Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 03/12/2007 23:39 (GMT+7)

Quy hoạch sử dụng đất: Thực trạng và giải pháp

1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

Hội thảo lần này tập trung vào chủ đề thực tiễn: thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất nước ta trong giai đoạn hiện nay; tuy nhiên, trong một số báo cáo, các tác giả cũng đã đề cập đến một số vấn đề có tính khái quát về quy hoạch sử dụng đất,

1.1 “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức, quản lý nhằm sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên đất, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trên cơ sở phân bố quỹ đất vào các mục đích phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước, các vùng và theo đơn vị hành chính các cấp ”;

1.2“Quy hoạch sử dụng đất là bản “tổng phổ” của phát triển, trong đó phản ánh cụ thể các ý tưởng về tương lai của các ngành các cấp nhịp nhàng và cân đối, thông qua những trình tự hành chính và pháp lý nhất định để trở thành quy chế xã hội, mọi người đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện. Quá trình tổ chức thành lập, thực hiện điều chỉnh quy hoạch là quá trình huy động lực lượng xã hội vào sự nghiệp công cộng theo phương thức dân chủ, nên đó cũng là quá trình xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân. Do đó quy hoạch sử dụng đất vừa là phương thức để phát triển vừa là công cụ để xây dựng và củng cố Nhà nước”;

1.3“Quy hoạch sử dụng đất cần phải thực hiện trước một bước ít ra là một thời kỳ kế hoạch, được các hội đồng có đại diện của nhân dân tham gia thẩm định chặt chẽ và được cấp thẩm quyền phê duyệt. Dù lớn hay nhỏ thì bản quy hoạch sử dụng đất vẫn mang tính chất của một luận chứng khả thi về sử dụng đất, không nên quan niệm rằng chỉ cần một quyết định cấp đất nằm trong bộ hồ sơ quy hoạch tổng thể của dự án là xong”.

2. Phương phápluận vềquy hoạch sử dụng đất

2.1 Thuật ngữ "quy hoạch sử dụng đất đai" tương ứng với tiếng Anh "land used planning"; Thuật ngữ đồ án “plan” cũng còn dùng là quy hoạch, cũng đã quen dùng với những mức độ khác nhau như: Đồ án quy hoạch tổng hợp “Master Plan”, đồ án quy hoạch tổng thể “Comprehensive Plan”, đồ án quy hoạch chung“General Plan”, hoặc chính là đồ án quy hoạch “The Plan”;

2.2 Để Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch, trước tiên là phải phân vùng cho cả nước và cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trên cơ sở phân vùng xác định quy hoạch phát triển kinh và phân bố sử dụng đất cho từng vùng, từng địa phương;

2.3 Phương pháp tiếp cận “Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động định hướng, một mặt, phản ánh chiến lược khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của mỗi Quốc gia, mặt khác đóng vai trò cơ sở, hình thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Do đó nhu cầu tự thân của hoạt động này là tích hợp các phương pháp đánh giá, phân loại tài nguyên, đánh giá hiệu quả và phân bố nguồn lực, dự báo phát triển v.v., trong đó đặc biệt quan trọng là đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững.

3. Thành tựu quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 1987-2007

Các báo cáo về thực trạng quy hoạch sử dụng đất nước ta đều khẳng định những thành tựu quan trọng trong giai đoạn 1987-2007:

3.1 Kết quả thực hiện lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtgiai đoạn 1987-2007như sau:[1]Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cả nước và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước đã được lập với chất lượng cao hơn, Chính phủ đã trình Quốc hội quyết định đúng thời hạn theo quy định của Luật Đất đai.[2]63 tỉnh, thành phố xây dựng xong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010, trong đó có 50 tỉnh, thành phố đã được Chính phủ xét duyệt;[3]441/670 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (chiếm 65,8%);[4]5.954/10.777 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (chiếm 55,2%)

