Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 16/05/2023 14:21 (GMT+7)

Phú Yên: Thầy Nguyễn Lưu Hồng - Người đam mê sáng tạo

Trường cao đẳng Nghề Phú Yên luôn tích cực khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nên nhi đồng (STTN-NĐ), Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh và đạt nhiều giải cao. Trong đó, thầy giáo Nguyễn Lưu Hồng là người có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn sâu đậm cho hoạt động này.

tm-img-alt

Thầy Nguyễn Lưu Hồng (bìa trái) hướng dẫn HSSV thực hành điều khiển động cơ

Tận tụy, nhiệt huyết

 Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 2001, Nguyễn Lưu Hồng về công tác tại Khoa Điện - Điện lạnh Trường cao đẳng Nghề Phú Yên. Hơn 20 năm gắn bó với nghề, thầy Hồng luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

 Trao đổi về công tác giảng dạy, thầy Hồng cho biết: Tôi luôn phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, sinh viên (HSSV) bằng cách thiết kế bài giảng khoa học, sát đối tượng, tránh nặng nề, quá tải; tăng cường cho HSSV làm việc theo nhóm. Theo sinh viên Huỳnh Trúc Kháng, lớp cao đẳng Điện công nghiệp khóa 21, thầy Hồng dạy học rất dễ hiểu, thầy luôn tận tình hướng dẫn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để SV tiến bộ trong học tập.

 Trong mắt đồng nghiệp, HSSV, thầy Nguyễn Lưu Hồng là người có phẩm chất đạo đức tốt, luôn tâm huyết, tận tụy với nghề. Thầy là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc.

 Cô giáo Trần Thị Thu Tuyền, đồng nghiệp thầy Hồng chia sẻ: Thầy Hồng là người giáo viên mẫu mực, có trách nhiệm cao trong công việc. Thầy rất chịu khó học hỏi, tìm tòi những cách làm hay để truyền đạt kiến thức cho HSSV. Trong các giờ dạy, thầy sử dụng nhiều phương pháp một cách linh hoạt để HSSV nắm vững cả lý thuyết và thực hành nên các em rất hứng thú khi đến tiết giảng của thầy. Ngoài ra, thầy Hồng cũng là người khởi nguồn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa, của trường.

Hết mình vì đam mê nghiên cứu

Không chỉ tận tụy, nhiệt huyết trong giảng dạy, liên tục nhiều năm liền, thầy Hồng còn là thành viên có nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp tỉnh được đưa vào ứng dụng hiệu quả. Điển hình như: đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo xe lăn đa năng phục vụ cho người bệnh và người khuyết tật tại tỉnh Phú Yên”, “Thiết kế, lắp ráp mô hình chuyển đổi nguồn tự động ATS dùng PLC Logo”, “Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong phòng học, cơ quan, đơn vị theo nhiệt độ và ánh sáng”…

 Đặc biệt năm học 2019-2020, trong lúc dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thầy cùng với các đồng nghiệp trong trường cũng đã kịp thời chế tạo “Thiết bị rửa tay sát khuẩn tự động”. Ưu điểm nổi bật của thiết bị này là giúp người dùng tiết kiệm được thời gian, hạn chế việc lây nhiễm dịch bệnh và có thể sử dụng trong mọi môi trường. Thiết bị này được đưa vào sử dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

 Chia sẻ về sáng kiến “Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong phòng học, cơ quan, đơn vị theo nhiệt độ và ánh sáng”, thầy Hồng nói: Hệ thống này được đưa vào sử dụng từ tháng 2/2020 đến nay. Qua sử dụng cho thấy, phòng học khoảng 50m2 có thể bố trí 4 quạt, 8 đèn chiếu sáng, tổng công suất tiêu thụ trong 1 giờ là 620w. Mỗi ngày tiết kiệm 2 giờ sử dụng (khoảng thời gian ra chơi, thời gian kết thúc buổi học) thì số tiền điện tiết kiệm được khá nhiều.

 Năm học 2021-2022, thầy Hồng là thành viên sáng kiến “Thiết kế, chế tạo máy khoan, taro ren tự động”. Sản phẩm được tạo ra từ sự kết hợp giảng dạy thực hành và làm ra sản phẩm. Đây là lợi ích lớn nhất của quá trình đào tạo, vì thông qua sáng kiến này, nhà trường vừa có sản phẩm ứng dụng vừa tạo điều kiện cho HSSV thực hành. Qua đó hun đúc cho người học sự say mê nghiên cứu khoa học, trau dồi tay nghề trước khi tốt nghiệp. Ngoài ra, thầy Hồng cùng với đồng nghiệp còn tham gia nhiều giải pháp tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên đạt kết quả cao, đưa ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

TS Đặng Văn Lái, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề Phú Yên nhận xét: Thầy Hồng là giáo viên gương mẫu, chuyên môn vững vàng. Thầy có nhiều sáng kiến được công nhận và đưa vào ứng dụng, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nhiều năm liền, thầy đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen và 2 lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Thầy cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích trong giáo dục và đào tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Xem Thêm

Tin mới

Nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)
Các ý kiến tại hội thảo đều mong muốn: Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cần hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững cho nền báo chí Việt Nam, trong đó tạp chí khoa học cũng như những người làm báo chí khoa học cần được nhìn nhận như một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của nền báo chí nước nhà.
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy ứng dụng KH&CN, chuyển đổi số, liên kết chuỗi trong phát triển các sản phẩm OCOP
Sáng ngày 21/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo Thực trạng và giải pháp thúc đẩy dứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, liên kết chuỗi trong phát triển các sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực VAC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.
Thái Bình: Tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống
Trong các ngày từ 15/4 – 22/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình đã tổ chức 5 lớp tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống tại một số xã của 2 huyện Kiến Xương và Vũ Thư.
Thảo luận giải pháp đưa bài thuốc, sản phẩm tốt trong Y - Dược cổ truyền Việt Nam đến với cộng đồng
Chiều ngày 20/04, tại Hà Nội, Viện Báo chí và Truyền thông xã hội tổ chức Diễn đàn “Nâng cao giải pháp đưa bài thuốc tốt, sản phẩm tốt trong Y - Dược cổ truyền Việt Nam đến với cộng đồng”. Diễn đàn thuộc Chương trình Y dược cổ truyền Việt Nam: Di sản và Lưu truyền của Viện Báo chí và Truyền thông xã hội.
Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030). Tham dự đại hội có Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch danh dự Tổng hội Cơ khí Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam Đỗ Hữu Hào; bà Nguyễn Tuyết Mai, Đại diện Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Bộ Nội vụ.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai làm Chủ tịch VACPA
VACPA đang phấn đấu trở thành tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp, có uy tín trong khu vực và trên thế giới, tiếp tục triển khai các dự án lớn trong tương lai để gia tăng hiệu quả làm việc của hội viên, nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ kiểm toán, góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới của dân tộc.