Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005
II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT, NHIỆM VỤ VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2001 - 2005Bước vào kế hoạch 5 nǎm đầu tiên của thế kỷ mới, tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với nhiều khó khǎn, thách thức lớn.
Thế và lực của nước ta mạnh hơn nhiều so với trước. Chính trị - xã hội tiếp tục ổn định; quan hệ sản xuất được đổi mới phù hợp hơn; thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành cóhiệu quả. Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách phù hợp đang phát huy trong phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Nǎng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo ra tiền đề cần thiết cho bước phát triển mới. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Quan hệ kinh tế, ngoại giao của nước ta đã đượcmở rộng trên trường quốc tế.
Nǎm 2000, nền kinh tế đã bắt đầu lấy lại được nhịp độ tǎng trưởng tương đối khá, tạo đà phát triển trong những nǎm tiếp theo.
Tuy vậy, trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém, quy mô sản xuất nhỏ bé, các cân đối nguồn lực còn hạn hẹp; mức thu nhập và tiêu dùng của dâncư thấp, chưa đủ tạo sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trường. Lĩnh vực xã hội tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Cải cách hành chính tiến hành còn chậm.
Cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học; xu thế toàn cầu hoá; khả nǎng ổn định và phục hồi của nền kinh tế khu vực và thế giới trongthập kỷ tới có những tác động tích cực, tạo điều kiện cho nước ta mở ra khả nǎng hợp tác kinh tế, khai thác lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tốt hơn nội lực, tạo thành sứcmạnh tổng hợp phát triển đất nước. Đồng thời cũng có những yếu tố không thuận, tǎng sức ép cạnh tranh đối với nền kinh tế nước ta.
Vấn đề đặt ra là phải phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc, đặc biệt là trí tuệ và kỹ nǎng lao động của người Việt Nam, nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, khắc phục những khó khǎn, yếu kém,tận dụng mọi thuận lợi và thời cơ để phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu
Kế hoạch 5 nǎm 2001 - 2005 thể hiện các quan điểm phát triển và mục tiêu chiến lược 10 nǎm tới mà nội dung cơ bản là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất,vǎn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến nǎm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, nǎng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng,tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tǎng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 nǎm 2001 - 2005 là:
Tǎng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việclàm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục tǎng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
Mục tiêu tổng quát nêu trên được cụ thể hoá thành định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
1.1.Phấn đấu đạt nhịp độ tǎng trưởng kinh tế bình quân hàng nǎm cao hơn 5 nǎm trước và có bước chuẩn bị cho 5 nǎm tiếp theo.
1.2.Phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo; củng cố kinh tế tập thể; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tǎng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tǎng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm.
1.3.Tǎng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Đầu tưthích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khǎn.
1.4.Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tǎng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài.Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phương và đa phương.
1.5.Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ, tǎng tiềm lực và khả nǎng tài chính quốc gia, thực hành triệt để tiết kiệm; tǎng tỷ lệ chi ngân sách dành cho đầutư phát triển; duy trì ổn định các cân đối vĩ mô; phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
1.6.Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triển khai thực hiện chươngtrình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại; từng bước phát triển kinh tế tri thức.
1.7.Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc: tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn; cải cách cơ bản chế độ tiền lương; cơ bản xoá đói,giảm nhanh hộ nghèo; chǎm sóc tốt người có công; an ninh xã hội; chống tệ nạn xã hội. Phát triển mạnh vǎn hoá, thông tin, y tế và thể dục thể thao; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhândân.
1.8.Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, đổi mới và nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng. Thực hiện tốt dân chủ, nhất là dân chủ ở xã, phường và các đơnvị cơ sở.
1.9.Thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh; bảo đảm trật tự kỷ cương trong các hoạt động kinh tế, xã hội.
2. Các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội chủ yếu.
2.1.Các chỉ tiêu kinh tế:
- Tổng GDP nǎm 2005 gấp 2 lần so với nǎm 1995. Tốc độ tǎng trưởng GDP bình quân hàng nǎm thời kỳ 5 nǎm 2001-2005 là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tǎng 4,3%, công nghiệp và xây dựng tǎng 10,8%,dịch vụ tǎng 6,2%.
- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tǎng 4,8%/nǎm.
