Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 15/08/2024 10:01 (GMT+7)

Quy hoạch bờ sông Hồng với sự phát triển bền vững của Thủ đô

Sáng 13/8, Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Nội phối hợp Hội Nữ trí thức Thủ đô tổ chức hội thảo “Quy hoạch hai bờ sông Hồng với sự phát triển tương lai bền vững của Thủ đô”.

Hội thảo “Quy hoạch hai bờ sông Hồng với sự phát triển tương lai bền vững của Thủ đô” được tổ chức với mong muốn tiếp nhận, chia sẻ thông tin quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học trong một số vấn đề cụ thể, như: Trục không gian cảnh quan hai bờ sông Hồng: Vấn đề quy hoạch thoát lũ, bảo vệ môi trường trong tương lai khi các khu đô thị bên sông có sự phát triển mạnh mẽ; bảo tồn, phát triển văn hóa làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội và trách nhiệm cộng đồng... để bổ sung trong quy hoạch đã được duyệt và đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện, tránh lãng phí.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Thanh nêu rõ, sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội chỉ là một đoạn ngắn (gần 120km) so với chiều dài của toàn tuyến (1.200km) nhưng đóng vai trò lớn và là nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô. Gần đây, trong quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, điều chỉnh quy hoạch chung đến 2045, tầm nhìn 2050 đã xác định đột phá mới, tầm nhìn mới để xây dựng khu vực sông Hồng trở thành trục cảnh quan trung tâm thành phố, phát triển hài hòa, không gian sinh thái, văn hóa - lịch sử, không gian xanh, đô thị hiện đại và là biểu tượng mới của Hà Nội.

tm-img-alt

Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Thanh phát biểu khai mạc. Nguồn hanoimoi.vn

Theo TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, khu vực hai bên sông Hồng luôn được chú trọng. Qua 7 lần quy hoạch Thủ đô, đã có những điều chỉnh trong khai thác tiềm năng, phát triển sông Hồng. Nếu như quy hoạch chung năm 1992 mới định hướng về an toàn dân cư, an toàn thoát lũ, thì đến quy hoạch chung năm 1998 đã có định hướng khai thác quỹ đất hai bên sông. Quy hoạch chung 2011 đã xác định sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm, nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giá trị lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của Thủ đô... Năm 2022, thành phố phê duyệt quy hoạch phân khu sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quy mô 11.000ha thuộc địa giới hành chính của 55 xã, phường, thuộc 13 quận, huyện.
Quy hoach bo song Hong voi su phat trien ben vung cua Thu do-Hinh-2
TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm trình bày tham luận. Nguồn hanoimoi.vn

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, cần chú ý đến những thách thức trong tổ chức thực hiện. Đó là phải bảo đảm an toàn thoát lũ. Với đặc thù của sông và biến đổi khí hậu, rất cần có bổ sung nghiên cứu đồng bộ các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, mối liên kết vùng và khoa học - công nghệ để thích ứng với biến đổi thế sông, an toàn dòng chảy và bền vững cho các công trình xây dựng. Ngoài ra, cũng rất cần có sự trao đổi để kế thừa những kinh nghiệm từ những dự án được đề cập hai bên sông Hồng nhưng chưa triển khai vì lý do cả chủ quan và khách quan. Đặc biệt, cần kêu gọi đầu tư gắn với chính sách đặc thù để tạo nguồn lực đột phá.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Kính, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật phường Khương Mai cho rằng, bản quy hoạch tốt là phải khai thác được cao nhất tiềm năng của tài nguyên cho mục tiêu phát triển bền vững. Muốn vậy, quy hoạch phải giải quyết thành công việc quản lý chính quy hoạch đó. Đối với quy hoạch sông Hồng, phải thể chế hóa, hoặc cao hơn là luật hóa yêu cầu mặt nước và mặt đất phải được quản lý, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể quản lý đối với đối tượng được giao quản lý. Cần có quy định về trách nhiệm của cấp duyệt quy hoạch, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch (thời gian kiểm tra, mức độ kiểm tra, tiến độ thực hiện kèm theo chế tài xử phạt...) để loại bỏ tình trạng “quy hoạch trên giấy”. Cuối cùng, phải bảo đảm tính công khai, minh bạch của toàn bộ quá trình xây dựng, xem xét phê duyệt quy hoạch cho đến các bước thực hiện quy hoạch đó.