3.2 Sau 20 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất, nhìn lại một cách tổng quát có thể đi đến mấy nhận xét chủ yếu sau đây:[1]Công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đi vào nề nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ, trở thành công cụ để quản lý, và cũng trở thành phương tiện để đảm bảo sự đồng thụân xã hội;[2]Về kỹ thuật, đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức về hoạt động quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo cho công tác này triển khai được thống nhất liên thông, với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện về cơ sở hạ tầng và nhân lực hiện có.;[3]Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới khu đô thị mới trên phạm vi cả nước. Quy hoạch sử dụng đất đã có tác động tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất và tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và nhất là các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất;[4]Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng là dịp tổ chức sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cụ thể của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền.

3.3 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

-Quy hoạch sử dụng đất theo cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, phân công lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đưa nước ta vào nhóm những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo; diện tích đất rừng tự nhiên được khôi phục cùng diện tích trồng mới tăng đã nâng độ che phủ đất từ 28% năm 1990 lên 32% năm 1995, 35% năm 2000 và 44% năm 2005;

-Quy hoạch sử dụng đất, đã góp phần tạo lập quỹ đất, thu hút đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xó hội đáp ứng yêu cầu phát triển cỏc ngành giao thông, công nghiệp, nụng nghiệp, xây dựng, dịch vụ; khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao...thực hiệncông nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

4. Tồn tại của quy hoạch sử dụng đất nước ta trong giai đoạn 1987-2007

4.1 Tồn tạichung:

- Nhận thức chưa đồng đều, độ đồng thuận chưa cao, vẫn còn ý kiến cho rằng không có khái niệm về quy hoạch sử dụng đất mà chỉ có khái niệm về quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn(?!)... do đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành các đơn vị còn bị hạn chế, thiếu đồng bộ và có trường hợp ảnh hưởng xấu đến chất lượng quy hoạch, chưa thực chất, còn thiên về hình thức;

-Các quy trình kỹ thuật chưa thật đồng bộ, mới chỉ chú ý đến các trình tự có tính hành chính, các yếu tố kinh tế, xã hội, pháp luật trong quy hoạch còn mờ nhạt; các định mức kinh tế- kỹ thuật mới thiên về quản lý nghiệp vụ quy hoạch mà chưa xây dựng được hệ thống các chuẩn về sử dụng đất. Chưa chọn được những thuật toán tối ưu đối với từng yêu cầu sử dụng đất và cho từng vùng đất;

-Tác động kinh tế - xã hội của các phương án quy hoạch chưa được, tính toán cụ thể và rõ ràng, thiếu cơ sở để đánh giá hiệu quả thực tế của quy hoạch, nhất là những tác động của quy hoạch sử dụng đất đến thị trường, giá cả và đến phát triển xã hội;

-Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự trở thành “Bản Hiến pháp của đời sống”, tính phổ cập chưa cao, có khi lại bị lợi dụng việc điều chỉnh quy hoạch để làm lợi cho cá nhân hay một nhóm người, quy trình điều chỉnh quy hoạch chưa thật hợp lý để đảm bảo tính kịp thời phù hợp với yêu cầu của thực tiễn”.

4.2 Tồn tại về chiến lược và tổ chức thực hiện:

-Định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo các văn bản của Đảng và Nhà nước thì có nhưng định hướng chiến lược cơ bản của ngành để phát triển lâu dài liên quan đến quy hoạch sử dụng đất thì còn lúng túng, chắp vá (nhất là ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, xây dựng đô thị ...);

-Để thu hút đầu tư, nhiều tỉnh có xu hướng chạy theo cơ chế kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện;

-Cơ chế kinh tế thị trường đòi hỏi phải thường xuyên thay đổi chính sách cho phù hợp, nhưng sthay đổi quá nhanh làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chính sách đền bù;

-Việc kiểm tra công tác quy hoạch sử dụng đất của các ngành và các địa phương bị buông lỏng, việc cho các chủ đầu tư thoả thuận với người sử dụng đất rất dễ dẫn đến phá vỡ chính sách giá của Nhà nước, ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án khác;

