Sáng kiến nhỏ làm lợi lớn
Anh Nguyễn Văn Anh cho biết: Trong quá trình vận hành nhà máy thủy điện PleiKrông, đường dầu áp lực cấp cho con lắc ly tâm của mỗi tổ máy H1và H2 của Nhà máy, được trích từ đường dầu áp lực chính cấp cho hệ thống điều tốc để điều chỉnh đóng mở cánh bánh xe công tác, cánh hướng nên trong quả trình vận hành hay xẩy ra các trường hợp rò dầu qua rắc co, hỏng joăng làm kín pít tông. Khi cần tháo, lắp, thực hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa ổ hướng turbine (OHTB) và trong quá trình sửa chữa lớn tổ máy không thể thực hiện đồng thời hiệu chỉnh hai hệ thống turbine và MHY điều tốc. Bởi vì khi hiệu chỉnh cánh hướng ở hệ thống turbine thì phải có hệ thống dầu áp lực, ngược lại muốn hiệu chỉnh sữa chữa hệ thống điều tốc thì đòi hởi hệ thống dầu áp lực phải được nạp, điều này không thể vì con lắc ly tâm đã tháo. Nư vậy, khi thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa… cần phải xả hết dầu áp lực trên hệ thống điều tốc. Thực hiện công việc này tốn kém thời gian, công sức và ảnh hưởng đến chất lượng dầu khi sử dụng lại. Đặc biệt là phải ngừng việc vận hành nhà máy. Từ thực tế đó, anh đã đề suất với Công ty ý tưởng của mình là lắp đặt thêm van bi vào đường dầu áp lực cấp cho con lắc ly tâm của điều tốc cơ nhà máy thủy điện.
Sáng kiến đã được Giám đốc Công ty Thủy điện Ialy quyết định cho áp dụng ngay tại Nhà máy thủy điện PleiKrông từ tháng 3 năm 2012. Đó là: Lắp thêm một van bi (DN20, PN63) trên đường dầu áp lực cấp cho con lắc ly tâm của hai tổ máy. Sử dụng máy cắt cắt rời đường ống cấp dầu đến con lắc ly tâm tại ∆ 513m và hàn van bi nối hai đoạn ống bị cắt để tiện lợi đóng mở dầu dễ dàng.
Từ khi lắp van bi xong, việc cô lập dầu dễ dàng, thuận tiện cho việc sửa chữa khi có khuyết điểm của đường ống hay sự cố ở con lắc ly tâm, sữa chữa OHTP vì chỉ cần một thao tác nhỏ là gạt cần đóng van bi bổ sung này mà không cần phải xả toàn bộ dầu áp lực trong hệ thống.
Trước đây, khi chưa có van bi chỉ cần sửa chửa nhỏ như rò rỉ dầu cũng cần phải xả hết dầu, gây mất thời gian và phải cho dầu vào thùng chứa khiến dầu dễ bị bẩn, thất thoát … Theo tính toán nếu phải xả dầu ra như trước thì phải ngừng hoạt động của máy. Tùy theo mức độ sửa chữa mà thời gian ngừng hoạt động khác nhau, cứ 1 giờ ngừng hoạt động làm mất 50 triệu đồng tiền bán điện. Hàng năm tại Nhà máy Thủy điện PleiKrông thường xuyên mắc sự cố nên giải pháp của anh Văn Anh đã mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty.
Ông Nguyễn Minh Tuấn – lãnh đạo đơn vị áp dụng giải pháp, đánh giá: Nhìn bề ngoài chỉ thấy có thêm một van bi rất đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả cao cho Nhà máy. Nếu có sự cố không xử lý kịp thì van này bảo vệ an toàn cao. Nếu cần xử lý chỉ việc đóng van, giải quyết xong sự cố lại mở van là xong việc, chứ trước đây cần phải có thùng đựng dầu xả, nếu sử dụng lại cần phải lọc… khá rắc rối, tốn kém thời gian và nhân lực... Vì thời gian của Nhà máy điện là tiền.
Giải pháp của anh Nguyễn Văn Anh được Hội đồng chấm điểm Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ VI (2012-2013) đánh giá cao và đoạt giải Ba Hội thi.