Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 24/12/2014 22:16 (GMT+7)

"Đôi tay vàng" của ngành phẫu thuật cột sống Việt Nam

Hàng ngày, giờ làm việc của PGS Nguyễn Văn Thạch tại Khoa Phẫu thuật Cột sống của Bệnh viện Việt Đức bắt đầu từ 6h45. Buổi sáng, ông thường cùng với khoảng hơn 10 bác sỹ của Khoa đi thăm khám và trực tiếp chẩn đoán những ca bệnh nặng. Thạc sỹ Đinh Ngọc Sơn, bác sỹ của Khoa Phẫu thuật Cột sống cho tâm sự: “Với những bác sỹ trẻ như chúng tôi, được theo chân PGS Thạch để học hỏi kinh nghiệm chẩn đoán bệnh và được PGS truyền nghề là quý báu lắm”.

Hôm chúng tôi đến tình cờ đúng lúc PGS Nguyễn Văn Thạch và các bác sĩ của Khoa Phẫu thuật Cột sống đang có buổi hội chẩn trực tuyến với các GS đầu ngành của Mỹ và Hàn Quốc để chẩn đoán một trường hợp bệnh nhân bị chấn thương cột sống hiếm gặp trên thế giới. Tại phiên hội chẩn trực tuyến này, những ý kiến của PGS Thạch được các đồng nghiệp ở Mỹ đánh giá cao về phương pháp điều trị. Được biết, hàng tuần, Khoa Phẫu thuật Cột sống do ông phụ trách có hai cuộc hội chẩn trực tuyến với các GS hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc để trao đổi về phương pháp điều trị cho các ca chấn thương cột sống nghiêm trọng của mỗi nước. 

doi12
Buổi chẩn đoán trực tuyến giữa PGS.TS Nguyễn Văn Thạch vói các Giáo sư hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc.

« PGS.TS Nguyễn Văn Thạch đã ứng dụng thành công nhiều phương pháp chữa bệnh tiên tiến như: điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng sóng cao tần, tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng sinh học có bóng cho bệnh nhân bị xẹp đốt sống do loãng xương.... Đặc biệt, năm 2012, ông là người đầu tiên ở Đông Nam Á ứng dụng thành công robot định vị chính xác trong phẫu thuật cột sống. 

»

Tranh thủ khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi để chuẩn bị cho một ca phẫu thuật mới, PGS Nguyễn Văn Thạch mới có điều kiện trao đổi nhanh với chúng tôi về chuyện nghề, chuyện đời. Ông tâm sự, con đường đến với ngành phẫu thuật cột sống của mình như duyên trời định. Năm 1988, ông được Nhà nước cử đi đào tạo tiến sỹ ở Đức về lĩnh vực y tế. Trong lúc đang phân vân trước sự mênh mông bể học của ngành y thì ông may mắn gặp được ba người thầy là GS Prof, GS Arnol và GS Schweltick. Họ đều là những chuyên gia hàng đầu nước Đức về lĩnh vực phẫu thuật cột sống. Ba người thầy này đã định hướng, giúp đỡ và truyền nghề cho ông trong thời gian ông du học ở phương Tây.

Trong câu chuyện của mình, PGS Nguyễn Văn Thạch luôn nhắc đến cố GS Tôn Thất Bách với lòng kính trọng như một người thầy lớn. Bởi như lời ông kể, vào những năm 90 của thế kỷ trước, ở Việt Nam, các bệnh về cột sống hầu như chưa có phương pháp điều trị riêng nên đều phải xếp chung vào Khoa Chấn thương Chỉnh hình. Vì vậy, khi về công tác ở Bệnh viện Việt – Đức,  GS Tôn Thất Bách có nói với ông: “Chú xem phẫu thuật cột sống có thể phát triển thành một khoa riêng để điều trị cho bệnh nhân được không?”. 

Lời gợi ý của GS Tôn Thất Bách làm ông trăn trở nhiều. Thế rồi một sự kiện trở thành bước ngoặt trong cuộc đời của PGS Nguyễn Văn Thạch, đó là vào năm 2004 ông gặp trường hợp chị Nguyễn Thị Ánh quê ở Thanh Hóa bị vẹo cột sống do bẩm sinh đến 110 độ. Đây là một trường hợp bị vẹo cột sống rất hiếm gặp trong lịch sử y học thế giới, bởi độ vẹo quá lớn, lên tới 110 độ, tức cột sống của bệnh nhân không thẳng như bình thường mà cong gần như vuông góc. Từ những kiến thức đã tích lũy cộng với sự động viên của GS Tôn Thất Bách, ông và các cộng sự đã quyết định dùng phương pháp phẫu thuật để chữa trị cho bệnh nhân này.