-một sốđịa phương do chiều theo các nhà đầu tư và ý chí chủ quan nhất thời của các lãnh đạo đã mọc ra các khu xây dựng, cụm công nghiệp, làng nghề, thiếu tính toán chặt chẽ lâu dài, có nơi bỏ hoang một thời gian dài lại chuyển sang sử dụng vào mục đích khác;

- Tổ chức thực hiện quy hoạch thiếu thống nhất, đồng bộ giữa xây dựng, giao thông, nước và môi trường đã dẫn đến việc trên cùng một địa bàn dự án quy hoạch của ngành này chồng lên dự án của ngành khác, gây lãng phí về kinh tế và tác hại cho môi trường.

4.3 Tồn tại về kết quả thực hiện:Quy hoạch sử dụng đất mới thực hiện chủ yếu ở mức độ khái quát, mang tính định hướng (QHSDĐ cả nước, QHSDĐ cấp tỉnh và 65% QHSDĐ cấp huyện); còn thiếu quy hoạch chi tiết (QHSDĐ cấp xã mới đạt 55%)

4.4Tồn tại về chất lượng và tính hiệu quả

- Tính định hướng của quy hoạch còn hạn chế, dự báo không sát với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội.

- Tính đồng bộ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, đô thị, công nghiệp, giao thông vận tải yếu... dẫn đến tình trạng chồng lấn, dư thừa hoặc thiếu hụt quỹ đất dẫn đến phá vỡ quy hoạch; việc quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tình trạng không đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất của các nhà đầu tư vừa có tình trạng để đất trống trong thời gian dài; giá thuê đất gắn với hạ tầng ở nhiều nơi quá cao, chưa thu hút các nhà đầu tư; vấn đề đất ở, nhà ở đang là khâu yếu và có nhiều vướng mắc hiện nay, đặc biệt là nạn đầu cơ đất ở, đất dự án nhà ở kéo dài trong nhiều năm, mặc dù gần đây đã được chấn chỉnh nhưng hậu quả để lại khá nặng nề, nhất là giá đất vẫn còn ở mức cao làm hạn chế các cố gắng trong giải quyết vấn đề nhà ở ;

-Tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất là hạn chế, cùng những khó khăn về tài chính, đền bù, giải tỏa, tái định cư dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, còn tồn tại phổ biến .

- Quy hoạch sử dụng đất chưa kiểm soát được quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt đối với đất trồng lúa, không xác định rõ phạm vi diện tích đất lúa nước cần được bảo vệ nghiêm ngặt, bất khả xâm phạm;

- Quy hoạch sử dụng đất chưa gắn chặt chẽ với quy hoạch bảo vệ môi trường, chưa có những chương trình lớn gắn kết giữa các đơn vị hành chính với lưu vực; gắn kết giữa phát triển toàn diện kinh tế với bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ô nhiễm, thoái hóa đất;

-Quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo quỹ đất dự trữ phát triển đô thị, công nghiệp, hành lang giao thông; các vùng đệm giữa đô thị và nông thôn, giữa khu công nghiệp với khu dân cư, thương mại, du lịch, dịch vụ; không bố trí đầy đủ quỹ đất cho hệ thống thu gom, xử lý chất thải (rác thải, đặc biệt rác thải độc hại), nước thải (công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt).

- Việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt còn chậm, chưa được quan tâm đúng mức và mang tính hình thức ;

- Việc quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều yếu kém, hiện tượng tự chuyển mục đích sử dụng đất vì mục tiêu lợi nhuận còn phổ biến ở nhiều nơi. Việc rà soát và quy hoạch lại đối với đất nông, lâm trường, đất sản xuất kinh doanh, đất làm nhà ở của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang triển khai còn chậm, nhiều tranh chấp đất đai giữa đồng bào ở địa phương với nông, lâm trường và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang chưa được giải quyết kịp thời và dứt điểm.