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tǎng 13%/nǎm.
- Giá trị dịch vụ tǎng 7,5%/nǎm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tǎng 16%/nǎm.
Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến nǎm 2005 dự kiến:
- Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20 - 21%.
- Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38 - 39%.
- Tỷ trọng các ngành dịch vụ 41 - 42%.
2.2.Các chỉ tiêu xã hội:
- Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 80%, tỷ lệ học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi đạt 45% vào nǎm 2005.
- Tiếp tục củng cố và duy trì mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học. Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng nǎm 0,5%o; tốc độ phát triển dân số vào nǎm 2005 khoảng 1,22%.
- Tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động, bình quân 1,5 triệu lao động/nǎm; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào nǎm 2005.
- Cơ bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào nǎm 2005.
- Đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước.
- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 22 - 25% vào nǎm 2005.
- Nâng tuổi thọ bình quân vào nǎm 2005 lên 70 tuổi
- Cung cấp nước sạch cho 60% dân số nông thôn.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ VÙNG
Cǎn cứ vào định hướng phát triển của chiến lược, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và vùng trong kế hoạch 5 nǎm tới là:
1.Định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm nǎng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từngvùng, từng địa phương. Ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hìnhthành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn.
Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơi còn đất hoang hoá chưa được sử dụng, phân bố lại lao động dân cư; giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với sản xuất.
Phát triển mạnh ngành, nghề và kết cấu hạ tầng ở nông thôn, tạo thêm việc làm mới để chuyển lao động nông nghiệp sang làm ngành, nghề phi nông nghiệp, nâng cao đời sống của dân cư nông thôn. Phấn đấuđến nǎm 2005 thu nhập bình quân của nông dân gấp 1,7 lần so với hiện nay; không còn hộ đói, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo.
Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tǎng nǎng suất và tǎng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao. Sản lượng lương thực có hạt nǎm 2005 dự kiến 37 triệu tấn, bảo đảm an ninh lươngthực quốc gia.
Tập trung phát triển các cây công nghiệp chủ lực có khả nǎng cạnh tranh như cao su, cà phê, chè, điều. Ngoài ra cần đặc biệt chú trọng phát triển các loại rau quả và các sản phẩm đặc trưngkhác.
Phát triển chǎn nuôi, dự kiến nǎm 2005, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 2,5 triệu tấn. Hướng chính là tổ chức lại sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chǎn nuôi quy mô lớn; đầu tưcải tạo đàn giống, tǎng cường công tác thú y; chế biến thức ǎn chǎn nuôi; phát triển đàn bò thịt, sữa và các cơ sở chế biến thịt, sữa; tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng. Tǎng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng. Trồng mới 1,3 triệu ha rừng tập trung, nâng độche phủ rừng lên khoảng 38 - 39% vào nǎm 2005; hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dân vùng núi.
Phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý. Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thuỷ sản, xây dựng vùng nuôi, trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biếnchất lượng cao, đẩy mạnh nuôi tôm xuất khẩu theo phương thức tiến bộ, bảo vệ môi trường. Xây dựng đồng bộ công nghiệp khai thác cả về đội tàu, cảng, bến cá, đóng và sửa tàu thuyền, dệt lưới, dịch vụhậu cần, an toàn trên biển. Phấn đấu đạt sản lượng thuỷ sản nǎm 2005 vào khoảng 2,4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu thuỷ sản khoảng 2,5 tỷ USD.
Phát triển mạng lưới thuỷ lợi, bảo đảm cải tạo đất thâm canh, tǎng vụ và khai thác các vùng đất mới. Hoàn thành xây dựng các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ ở miền Trung như hệ thốngthuỷ lợi sông Chu; hệ thống thuỷ lợi Bang (Quảng Bình); thuỷ điện, thuỷ lợi Rào Quán (Quảng Trị); hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế); hồ Định Bình (Bình Định). Khởi công xây dựng thuỷ điện sông Ba Hạ kếthợp với phòng chống lũ đồng bằng Tuy Hoà (Phú Yên). Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển và các công trình ngǎn mặn, thuỷ lợi cho nuôi, trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Kiên cố hoá các tuyếnđê xung yếu; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương. Phấn đấu đến nǎm 2005, đưa nǎng lực tưới lên 6,5 triệu ha gieo trồng lúa và 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp (tǎng 60 vạnha).
Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, tiếp tục đầu tư xây dựng đường giao thông đến hơn 500 xã hiện chưa có đường ô tô đến trung tâm, mở rộng mạng lưới cung cấp điện, thực hiện tốtchương trình quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, đến nǎm 2005 có 60% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vựcdịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, trao đổi nông sản hàng hoá ở nông thôn,... tǎng nhanh việc làm cho khu vực phi nông nghiệp. Tiếp tục chương trình xoá đói giảm nghèo, chú trọng phát triển các đô thịnhỏ, các điểm bưu điện, vǎn hoá ở làng, xã, các trung tâm vǎn hoá cụm xã. Đảm bảo an toàn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở nông thôn.
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tǎng bình quân 4,8%/nǎm. Đến nǎm 2005, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 75 - 76% giá trị sản xuất toàn ngành; lâm nghiệp khoảng 5 - 6%; thuỷ sản khoảng 19 -20%.
2. Định hướng phát triển công nghiệp.
Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp.
Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nôngthôn.
Xây dựng có lưa chọn, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, và hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất: dầu khí, luyện kim (thép, alumin, nhôm, kim loại quý hiếm...), cơkhí, điện tử, hoá chất cơ bản...
Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Phát triển một số cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết.
Kết hợp hài hoà giữa phát triển công ngniệp đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu; có những biện pháp bảo hộ hợp lý, bảo đảm công nghiệp phát triển với khả nǎng cạnh tranh cao, thúc đẩy công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ; chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp định hướng chung và lợi thế củatừng vùng, từng địa phương; trước hết, tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp tǎng bình quân 13%/nǎm.
Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp:
Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, phát triển mạnh theo hướng đầu tư công nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm đủ khả nǎng cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài; chú trọng cácmặt hàng như chế biến thuỷ sản, chế biến lương thực, thịt, sữa, đường mật, nước giải khát, dầu thực vật....
Phấn đấu đến nǎm 2005 đạt 8 - 10 lít sữa/người/nǎm và đưa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa gấp 2 lần so với nǎm 2000, nâng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước lên 20%. Tiếp tục quy hoạch phát triểnđồng bộ ngành mía đường cả về vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến; dự kiến sản lượng đường mật các loại bình quân đầu người vào nǎm 2005 khoảng 14,4kg. Chú trọng đầu tư sản xuất dầu thực vật, pháttriển các cơ sở chế biến rau, quả gắn với phát triển vùng nguyên liệu.
Ngành giấy, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất giấy hiện có, nghiên cứu xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất bột giấy và giấy để có thể tǎng công suất thêm 20 vạn tấn, trong đó có nhà máy bột giấy ởKon Tum công suất 13 vạn tấn/nǎm, đưa tổng nǎng lực sản xuất lên 60 vạn tấn và đạt sản lượng 50 vạn tấn vào nǎm 2005.
Ngành dệt may và da giày, chú trọng tìm kiếm và mở thêm thị trường trong nước và nước ngoài. Tǎng cường đầu tư, hiện đại hoá một số khâu sản xuất, tập trung đầu tư sản xuất sợi, dệt, thuộc da; chútrọng phát triển nguồn bông và khai thác nguồn da các loại, tǎng phần sản xuất trong nước về các nguyên liệu và phụ liệu trong ngành dệt may và da giày để nâng cao giá trị gia tǎng các sản phẩm xuấtkhẩu. Đến nǎm 2005, đạt sản lượng 2,5 - 3 vạn tấn bông xơ, 750 triệu mét vải, nâng sản lượng giày dép lên trên 410 triệu đôi.
Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, viễn thông, thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá những cơ sở sản xuất điện tử đã có, xây dựng một số cơ sở mới để đáp ứng nhucầu trong nước, giảm dần nhập khẩu và tǎng dần xuất khẩu; tǎng nhanh tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Tập trung đầu tư và có chính sách để phát triển mạnh công nghiệp phần mềmphục vụ nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu, đưa giá trị sản phẩm phần mềm đạt trên 500 triệu USD vào nǎm 2005, trong đó xuất khẩu khoảng 200 triệu USD.
