Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 02/06/2005 22:35 (GMT+7)

Rau ngổ dại cùng cậu học trò vùng quê sang Thụy Điển

Triệu Tiến Chuẩn, sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ quanh năm lam lũ với ruộng đồng, đã sớm phải chứng kiến những nỗi khổ từ sự ô nhiễm môi trường. Ý tưởng dùng cây ngổ dại là kết quả của sự ấp ủ, trăn trở từ chính thực tế quan sát mức độ ô nhiễm ao làng ở quê em, làng La Dương, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức.

Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở La Dương là do làng phát triển mạnh nghề chăn nuôi, nấu rượu và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất phèn chua, sản xuất len. Lượng nước thải trực tiếp, không qua xử lý của những hoạt động trên đã gây ô nhiễm trầm trọng ao làng.

Do vậy, một câu hỏi cứ ám ảnh trong đầu Chuẩn: Tại sao với nguồn nước ao ô nhiễm làm tôm, cua, cá chết hàng loạt...rau muống và bèo Nhật Bản cũng không sống được, thì rau ngổ lại ngày càng phát triển và nước ở đó ngày càng trong hơn? Chuẩn bắt đầu manh nha ý định tìm tòi nghiên cứu hiện tượng này để những mong góp phần cải tạo ô nhiễm môi trường của ao làng.

Giữa lúc ấy, thông tin về cuộc thi " Cải thiện việc sử dụng nguồn nước" dành cho lứa tuổi học sinh do SIDA tài trợ, đến với Chuẩn nhờ tình cờ đọc trên báo Khoa học và Đời sốngdo người chú mang về.

Chuẩn nghĩ đây là cuộc thi rất bổ ích, có ý nghĩa thiết thực, và là cơ hội được mang kiến thức khoa học bấy lâu nay tích luỹ được qua thầy cô, sách vở, bạn bè ứng dụng vào vấn đề bảo vệ nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng của làng quê mình. Nhà không có đồ dùng thí nghiệm, nên nhiều chai, lọ nhựa, thủy tinh đã được Chuẩn đi xin và huy động trong gia đình rồi tự tạo phương tiện để nghiên cứu.

Bà Hoà, mẹ của Chuẩn, nhớ lại: Đến giờ tôi vẫn chưa hết bất ngờ. Ngày ngày, thấy cháu say sưa với đống chai, lọ, cấy trồng rau ngổ, rồi san san, múc múc nước ao, vợ chồng tôi rất thương con. Chúng tôi bảo nhau, mình phải chịu khó lao động lấy tiền cho con ăn học và động viên con cố gắng học hành, chứ đâu có nghĩ con mình nhận đựơc giải thưởng quốc tế từ việc "tự mày mò làm khoa học" này.

Nhưng Triệu Tiến Chuẩn đã thành công. Kết quả quan sát, ghi chép, đo đạc mấy tháng liên tục và sau này bằng các thiết bị kiểm chứng hiện đại đều khẳng định đánh giá ban đầu của Chuẩn là chính xác. Mức độ ô nhiễm của ao làng em ngày càng giảm: nồng độ COD (nồng độ ô xy hoá hoá học) từ 434,6mg/l xuống còn 120,6 mg/l; nồng độ POD (nồng độ ô xy hoá sinh hóa) từ 380mg/l xuống còn 79mg/l.

Để kiểm chứng chắc chắn bằng khoa học, Chuẩn lấy mẫu nước đầu nguồn ao làng và cuối nguồn của ao trồng rau ngổ làng mình và nhờ một người bạn của anh rể làm ở Viện Hóa học quân đội phân tích hộ. Kết quả cho thấy đúng như nhận định bấy lâu nay của Chuẩn.

Từ đó, Chuẩn đề xuất giải pháp tổng thể làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước của làng là hạn chế ô nhiễm ngay từ nơi phát sinh như xây hầm Biôga, áp dụng mô hình VAC; ngăn chặn nạn vứt rác bừa bãi xuống ao; sử dụng thực vật địa phương là cây ngổ dại để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

Với giải Nhất, Chuẩn được mời mang cây ngổ dại sang Thụy Điển để tham dự cuộc thi về nguồn nước thế giới dành cho lứa tuổi học sinh (SJWP) cùng với đại diện của 26 nước khác.

Chuẩn tâm sự: "Cây ngổ có sẵn trong tự nhiên, dễ trồng, phát triển mọi thời điểm trong năm và gần gũi với bà con nông dân. Em mong là rồi đây, công trình nghiên cứu của mình được ứng dụng trên diện rộng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước không chỉ ở làng quê em mà khắp mọi miền Tổ quốc và cả những nước có khí hậu nhiệt đới".

Nguồn: www.nhandan.com.vn 12/8/2004

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

An Giang: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ
Trí thức khoa học công nghệ là lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Tại An Giang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) đã khẳng định vai trò là "người dẫn đường", kết nối và phát huy năng lực của đội ngũ trí thức.
Bình Thuận: Công tác phối hợp các hội thành viên gắn kết và hiệu quả
Công tác phối hợp với các hội thành viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp hội tỉnh. Trong những năm qua nhất là trong năm 2024, công tác phối hợp với các hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp hội đã đạt được nhiều kết quả trong tổ chức hội thảo khoa học.
Yên Bái: Hội nghị Ban chấp hành lần thứ X
Chiều ngày 19/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (LHH) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ X, khoá V, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng) nhằm tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Ông Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì Hội nghị.