5. Những khó khăn và vướng mắc của địa phương hiện nay

5.1 Về quy hoạch sử dụng đất:

- Tại Điều 23 của Luật Đất đai, Điều 12 và Điều 14 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định nội dung quy hoạch sử dụng đất cả nước cũng tương tự như nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện là không hợp lý, dẫn tới hệ thống chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của cả nước quá chi tiết, vừa chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường vừa hạn chế quyền chủ động của địa phương;

-Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 và khoản 4 Điều 27 của Luật Đất đai, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Tuy nhiên, việc ban hành nghị quyết xét duyệt, điều chỉnh của Chính phủ đòi hỏi phải theo quy trình với thời gian khá dài, trong khi nhiều trường hợp, nhất là những trường hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đòi hỏi phải thực hiện nhanh, kịp thời.

5.2 Về kế hoạch sử dụng đất: Thực tiễn triển khai trong thời gian qua cho thấy việc quyết định, xét duyệt kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương (Quốc hội, Chính phủ) khó sát với diễn biến trong quá trình thực hiện của địa phương.

5.3 Về mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch về xây dựng: Quy định về nội dung quy hoạch sử dụng đất và nội dung quy hoạch xây dựng có mặt trùng lặp, chồng chéo, đặc biệt là trong khu vực đô thị; mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cũng chưa dược xác định cụ thể.

5.4 Về triển khai thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

-Một sốđịa phương, nhất là các thành phố trực thuộc Trung ương còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn.

- Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có quy hoạch sử dụng đất của cấp địa phương còn có nội dung chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng-an ninh, tính khả thi thấp, thường phải điều chỉnh lại do việc dự báo phát triển kinh tế-xã hội chưa chính xác, quy hoạch phát triển các ngành chưa thực sự ổn định; việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa trở thành ý thức trong các cơ quan và người quản lý; quy hoạch sử dụng đất thường phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm được các nhà đầu tư có khả năng thực hiện dự án.

- Nhiều địa phương lập quy hoạch phát triển đất chuyên dùng quá cao so với khả năng đầu tư và điều kiện thực tiễn của địa phương, dẫn đến tình trạng nhiều khu công nghiệp chỉ lấp đầy được 30 - 40%, nhiều khu đô thị còn để đất trống không xây dựng công trình, nhiều dự án xây dựng kinh doanh nhà ở không có người mua.

-Hệ thống quy hoạch sử dụng đất còn thiên về sắp xếp các loại đất theo mục tiêu quản lý hành chính, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm bảo đảm phát triển bền vững trong sử dụng đất, chưa phát huy cao nhất tiềm năng đất đai.

-Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương còn tuỳ tiện, không tuân thủ các tiêu chí theo quy định của pháp luật về đất đai.

-Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa chặt chẽ, các ý kiến góp ý thẩm định của các ngành chưa sâu.

- Việc quản lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất chưa được các địa phương chú trọng, phân cấp trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa rõ ràng; còn có tình trạng giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất trái quy hoạch.

-Tình trạng quy hoạch “treo” chưa được xử lý vẫn còn khá phổ biến. Nhân dân tại nhiều khu vực quy hoạch rất bức xúc về tình trạng đã quy hoạch nhưng trong thời gian dài, có nơi tới 10 năm mà không triển khai thực hiện trong khi người sử dụng đất thuộc khu quy hoạch không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình; một số nơi không cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

-Việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt còn chậm, chưa được quan tâm đúng mức và mang tính hình thức.

6. Nguyên nhân của những tồn tại về quy hoạch sử dụng đất hiện nay

Ở các mức độ khác nhau, các báo cáo và các tham luận tại hội thảo đã đề cập đến nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém trong quy họach sử dụng đất ở nước ta thể hiện khái quát trên các phương diện: thể chế, hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm và các nguồn lực, cụ thể như sau:

6.1 Về thể chế:

- Về pháp luật: Các quy định về quy hoạch sử dụng đất của pháp luật đất đai hiện hành khá đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên chưa quy định cụ thể và chi tiết về quy hoạch sử dụng đất đô thị; mặt khác văn bản hướng dẫn thi hành còn bất cập, thiếu tính khả thi;

- Về tổ chức: pháp luật đất đai hiện hành chưa quy định cụ thể về các tổ chức được phép hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất (tư vấn, thiết kế, thẩm định, sản xuất - lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất).