Ngành cơ khí, tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, hiện đại hoá một số khâu then chốt trong chế tạo, chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu, đặc biệt là cácloại tàu có trọng tải lớn. Tǎng khả nǎng chế tạo các dây chuyền thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ cho công nghiệp chế biến; nông cụ và máy nông nghiệp; các loại thiết bị cho các cơ sở công nghiệp vừa vànhỏ; phương tiện vận tải, máy công cụ, máy xây dựng, cơ khí tiêu dùng. Phát triển một số lĩnh vực hiện đại như cơ điện tử; từng bước đưa ngành cơ khí thành ngành công nghiệp mạnh, đáp ứng khoảng 25%nhu cầu chế tạo thiết bị cho nền kinh tế và nội địa hoá khoảng 70-80% các loại phụ tùng xe máy và 30% phụ tùng lắp ráp ôtô.
Ngành dầu khí, tiếp tục tìm nguồn vốn hợp tác thǎm dò, tìm kiếm khai thác để tǎng thêm khả nǎng khai thác dầu khí. Sản lượng khai thác đầu nǎm 2005 đạt 27 - 28 triệu tấn qui đổi. Đẩy mạnh công tácphát triển mỏ và xây dựng đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn để đưa vào vận hành nǎm 2002; nhà máy lọc dầu số 1 đưa vào vận hành nǎm 2004 nhằm đạt sản lượng 6 triệu tấn xǎng, dầu và các sản phẩm dầu vàonǎm 2005. Ngoài ra, sẽ tiến hành một số công tác chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy lọc dầu số 2, đường ống dẫn khí và cơ sở chế biến, sử dụng khí ở khu vực Tây Nam, ở đồng bằng sông Hồng. Tận dụngkhả nǎng để đầu tư ra nước ngoài nhằm phát triển lâu dài ngành dầu khí nước ta.
Ngành điện, sản lượng điện phát ra nǎm 2005 khoảng 44 tỷ KWh, tǎng bình quân 12%/nǎm, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, nông nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ và phục vụ dân sinh.
Trong 5 nǎm tới, công suất nguồn điện tǎng thêm khoảng 5.200 MW, đến nǎm 2005 tổng công suất nguồn điện khoảng 11.400 MW, trong đó thủy điện chiếm 40%, nhiệt điện khí trên 44%, nhiệt điện than trên15%,.... Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống tải điện. Tích cực chuẩn bị cho công trình thuỷ điện Sơn La, phấn đấu tạo đủ điều kiện để khởi công xây dựng trong kế hoạch 5 nǎm này.
Ngành than, mở rộng thị trường tiêu thụ than trong và ngoài nước để tǎng nhu cầu sử dụng than, bố trí sản xuất than hợp lý giữa cung và cầu. Thực hiện chủ trương đầu tư có trọng điểm, đổi mới côngnghệ, nâng cao tính an toàn trong sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân ngành than. Dự kiến sản lượng than nǎm 2005 khoảng 15 - 16 triệu tấn.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xi mǎng để đưa vào khai thác trong 5 nǎm tới; nghiên cứu xây dựng mới một vài nhà máy xi mǎng để tǎng thêm 8 - 9 triệu tấn công suất. Đến nǎm 2005 dự kiến tổngcông suất đạt trên 24,5 triệu tấn. Phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác như tấm lợp, gạch, ngói, khai thác và chế biến đá granit, sản xuất các thiết bị trang trí nội thất... để phụcvụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ngành hoá chất phân bón, nghiên cứu các điều kiện để sớm khởi công xây dựng nhà máy sản xuất DAP công suất 33 vạn tấn phân diamon phốt phát; tǎng nǎng lực khai thác và tuyển quặng apatít lên 76 vạntấn/nǎm, đưa tổng nǎng lực sản xuất phân lân các loại đến nǎm 2005 khoảng 2,2 triệu tấn. Triển khai xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm từ khí để có thể huy động một phần công suất vào nǎm 2004. Tíchcực thực hiện các công tác chuẩn bị để sớm khởi công xây dựng nhà máy sản xuất đạm đi từ khí hoá than, gối đầu công suất cho 5 nǎm sau. Dự kiến sản lượng phân urê nǎm 2005 vào khoảng 80 - 90 vạntấn.