Sau 10 tiếng phẫu thuật căng thẳng, ca mổ thành công mỹ mãn. Sau khi mổ, bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn thể lực và cột sống được nắn thẳng như người bình thường, không những thế còn giúp cho Nguyễn Thị Ánh cao thêm 8 phân so với thời điểm chưa phẫu thuật. Từ thành công này, cộng với nỗ lực của bản thân về vấn đề đào tạo nhân sự, đến năm 2007, Khoa Phẫu thuật Cột sống của Bệnh viện Việt Đức chính thức ra đời và nhanh chóng trở thành địa chỉ tin cậy cho các bệnh nhân bị các vấn đề về cột sống ở Việt Nam.

doi13
PGS.TS Nguyễn Văn Thạch được giới y khoa tôn vinh là người có "đôi tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật cột sống ở Việt Nam.

doi14
Vào 7h sáng hàng ngày, PGS.TS Nguyễn Văn Thạch chủ trì buổi họp giao ban chuyên môn với các bác sỹ Khoa Phẫu thuật Cột sống.

doi15
Sau đó ông trực tiếp đi thăm khám cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện.

doi16
Ngoài việc thăm khám cho bệnh nhân, ông còn truyền lại kinh nghiệm cho các bác sỹ trẻ.

doi17
PGS.TS Nguyễn Văn Thạch cùng các cộng sự ở Khoa Phẫu thuật Cột sống chẩn đoán một trường hợp bị tổn thương cột sống qua phim.

doi18
Phương pháp phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm được PGS.TS Nguyễn Văn Thạch đưa vào chữa trị mang lại hiệu quả cao.

doi19
PGS.TS Nguyễn Văn Thạch trực tiếp chỉ huy và mổ chính các trường hợp bị chấn thương cột sống nghiêm trọng.

Theo lời đề nghị của chúng tôi, PGS Nguyễn Văn Thạch và Ban Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã đồng ý để chúng tôi được mục sở thị một ca mổ nội soi cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm do ông và các công sự tiến hành. Trong suốt quá trình mổ, ông không chỉ thể hiện sự thuần thục qua từng động tác phẫu thuật mà còn thường xuyên ân cần trò chuyện, hỏi han người bệnh về gia đình, cuộc sống. Hình như ông đang muốn tạo niềm tin và truyền thêm sức mạnh cho bệnh nhân của mình, giúp họ vượt qua ca mổ đầy căng thẳng.

Trong phòng thay đồ sau ca mổ, đưa tay gạt những giọt mồ hôi trên trán, PGS Nguyễn Văn Thạch bảo rằng: “Mỗi ca mổ là một tình huống khác nhau. Mình là đầu tàu của cả kíp mổ, nếu không tạo niềm tin cho tất cả mọi người, kể cả bệnh nhân thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn”. 

Được biết, mỗi ngày, PGS Nguyễn Văn Thạch thường trực tiếp tiến hành từ 4 – 6 ca mổ. Ngoài thời gian làm việc ở bệnh viện, ông còn tham gia giảng dạy ở Khoa sau Đại học của Đại học Y Hà Nội. Nói về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, ông quan niệm rằng, một bác sĩ giỏi cũng chỉ chữa được cho một người bệnh, còn đào tạo được 5 hay 10 bác sĩ thì sẽ có thêm 5 đến 10 người dân được chữa khỏi bệnh. Chính vì thế mà PGS Nguyễn Văn Thạch đã đào tạo được nhiều thế hệ bác sĩ trẻ trưởng thành, góp phần đưa Khoa Phẫu thuật Cột sống của Bệnh viện Việt Đức trở thành trung tâm phẫu thuật cột sống hàng đầu của Việt Nam. Với những đóng góp lớn cho ngành y, PGS Nguyễn Văn Thạch đã vinh dự được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý như: Thầy thuốc Nhân dân, Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba và Danh hiệu đột phá vì cộng đồng trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ 11 do Báo Lao Động và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức năm 2014.../.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.