Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 04/03/2022 10:06 (GMT+7)

Phú Yên:Thầy giáo sáng tạo mô hình Máy lau bảng không bụi

Tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 9 (2020-2021), mô hình giải pháp “Máy lau bảng không bụi LVT.01” của thầy giáo Lê Văn Trung (40 tuổi ở trường Tiểu học và THCS xã Xuân Thọ 2, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên được vào Chung khảo và Ban giám khảo chấm điểm đạt giải Nhì (không có giải Nhất).

Máy lau bảng không bụi LVT.01 (VLT là viết tắt tên tác giả Lê Văn Trung, 01 là đời đầu của máy) với tính năng cơ học, hiệu quả ứng dụng cao để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nhà trường. Máy lau bảng không bụi LVT.01 là một thiết bị cần thiết để thay thế khăn lau bảng truyền thống, nhằm hạn chế tối đa lượng bụi phấn khuếch tán trong không gian lớp học để đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và học sinh- Thầy Lê Văn Trung, chia sẻ.

tm-img-alt

Thầy giáo Lê Văn Trung nhận giải thưởng tại Tổng kết Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 9 (2020-2021

Hướng đến môi trường sạch

Thầy giáo Lê Văn Trung trải lòng: “Lâu nay giáo viên giảng bài vần sử dụng phương pháp truyền thống là dùng phấn viết trên bảng và dùng khăn vải hoặc khăn xốp để lau bảng…tạo ra bụi phấn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên và học sinh trong phòng học. Đặc biệt cho đến nay chưa có nghiên cứu nào sáng chế về máy lau bảng để ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn trường học… từ đó tôi nảy ra ý tưởng sáng tạo ra một mô hình lau bảng nhưng không có bụi”

Được biết ý tưởng sáng tạo mô hình“Máy lau bảng không bụi LVT.01” của thầy Trung không phải những năm gần đây. Ngược lại ý tưởng này bắt đầu từ năm 2016, theo thầy Trung chia sẻ rằng: “Tôi tìm hiểu, vào năm 2016 em Cao Khả Tiến, lớp 11 trường THPT Tam Giang, huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế, có sản phẩm trong lĩnh vực này tại một Hội thi Sáng tạo Thanh Thiếu Niên& Nhi đồng ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên giải pháp đặt chiếc quạt hút ở phía trên chiếc khăn lau và gắn trong chiếc hộp, dùng lực của tay để lau (khăn lau). Giải pháp đó còn nhiều hạn chế, chưa có tính cơ học và ứng vào thực tiễn còn thấp, bởi vì chiếc quạt hút ở giải pháp ấy là quạt hướng trục nhưng cấu tạo chưa đầy đủ bộ phận (còn thiếu phần vỏ quạt), lượng bụi còn tràn ra ngoài trong quá trình lau. Rút kinh nghiệm từ những hạn chế của sản phẩm của học sinh ở Thừa Thiên – Huế, tôi mày mò nghiên cứu sáng tạo sản phẩm mô hình “Máy lau bảng không bụi LVT.01”

Sản phẩm mô hình đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 9 (2020-2021) là ngoài niềm vui cá nhân còn là niềm vui của toàn trường. Mong sao mô hình được áp dụng thực tiễn, vì ngoài việc sử dụng để lau bảng ở các trường học. “Máy lau bảng không bụi LVT.01” còn có thể ứng ựng để lau bụi trên các vật dụng có bề mặt phẳng như bàn, ghế,…Thầy Lê Văn Trung, cho biết thêm.

Mô hình khả thi với thực tiễn

Về cấu tạo chung mô hình sản phẩm “Máy lau bảng không bụi LVT.01” gồm có: Thân máy (dạng hình trụ). Quai xách (tay cầm). Động cơ DC775-80W;  Bộ nguồn; Khung ngoài giữ bụi. Và các chi tiết (gắn liền với thân): Lõi xốp hình trụ, trục quay, thanh chắn xoắn, thanh chắn thẳng, lưỡi gạt (vải jean), quạt li tâm, công tắc, bi trượt d=5mm, ổ lăn φ18.

Về cơ chế hoạt động của “Máy lau bảng không bụi LVT.01” là dựa trên chuyển động cơ học, quay đồng trục của khối xốp hình trụ được gắn trên trục của động cơ DC. Khi khối xốp quay sẽ tạo ra lực cơ học tác động lên bề mặt bảng quét sạch bụi phấn, bụi phấn sẻ được các thanh chắn bên trong máy (thanh xoắn và thanh thẳng) cản lực làm cho phần bụi quăng về phía chân trục quay. Tại chân trục quay có gắn quạt hút li tâm, quạt hút sẽ hút lượng bụi phấn này đi theo đường ống về túi chứa bụi, túi chứa bụi có chức năng chứa lượng bụi mà không cho thoát ra ngoài.  