Nâng cao nǎng lực sản xuất một số hoá chất cơ bản như xút, sôđa; đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm cao su, trong đó sản lượng lốp ô tô, máy kéo đạt 1,2 triệu bộ/nǎm.
Ngành thép, tiếp tục triển khai đầu tư chiều sâu các cơ sở luyện và cán thép hiện có. Đầu tư xây dựng mới 1 - 2 cơ sở sản xuất phôi thép, nâng nǎng lực sản xuất phôi từ 40 vạn tấn nǎm 2000 lên 1 -1,4 triệu tấn nǎm 2005. Xây dựng nhà máy cán thép nguội và nhà máy cán thép nóng để sản xuất thép tấm, thép lá. Nghiên cứu và chuẩn bị xây dựng cơ sở luyện thép liên hợp từ quặng trong nước và nhậpkhẩu. Sản lượng thép cán các loại nǎm 2005 vào khoảng 2,7 triệu tấn.
Khai thác và chế biến các loại khoáng sản, phát triển công nghiệp khai thác bôxit, luyện alumin và chế biến nhôm theo 1 trong 2 phương án: sản xuất 300 nghìn tấn/nǎm alumin để điện phân 75 nghìn tấnnhôm sử dụng trong nước; sản xuất 1 triệu tấn alumin cho xuất khẩu, giai đoạn sau nâng lên 3 triệu tấn. Đầu tư khai thác và tuyển quặng đồng, khai thác imenhít, đá quý, vàng, đất hiếm; xây dựng nhàmáy luyện kẽm Thái Nguyên, luyện đồng ở Lào Cai.
3. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ.
Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Phát triển thương mại, cả nội thương và ngoại thương, bảo đảm hàng hoá lưu thông thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài. Chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thịtrường nông thôn, thị trường miền núi; tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước. Củng cố thương mại nhà nước; tǎng cường vai trò điều tiết của Nhà nước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trênthị trường tǎng khoảng 11 - 14%/nǎm.
Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành dulịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hoá các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch vǎn hoá, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nângcấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch.
Nâng cao chất lượng, tǎng khối lượng và độ an toàn vận tải hành khách, hàng hoá trên tất cả các loại hình vận tải; có các biện pháp tích cực để giải quyết tốt vận tải hành khách công cộng ở các thànhphố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, phấn đấu để giảm thiểu tai nạn giao thông.... Nâng tỷ lệ thị phần vận tải quốc tế bằng hàng không, đường biển.... Khối lượng luân chuyển hàng hoá tǎng 9 -10%/nǎm. Luân chuyển hành khách tǎng 5 - 6%/nǎm. Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính - viễn thông. Nǎm 2005 mật độ điện thoại đạt 7 - 8 máy/100 dân. Phổ cập dịch vụ điện thoại đến 100% số xã trongtoàn quốc.
Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn pháp luật, dịch vụ trí tuệ, tin học, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ y tế giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao....
Tốc độ tǎng trưởng bình quân giá trị gia tǎng các ngành dịch vụ trên 7,5%/nǎm.
6. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Giáo dục. Định hìnhquy mô giáo dục và đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhất là cơ cấu cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các cấp.
Củng cố và duy trì thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; xây dựng thêm trường học ở các cấphọc phổ thông, bảo đảm số học sinh trong lớp ở từng cấp học theo tiêu chuẩn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đưa số học sinh trung học tǎng 7%/nǎm.
Xây dựng hoàn chỉnh, phát triển các trường đại học và cao đẳng theo mạng lưới hợp lý để hình thành một số trường đại học có chất lượng đào tạo ngang tầm với những trường đại học có chất lượng caotrong khu vực.
Số học sinh tuyển mới vào đại học và cao đẳng tǎng 5%/nǎm. Đặc biệt chú trọng đào tạo chất lượng cao một số ngành công nghệ, kinh tế và quản lý nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhân lực và nhân tài củađất nước.
Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao. Gắnviệc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với hệ thống các trường đào tạo nghề. Phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trên địa bàn cả nước; mở rộng các hình thứcđào tạo nghề đa dạng, linh hoạt, nǎng động.
