trong mọi điều cấm kỵ: tình dục. Những yếu tố đó kết hợp lại đã giúp phân tâm học thành công và Freud thành một vĩ nhân.

Phân tâm học bỏ túi

Sigmund Freud sinh ngày 6. 5. 1856 và mất ngày 23. 9. 1939. Ông là bác sĩ thần kinh người Áo và là người sáng lập ra trường phái tâm lý học phân tích. Ông được xem là cha đẻ của phân tâm học hay tâm lý học hiện đại. Lý thuyết phân tâm học của Freud bao gồm những giả thuyết cho rằng:

(1) Có thể hiểu rõ sự phát triển của con người nhất nếu xem xét việc thay đổi các đối tượng của sự khao khát tình dục.

(2) Bộ máy tâm lý thường xuyên đè nén các ham muốn - thường là có tính chất tình dục hay gây hấn - do đó các ham muốn này sẽ được bảo tồn trong một hay nhiều hệ thống ý tưởng vô thức.

(3) Các xung đột vô thức vì ham muốn bị đè nén có khuynh hướng tự bộc lộ trong những giấc mơ và các triệu chứng bệnh lý.

(4) Các xung đột vô thức là nguồn gốc của chứng rối loạn thần kinh chức năng.

(5) Có thể chữa trị chứng rối loạn thần kinh chức năng bằng liệu pháp phân tâm học để đưa các ham muốn vô thức và những ký ức bị đè nén trở thành ý thức.

Nguồn: Cẩm nang tiêu dùng dành cho đàn ông, số 25/2006, 15.5.2006.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…