Kết luận hội thảo, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội Bùi Thị An hoan nghênh các đề xuất, kiến nghị tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học với thành phố và cho biết sẽ tổng hợp để gửi tới các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu.

Theo Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được phê duyệt, Hà Nội sẽ nghiên cứu điều chỉnh xây dựng phát triển đô thị hài hòa hai bên sông, trong đó lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm. Đây là quan điểm mới trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem Thêm

Gia Lai: Góp ý Dự thảo Báo cáo 03 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU
Liên hiệp hội tỉnh Gia Lai vừa tổ chức buổi góp ý Dự thảo Báo cáo sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về“Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế và nâng cao độ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khi hậu của tỉnh giai đoạn 2021-2030”.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
Đắk Lắk: Góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi của Bộ Tài chính
Ngày 19/8, Liên hiệp hội Đắk Lắk đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn, phản biện, góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Bắc Giang: Hồ sơ điều chỉnh Bảng giá đất giai đoạn 2022-2024
Ngày 12/8/2024, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện Hồ sơ Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quyết định số 72/2021/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định Bảng giá đất giai đoạn 2022-2024 tỉnh Bắc Giang. TS. Ngô Chí Vinh, Chủ tịch Liên hiệp hội Bắc Giang chủ trì Hội thảo
Phú Thọ: Chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp
Ngày 09/8/2024, Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. ThS. Khổng Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ; TS. Trần Thị Hằng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đồng chủ trì hội thảo.

Tin mới

Vĩnh Long: 42 mô hình, sản phẩm đoạt giải Cuộc thi lần thứ 13
Sáng ngày 14/9/2024, tại hội trường Tỉnh ủy Vĩnh Long, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội tỉnh) phối hợp với Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ Tổng kết trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long lần thứ 13,năm học 2023-2024 và phát động Cuộc thi lần thứ 14, năm học 2024-2025.
An Giang: Tuyên truyền, triển khai Cuộc thi và Hội thi trong địa bàn của tỉnh
Trong thời gian từ 02/8 -13/9, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tuyên truyền và phổ biến thông tin về Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên - Nhi đồng năm 2024 (Cuộc thi) và Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật 2024-2025 (Hội thi) tại 11 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'
Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng trao Biểu trưng Trí thức KH&CN tiêu biểu tới các trí thức cao tuổi
Sáng ngày 11/9, TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA đã tới thăm và trao Biểu trưng Trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024 tới một số các trí thức KH&CN tiêu biểu năm 20024 vì lý do sức khỏe đã không tham dự được Lễ tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024 diễn ra vào ngày 28/8/2024.
VUSTA kêu gọi toàn hệ thống ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại bởi thiên tai và lũ lụt, vào sáng ngày 13/9, VUSTA đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tham dự buổi lễ có các đồng chí Thường trực ĐCT VUSTA, đại diện các Hội thành viên, các TC KH&CN trực thuộc, các tổ chức CĐ, ĐTN trong hệ thống, cán bộ công chức người lao động CQ TW VUSTA.
Sơn La: Ông Phạm Văn Chung tái đắc cử Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh khoá III
Ngày 12/9, Hội Luật gia tỉnh Sơn La đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 – 2029. PCT hội Luật gia Việt Nam Trần Đức Long, đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh và 68 đại biểu đại diện cho 289 hội viên của Hội Luật gia tỉnh Sơn La tam Đại hội.
Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế cho các hội thảnh viên và tổ chức trực thuộc trong hệ thống VUSTA
Ngày 09/9/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế cho các hội thành viên và các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc khu vực phía Nam”.