Số học sinh công nhân kỹ thuật tǎng 11 - 12%/nǎm.
Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức giáo dục; xây dựng hệ thống giáo dục nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đời theo hướng thiết thực, hiện đại, gắn chặt với yêu cầu của xãhội. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để bảo đảm sự nghiệp giáo dục phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho đất nước phát triển nhanh vàbền vững. Ngǎn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục, xây dựng một nền giáo dục lành mạnh.
Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá phát triển hoá giáo dục và đào tạo. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh hợp tác quốctế về phát triển giáo dục và đào tạo. Chủ động dành một lượng kinh phí thích đáng của ngân sách để tǎng nhanh số học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh được đào tạo ở một số nước phát triển.
7. Định hướng phát triển khoa học và công nghệ.
Trong 5 nǎm tới cần tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoahọc và công nghệ vào tǎng trưởng trong từng ngành, từng sản phẩm, từng lĩnh vực và từng vùng kinh tế.
Khoa học xã hội và nhân vǎn tập trung nghiên cứu những luận cứ cho việc tạo động lực phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới sâu rộng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vǎn minh, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Khoa học tự nhiên chú trọng nghiên cứu cơ sở khoa học cho sự phát triển các lĩnh vực công nghệ trọng điểm và khai thác các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, dự báo, phòng tránh, giảm nhẹ hậuquả thiên tai.
Việc đổi mới công nghệ sẽ hướng vào chuyển giao công nghệ, tiếp thu, làm chủ những công nghệ mới; đặc biệt lựa chọn những công nghệ cơ bản, có vai trò quyết định đối với nâng cao trình độ công nghệcủa nhiều ngành, tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả phát triển của nền kinh tế.
Trong nông nghiệp tập trung nghiên cứu ứng dụng để có bước đột phá về giống cây, con có nǎng suất và giá trị cao; nghiên cứu và đưa vào ứng dụng tốt công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản sau thuhoạch, công nghệ chế biến nông sản.
Trong công nghiệp và xây dựng, tập trung nghiên cứu và ứng dụng nhanh các công nghệ hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao để tǎng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, coi trọng nghiên cứu phát triển lĩnhvực công nghệ thông tin viễn thông, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới.
Tập trung xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, tǎng nǎng lực tiếp thu, làm chủ, thích nghi, cải tiến các công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài trong một số lĩnh vực sảnxuất, dịch vụ, kết cấu hạ tầng, rút ngắn thời gian chuyển giao công nghệ, sớm đưa vào ứng dụng trong sản xuất.
Xây dựng các khu công nghệ cao ở Hoà Lạc và ở thành phố Hồ Chí Minh. Trang bị một số phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới; đưa nhiều cán bộ khoa học và công nghệ điđào tạo tại các nước có khoa học và công nghệ tiên tiến.
9. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội.
Trong 5 nǎm tới, tập trung tạo việc làm và ổn định việc làm cho khoảng 7,5 triệu người, bình quân trên 1,5 triệu người/nǎm; phấn đấu đến nǎm 2005 giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn khoảng5,4% và nâng quỹ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80%.
Phát triển sản xuất, kinh doanh và các loại hình dịch vụ, thực hiện tốt các chương trình kinh tế xã hội, tǎng chất lượng xuất khẩu lao động được xem là những khâu quan trọng trong giải quyết việc làmvà tǎng thu nhập cho người lao động.
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tǎng lao động cho sản xuất công nghiệp, xây dựng từ 16% nǎm 2000 lên 20 - 21% nǎm 2005, lao động trong các ngành dịch vụ từ 21% lên 22-23%. Giảm lao động nông,lâm, ngư nghiệp cả về số tuyệt đối và tỉ trọng từ 63% xuống còn 56 - 57%. Tǎng nhanh lao động kỹ thuật từ 20% nǎm 2000 lên 30% vào nǎm 2005.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo. Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo,xã nghèo với các trung tâm của những vùng khác, nhằm tạo thêm điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khǎn để phát triển. Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạonguồn lực cần thiết để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tǎng nhanh thu nhập. Phấn đấu đến nǎm 2005 về cơ bản không còn hộ đói và chỉ còn khoảng 10% số hộthuộc diện nghèo. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, các huyện đồng bằng miền Trung và các tỉnh Nam Bộ về cơ bản không còn hộ nghèo. Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng táinghèo.
