Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 19/06/2019 09:10 (GMT+7)

Phú Yên: Học sinh nghiên cứu mô hình ba lô đa năng

Được cử tham dự tại Cuộc Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên, Tôi ấn tượng với một nam học sinh với mô hình chiếc ba lô đa năng. Em mang đến cuộc thi không chỉ sản phẩm mà là 1 thuyết minh khá tốt về sản phẩm dự thi của mình.


Nguyễn Quốc An được nhà trường khen thưởng về thành tích của mình

Đó là em Nguyễn Quốc An, học sinh lớp 12, Trường phổ thông Duy Tân, Tp. Tuy Hòa. Với niềm say mê sáng tạo, em không chỉ sáng tạo chiếc ba lô đa năng mà còn tìm tòi, nghiên cứu, chế tạo ra nhiều sản phẩm gắn liền với thực tiễn, phục vụ cho học tập và cuộc sống.

Tâm sự về quá trình thực hiện sản phẩm của mình, An tâm sự: Từ nhỏ, em đã thích nghiên cứu máy móc, thiết bị công nghệ. Đồ chơi điện tử ba mẹ mua về, em tháo tung ra để tìm hiểu kết cấu bên trong. Năm học lớp 9 Trường THCS Trần Cao Vân (TP Tuy Hòa), em được một thầy giáo truyền cảm hứng sáng tạo khoa học kỹ thuật và định hướng tham gia cuộc thi do Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Tỉnh phối hợp với Sở GD-ĐTvà các đơn vị khác tổ chức. Sản phẩm đầu tay của em là “Gác chắn xe lửa tự động”. Giải pháp này em cùng bạn học nghiên cứu sáng tạo ra và xuất sắc đạt giải Ba cuộc thi cấp tỉnh. Từ đó, đã  tiếp thêm cho em động lực nghiên cứu khoa học.

Năm học lớp 10, em tiếp tục chế tạo sản phẩm “Xe thu gom rác thông minh”. Năm lớp 11, em nghiên cứu “Máy tạo ra nước từ không khí”. Không dừng lại ở đó, năm lớp 12, em tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm chiếc ba lô đa năng. Chia sẻ về sản phẩm của mình, An tâm sự: “Em quan sát thấy các nhà thám hiểm, nhà khoa học, sinh viên, người đi làm thường có thói quen mang ba lô với lỉnh kỉnh đồ dùng, từ đó em  ấp ủ dự định chế tạo ra một chiếc ba lô thông minh, có thể tích hợp nhiều chức năng. Em mất ba tháng để lên mạng tìm hiểu, học về lập trình Arduino, tìm mua các nguyên vật liệu… Cuối cùng, sau nhiều ngày suy nghĩ, em đã chế tạo thành công chiếc ba lô cho riêng mình”.

Theo An, ba lô thông minh của em có một số chức năng nổi bật như: có thể tháo ra, lắp ráp thành một chiếc bàn học, có điện chiếu sáng; có thiết bị đo nhiệt độ không khí; hệ thống định vị, thiết bị báo trộm qua điện thoại, có bánh xe điều khiển di chuyển theo sau chủ… “Em đã dùng thử nghiệm chiếc ba lô này một thời gian và thấy rằng đây là một vật dụng rất hữu ích, đa năng và cần thiết. Một số bạn học đã đặt hàng cho em làm một cái ba lô để sử dụng. Trong tương lai, em sẽ nghiên cứu, đầu tư cho ba lô thêm chức năng như một chiếc phao, có thể nổi trên mặt nước”, Quốc An chia sẻ. Hy vọng với sự đam mê nghiên cứu khoa học, Quốc An sẽ tiếp tục cho ra đời những sản phẩm hữu ích phục vụ cho cuộc sống cộng đồng.

Tác giả bài viết: Thùy Trang

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.