Về nguyên lý hoạt động:“Máy lau bảng không bụi LVT.01”: Lắp đặt bộ nguồn ở chính giữa cạnh dưới của bảng, độ dài dây nguồn ≥ 1,7m (tính từ bộ biến đến máy) để đảm bảo dịch chuyển máy về hai phía trên mặt bản. Kết nối nguồn điện với máy, bật công tắc nguồn động cơ sẽ hoạt động. Trục máy quay, lõi xốp gắn trên trục quay theo tạo ra       lực áp sát lên mặt bảng lau sạch bụi phấn trên bảng; thanh chắn xoắn cản lực làm cho phần bụi cuốn về phía quạt hút, thanh chắn ngang và lưỡi gạt cản không cho lượng bụi còn lại thoát ra ngoài; cùng lúc đó quạt hút li tâm sẽ hút lượng bụi theo ống dẫn ra ngoài chứa vào túi đựng.    Trong quá trình di chuyển máy trên mặt bảng, viên bi có chức năng trượt để máy di chuyển nhẹ hơn và tránh gây trầy xước bảng.

Máy lau bảng không bụi LVT.01 là dạng sản phẩm cơ học thay thế cho khăn lau bảng xốp truyền thống. Theo tôi tìm hiểu, hiện tại chưa có ai nghiên cứu chế tạo dòng sản phẩm này và trên thị trường chưa có dòng sản phẩm nào tượng tự. Đây chính là tính mới và tính sáng tạo nổi bật của sản phẩm”- Thầy Lê Văn Trung, tự tin cho biết

Thầy giáo Nguyễn Văn Dũng- Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Xuân Thọ 2, phấn khoải đánh giá kết quả đạt giải Nhì của thầy Trung: “Sản phẩm Máy lau bảng không bụi LVT.01 nhằm góp phần giữ sạch không khí trong không gian trong lớp học, giúp bảo vệ sức khỏe cho giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Phú Yên nói riêng và cả nước nói chung” ./.

Xem Thêm

Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.
Máy hốt lúa - Sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật của một nông dân
Đầu tháng 6/2023, Liên hiệp Hội Phú Yên về thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên để “Mục sở thị” chiếc máy hốt lúa của anh Nguyễn Ngọc Trí, Đồng thời, tư vấn để anh Trí tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên, lần thứ 10 (2022-2023) vì nhận thấy đây là mô hình sáng tạo, được mọi người đánh giá cao.
Giải Nhất Hội thi toàn quốc: Tôi đã thất bại mấy lần rồi!
Quê anh ở TX Đông Hòa (Phú Yên). Tốt nghiệp cử nhân Địa lý, trường Đại học KHXH &NV ở TP Hồ Chí Minh năm 2007. Anh đi làm thuê một thời gian tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm củi từ trấu. Năm 2009 anh về làng lập nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất củi đốt bằng việc tái chế vỏ trấu và giàu lên từ sản phẩm này.
Phú Yên: Thầy Nguyễn Lưu Hồng - Người đam mê sáng tạo
Trường cao đẳng Nghề Phú Yên luôn tích cực khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nên nhi đồng (STTN-NĐ), Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh và đạt nhiều giải cao. Trong đó, thầy giáo Nguyễn Lưu Hồng là người có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn sâu đậm cho hoạt động này.
Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nghĩa lớn!
GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.

Tin mới

Thúc đẩy khoa học, công nghệ vì một Việt Nam thịnh vượng, phát triển bền vững
Với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội chính là thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bình Phước: Tìm giải pháp ứng dụng công nghệ mới nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp
Sáng 28/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp ứng dụng vật liệu mới và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp”.
Phú Yên: Hội Làm vườn nỗ lực không ngừng góp phần xây dựng nông thôn mới
Là tổ chức xã hội nghề nghiệp của người nông dân, hoạt động trong phạm vi địa bàn toàn tỉnh. Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, Hội đã bám sát chức năng nhiệm vụ và căn cứ điều kiện cụ thể, cùng với cách tiếp cận phù hợp, đổi mới, sáng tạo, từng bước xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển.
Tham vấn ý kiến các nhà khoa học về Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì hội thảo.
Đêm hội trăng rằm - Ấm tình Vusta
Ngày 26/9, Công đoàn và Chi đoàn cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình vui Tết Trung thu “Đêm hội Trăng rằm - Ấm tình Vusta” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con em của cán bộ, công nhân viên cơ quan.
Đổi mới và sáng tạo hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ
Truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học & công nghệ là nhiệm vụ quan trọng và cũng là thế mạnh của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên, nơi tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm và tâm huyết trong việc truyền bá kiến thức cho cộng đồng, người dân và xã hội.
Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.