Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 13/02/2006 13:44 (GMT+7)

Phúc "muỗi" và luận án sau tiến sĩ tại Oxford

Lấy thân mình nuôi muỗi để nghiên cứu

Năm 90-91 của thế kỷ trước, đang ở những năm cuối cùng của trường ĐH, Phúc chọn cho mình đề tài di truyền muỗi sốt rét với suy nghĩ thật đơn giản: Căn bệnh sốt rét ở Việt Nam đã cướp đi sinh mạng hàng nghìn chiến sĩ thời chiến và người dân. Phải làm điều gì đó...

Một ước mơ mong manh của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết đã đưa anh đến những cánh rừng sâu từ bắc chí nam. Ăn đói mặc rách, nằm làm mồi nhử trong rừng sâu cho muỗi độc đốt để có thể bắt chúng làm thí nghiệm..., chính Phúc đã bị căn bệnh sốt rét làm khổ. Khó có thể nói trong quãng đời khoa học của mình anh sẽ quên đi những lần chết hụt trong gang tấc: Một lần đang trên sông nước thì bị vỡ bè, sinh viên của anh đã nhảy xuống nước, đẩy bè qua sông an toàn; có lần đổ xe suýt mất mạng bên biên giới Việt-Lào, lần bị đuổi đánh do lần mò trong rừng sâu bị hiểu lầm...

Rồi tất cả cũng qua. Nhờ sự kiên trì, nhẫn nại, chàng trai trẻ đã khắc họa được bức tranh đa chiều về con muỗi gây sốt rét ở nước ta và các nước láng giềng. Chừng ấy thời gian, anh đi đi về về giữa hai đất nước, thu mẫu và nghiên cứu tại 36 điểm khác nhau ở Đông Dương và biên giới Việt-Trung. Công việc chẳng phải dễ dàng chút nào khi anh phải cố gắng qua các cửa khẩu hải quan các nước với những con muỗi gây bệnh "chết người" này. Ấy vậy mà hàng nghìn con muỗi đã đi qua biên giới bằng sự khôn khéo, trí thông minh của nhà khoa học trẻ đất Việt để làm nên kết quả của ngày hôm nay.

Các nghiên cứu về muỗi ở các nước khác nhau thường chỉ dùng các phương pháp khác nhau vì chỉ mạnh ở một vài phương pháp nào đó và vì vậy diện mạo của thủ phạm truyền bệnh được mô tả thường không nằm trong một hệ quy chiếu, ở nhiều chỗ, nhiều nơi nên đã đem lại những ngộ nhận kiểu như "thầy bói xem voi" và dẫn đến không chính xác về mặt dịch tễ học. Bài học "chớ thấy lá cong lên thì lại bảo là một loài; thấy lá cụp xuống là nghĩ ngay đó là loài khác" anh đã học được ở GS Phan Đình Diệu.

Chàng trai Việt Nam đã sử dụng hầu hết các phương pháp và phương tiện hiện có, từ phương pháp cổ điển đến phương pháp cập nhật mới nhất. Bốn loài muỗi khác nhau có tập tính khác nhau, thích nghi với những điều kiện địa lý sinh thái khác nhau ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái-lan. Những điều anh tìm thấy sẽ kết thúc nhiều tranh cãi về thành phần véc-tơ truyền bệnh và giúp hoạch định các phương án đối phó hữu hiệu hơn đối với mỗi loài này khi chúng sống xen kẽ nhau ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở Việt Nam.

Tham vọng: Tiêu diệt hoàn toàn muỗi truyền bệnh

Kết quả nghiên cứu của nhà khoa học trẻ Việt Nam đã chinh phục được các giáo sư ở một trường ĐH danh giá như Oxford. Sau khi kết thúc luận án Tiến sĩ, anh được trường này dành cho một vị trí nghiên cứu sau Tiến sĩ vào năm 2002. Anh chỉ có hai ngày nghỉ giữa hai tấm bằng Tiến sĩ và sau Tiến sĩ. Thực chất công việc của anh là công việc của một cán bộ nghiên cứu độc lập nằm trong khuôn khổ một dự án lớn của cả nhóm nghiên cứu. Vừa nghiên cứu vừa tham gia hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh về muỗi (cả muỗi sốt rét và sốt xuất huyết). Cậu trò xưa nay đã lên bậc thầy của các nghiên cứu sinh.

Công việc của anh ngày nay là cố gắng chuyển gene gây chết vào muỗi và tìm hiểu các cơ chế bật tắt nhân tạo hay tự nhiên của di truyền học nhằm điều khiển các gene đó vào quần thể tự nhiên với hy vọng sẽ có ngày tiêu diệt hoàn toàn một loài muỗi truyền bệnh.

Con đường khoa học còn rất dài, ở Việt Nam không có đủ phương tiện để nghiên cứu. Đó cũng chính là lý do anh ở lại nước bạn để làm trọn vẹn ước mơ của một nhà khoa học trẻ Việt Nam. Anh kể, ở xa đất nước là cả một nỗ lực, cha mẹ anh phải hy sinh nhiều. Theo anh, xa Tổ quốc cũng là một hy sinh của các nhà khoa học, nhìn về một khía cạnh nào đó. Thành quả nghiên cứu của anh sẽ từng bước được ứng dụng vào việc tiêu diệt loài muỗi gây sốt rét ở Việt Nam. Đó là niềm tin giúp anh có đủ ý chí để đi về phía trước.

Nguồn: Tiền phong

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.