6.2 Về hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm: Thiếu bộ chỉ tiêu định mức sử dụng đất các ngành, lĩnh vực; Thiếu quy trình chuẩn quy hoạch sử dụng đất các cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã; Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật chưa hoàn chỉnh.

6.3 Về nguồn lực:

- Tài chính không đảm bảo: kinh phí không đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện quy hoạch, sử dụng đất, đặc biệt cấp huyện và cấp xã; nguồn vốn của Nhà nước, chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế không đủ để triển khai dự án theo quy hoạch được duyệt;

-Nhân lực: các cấp địa phương, tỉnh huyện, xã hiện không đủ cán bộ triển khai lập quy hoạch sử dụng đất, phần lớn phải hợp đồng với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Việc triển khai quy hoạch sử dụng đất do nhiều tổ chức (không ít các tổ chức không chuyên nghiệp) thực hiện; thiếu tính chuyên nghiệp.

6.4 Khoa học, công nghệ: Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ được triển khai nhiều nhưng chất lượng và hiệu quả còn thấp.

6.5 Đào tạo cán bộ quy hoạch sử dụng đất thiếu định hướng, không có chuẩn về chương trình, kế hoạch đào tạo, giáo trình, tài liệu , chất lượng đào tạo còn hạn chế.

7. Các giải pháp đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đấtt

Về lâu dài:

7.1. Hoàn thiện chủ trương, chính sách liên quan đến Quy hoạch sử dụng đất: cần phải rà soát lại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có trọng tâm trọng điểm trong từng giai đoạn của cả nước và các ngành liên quan đến sử dụng đất trước mắt và lâu dài,tiếp tục nghiên cứu để tạo ra hình thức quản lý phù hợp với quy mô phát triển kinh tế trong tương lai, một nền sản xuất sản phẩm nông- công nghiệp có thương hiệu.

7.2. Hoàn thiện khung pháp lý về Quy hoạch sử dụng đất theo những yêu cầu sau:

Quy hoạch sử dụng đất là một dự báo có tính pháp lý cho việc sử dụng đất trong tương lai, được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn của phát triển mà các ngành, các cấp và mọi công dân đều phải tuân thủ; Quy hoạch sử dụng đất có chức năng định hướng cho phát triển ở 3 cấp: toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Định hướng phát triển của xã, phường, thị trấn được phản ánh trong quy hoạch sử dụng đất của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và được cụ thể hoá trong kế hoạch sử dụng đất cấp xã, phường, thị trấn. Theo đó, kế hoạch sử dụng đất cấp trên là tổng hợp từ kế hoạch sử dụng đất của xã, phường;Lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất là trách nhiệm của Nhà nước các cấp, và cũng là quá trình phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật cho toàn dân, huy động sự tham gia của toàn xã hội trong quá trình phát triển theo thiết chế dân chủ;Định kỳ thống kê, kiểm kê đất đai cũng là quá trình giám sát, kiểm tra và tổng kết việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

7.3. Về tổ chức thực hiện: Nhà nước tập trung chỉ đạothống nhất thực hiện quy hoạch, phối hợp cỏc lĩnh vựcđất đai, xây dựng, giao thông và môi trường trong các dự án,tránh để các ngành các cấp quy hoạch sử dụng đất một cách tuỳ tiện, khắc phục tỡnh trạng chia cắt trong quản lý, đồng thời thực hiệnvai trò điều tiết thị trường liên quan đến sử dụng đất đai;

Những giải pháptrước mắt

7.4. Về Chính sách,chiến lược: gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực (theo lãnh thổ: cả nước, các vùng tự nhiên- kinh tế, các cấp địa phương- tỉnh, huyện, xã); cần xây dựng chiến lược khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho thời kỳ đến năm 2020;