Giảm mức sinh bình quân hàng nǎm 0,5%, tốc độ phát triển dân số vào nǎm 2005 vào khoảng 1,22%; quy mô dân số đến nǎm 2005 khoảng 83 triệu người, trong đó ở nông thôn khoảng 60 triệu, ở thành thịkhoảng 23 triệu; phân bố dân cư hợp lý giữa các vùng; từng bước nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư, hạn chế việc mở rộng chênh lệch mức sống giữa các tầng lớpdân cư và các nhóm xã hội khác nhau, đưa các yếu tố tích cực của dân số vào các kế hoạch phát triển.
Phát động phong trào toàn xã hội bảo vệ chǎm sóc và giáo dục trẻ em. Thực hiện các mục tiêu vì trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 30%o, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổixuống còn 35%o, mở rộng tiêm chủng trẻ em từ 8-10 loại vắc-xin, tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản xuống còn 0,9%o; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 22 - 25% vào nǎm2005; không còn trẻ em bị mù chữ ở tuổi 15; 70% trẻ em được phổ cập trung học cơ sở; 50% cơ sở có điểm vǎn hoá vui chơi cho trẻ em; 80% trẻ em có hoàn cảnh khó khǎn được bảo vệ, chǎm sóc.
Phát triển y tế dự phòng, nâng cao sức hhoẻ cho mọi người, nâng cao thể lực, tǎng sức khoẻ và tuổi thọ của người dân. Cải thiện các chỉ tiêu sức khoẻ, nâng thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam vàtǎng tuổi thọ bình quân lên khoảng 70 tuổi vào nǎm 2005. Phát triển công nghiệp dược phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất thuốc chữa bệnh; bảo đảm 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh được sản xuất từ trongnước với chất lượng cao.
Hoàn chỉnh quy hoạch, củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, có bác sĩ làm việc ở tất cả các trạm y tế xã đồng bằng và trung du, phần lớn các xã miền núi. Tiếp tục củng cố và phát triển thêm bệnhviện ở một số tuyến, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, giải quyết một bước tình trạng thiếu giường bệnh; bảo đảm sự bình đẳng thụ hưởng các dịch vụ về y tế trong các tầng lớp dân cư. Hiện đại hoá một sốbệnh viện đầu ngành, các trung tâm y tế chuyên sâu và một số bệnh viện khu vực.
Từng bước ngǎn chặn và giảm tốc độ phát triển bệnh dịch AIDS. Tập trung sức cho việc phòng trừ và giải quyết trọng điểm tệ nạn xã hội.
Chǎm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dânđịa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên.
Chǎm sóc, giúp đỡ người già không nơi nương tựa, những người tàn tật và những nạn nhân do hậu quả chiến tranh để lại.
Thực hiện cải cách cơ bản tiền luơng. Tiền lương phải cơ bản bảo đảm đủ sống cho người lao động và phù hợp với sự phát triển kinh tế. Trên cơ sở cải cách tiền lương, đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy,tinh giản biên chế.
10. Bảo vệ và cải thiện môi trường.
Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững; tiến tới bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốtvề không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực tối thiểu do Nhà nước quy định. Trước mắt, tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu côngnghiệp, các khu dân cư đông đúc, chật chội ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn. Kiểm soát ô nhiễm và ứng cứu sự cố môi trường do thiên tai lũ lụt gây ra; có kế hoạch cải tạo, khắc phục sự cốô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ, ao, kênh mương... Thực hiện các dự án về cải tạo, bảo vệ môi trường: xây dựng vườn quốc gia, khu rừng cấm, trồng cây xanh, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo tồncác nguồn gen di truyền, xây dựng các công trình làm sạch môi trường.
Đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tiết kiệm và tiết chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được. Tǎng cường kiểm tra và giám sát môitrường trong từng dự án đầu tư và từng quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các vùng lãnh thổ. Áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất ít chất thải, ít gây ô nhiễm môitrường.
Nguồn: http://www.cpv.org.vn/ngày 04-07-2001