Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/01/2005 22:24 (GMT+7)

Ryoji Noyori

Ryoji Noyori sinh ngày 3.9.1938 ở ngoại ô Kobe (nay là Ashiya), Nhật Bản. Sau khi nhận bằng thạc sĩ năm 1963, ông được bổ nhiệm làm người hướng dẫn phòng thí nghiệm của Giáo sư Hitosi Noyaki ở Đạihọc Kyoto và năm 1967, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Ngay sau đó, ông bất ngờ nhận được đề nghị của trường Đại học Nagoya để đứng đầu phòng thí nghiệm hoá học hữu cơ mới thành lập. Ban đầu,ông được bổ nhiệm là Phó Giáo sư hoá học. Tháng Giêng năm 1968 ông được yêu cầu thành lập một phân ngành mới của hoá học hữu cơ ở trường Nagoya. Để làm cho Khoa hoá nổi bật hơn, ông quyết định tậptrung vào tổng hợp hữu cơ bằng cách sử dụng hoá học cơ kim, sau này thành một phân ngành của hoá học vô cơ.

Năm 1969 ông tới Harvard. Đề tài nghiên cứu của ông là tổng hợp prostaglandin. Sau khi trở về Nagoya năm 1970, ông bắt đầu nghiên cứu tổng hợp hữu cơ và xúc tác đồng thể thông qua hoá học cơ kim.Tháng 8 năm 1972, ông được thăng Giáo sư. Năm 1980, sau 6 năm nghiên cứu miệt mài, công trình nghiên cứu đầu tiên về tổng hợp bất đối xứng các axit amin bằng hoá học BINAP được công bố.

Hoá học BINAP được áp dụng để sản xuất quy mô lớn các chất trung gian tổng hợp kháng sinh carbapenem (của Hãng Takasago International Co.) và levofloxacin, là loại thuốc kháng khuẩn quinolon (củaHãng Takasago Co./Daiichi Pharmaceutical .). Hiệu lực của sản phẩm hoá học BINAP cạnh tranh được hoặc thậm chí trong một số trường hợp còn vượt trội hiệu lực của enzym. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu củaDự án Xúc tác Phân tử Noyori (ERATO, 1991-1996) đã phát hiện ra chất xúc tác kiểu RuCl2, dẫn đến một sự đột phá lớn khác về hydro hoá.

Hoạt động của ông không chỉ giới hạn trong giảng dạy và nghiên cứu. ông còn tham gia trong ban biên tập của khoảng 30 tạp chí quốc tế, gồm cả ban biên tập tạp chí Advanced Synthesis & Catalysis (Tổnghợp và Xúc tác Tiên tiến), nhấn mạnh vào hiệu quả thực tiễn của tổng hợp hoá học. Ngoài ra, ông còn tham gia vào nhiều hoạt động quản lý như Tư vấn Khoa học (1992-1996) và thành viên Hội đồng Khoahọc (từ 1996 đến nay) của Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ; Chủ nhiệm khoa của trường Cao học Khoa học ở Đại học Nagoya (1997-1999) và Chủ tịch Hội Hoá học Tổng hợp Hữu cơ NhậtBản (1997-1999). Ngoài nhiều giải thưởng và huân chương của các Quỹ, các Hội và Chính phủ Nhật Bản, ông được nhận nhiều giải thưởng, huân chương và danh hiệu của các Quỹ và Hội quốc tế. Đặc biệt, ôngđã được nhận Giải Nobel Hoá học năm 2001 cùng với 2 nhà hoá học người Mỹ, William S. Knowles và K. Barry Sharpless, cho nghiên cứu về các phản ứng hydro hoá xúc tác bất đối xứng.

Xúc tác bất đối xứng: khoa học và cơ hội

Xúc tác bất đối xứng, ra đời từ thập niên 60, đã làm thay đổi cơ bản các quy trình tổng hợp hoá học, dẫn đến sự tiến bộ đầy ấn tượng đến mức gần tiếp cận được về mặt kỹ thuật và đôi khi còn vượt trộicác quá trình sinh học tự nhiên. Những tiến bộ đặc biệt gần đây trong lĩnh vực này chứng minh đột phá rõ ràng của các ngành hoá học nói chung và lợi ích thực tiễn của tổng hợp hữu cơ không chỉ ởtrong phòng thí nghiệm mà còn trong sản xuất dược phẩm, sản phẩm thú y, hoá chất nông nghiệp, thuốc diệt nấm, pheromon (chất dẫn dụ), gia vị và chất thơm. Xúc tác bất đối xứng thực tiễn ngày càngquan trọng đối với xã hội hiện đại bền vững trong đó vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm. Đề tài nghiên cứu này là một phần quan trọng của khoa học phân tử và công nghệ trong thế kỷ XXI.Những tiến bộ quan trọng nhất gần đây là những nỗ lực nghiên cứu liên ngành khác nhau định hướng vào việc thiết lập ra các chức năng mới biến đổi bằng kỹ thuật phân tử.

Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị Hoá học Á - Âu lần thứ 8 từ 21-24/10/2003 tại Hà Nội

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.