7.5. Về pháp luật:Nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về quy hoạch sử dụng đất của Luật Đât đai , Nghị định 181/2004/NĐ-CP cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn

7.6. Về tổ chức:Xác định việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất là cốt lõi của hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai và thuộc trách nhiệm của các ngành và các cấp có liên quan.Việc lập quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động mang tính “sự nghiệp kinh tế”, phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có cơ quan chuyên môn quản lý và các đơn vị trực tiếp thực hiện. Nhà nước cần có quy định cụ thể về vấn đề này. Cần tiến tới cấp phép hành nghề quy hoạch sử dụng đất. Xác định nhu cầu vốn làm quy hoạch có phân bổ theo tỷ lệ giữa trung ương, địa phương và chủ sử dụng đất (ví dụ 40:40:20); xét duyệt cần làm rừ tiến độ thực hiện, phần diện tích chưa xác định được điều kiện thực hiện thì vẫn phải có giới hạn về thời gian

7.7 Về hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm: Xây dựng chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể cho các ngành, lĩnh vực, địa phương; quy định rõ các giải pháp bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Xây dựng quy trình chuẩn quy hoạch sử dụng đất cả nước, tỉnh, huyện, xã; Xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

7.8. Nghiên cứu các phương pháp quy hoạch sử dụng đất như: phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp địa môi trường (địa sinh thái); phương pháp Đánh giá hiệu quả sử dụng đất; phương pháp điều tra cơ bản và bản đồ. Đánh giá toàn diện các công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch sử dụng đất

7.9. Về tài chính: ngân sách Nhà nước đảm bảo đủ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất các cấp theo nguyên tắc cấp trên đảm bảo cho cấp dưới trực tiếp; huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, tăng cường nguồn lực tài chính thực hiện dự án đầu tư theo quy hoạch được duyệt;

7.10.Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: thống nhất việc đào tạo cán bộ quy hoạch sử dụng đất các cấp: Sau đại học, Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp; xây dựng chương trình, kế hoạch, đào tạo, giáo trình chuẩn; tăng cường năng lực trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.

7.11. Về Tổ chức thực hiện: Triển khai tốt việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt để nhân dân biết. Thực hiện và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện; Khắc phục tình trạng quy hoạch “treo”; kịp thời đề xuất điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng đất thực tế.

7.12. Hợp tác quốc tế: Quy hoạch sử dụng đất phải tiếp cận học hỏi và tiếp thu những thành tựu cả về lý luận và hoạt động thực tiễn trong quy hoạch sử dụng đất của các nước, đặc biệt các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực. để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mớicơ chế quản lý kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

8. Các vấn đề còn có ý kiến khác nhau

8.1. Đối với đề nghị: “ cần nghiên cứu cơ sở khoa học của sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất…”, nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết vì Hiến pháp đã quy định là phải làm và thực tiễn phong phú cũng đã chứng minh sự đúng đắn của quy định này!

8.2. Có ý kiến cho rằng không nên lập quy hoạch sử dụng đất cho các đơn vị hành chính thuộc khu vực nội thị để tránh trùng lặp với quy hoạch chung về xây dựng đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; vậy thì ở đó sẽ quản lý đất đai bằng cách nào?

8.3. Đối với đề nghị:Không lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã; định hướng sử dụng đất của cấp xã sẽ được đưa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, có ý kiến cho rằng nếu cần tính toán thì đó là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, còn quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải giữ lại để làm cơ sở cho việc giao đất (?)

8.4.Liệu có cần phải tiến hành phân vùng làm tiền đề cho quy hoạch sử dụng đất ?

Xem Thêm

Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...
Cần sớm hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện
Việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Hệ thống lưới điện là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, đồng bộ, hiệu quả cho hệ thống điện trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng và phát triển hạ tầng lưới điện hiện đại.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.