Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 22/07/2021 19:15 (GMT+7)

Phú Yên: Cô giáo Ngọc Trâm đam mê sáng tạo khoa học

Khó có ai nghĩ rằng với dáng người nhỏ nhắn, cô giáo Nguyễn Thụy Ngọc Trâm (36 tuổi) hiện giảng dạy ở Khoa Hóa - Tài nguyên và Môi trường,Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung(thuộc Bộ Công Thương, chi nhánh Phú Yên) có tinh thần đam mê sáng tạo khoa học lĩnh vực Hóa học và tận tâm với sự nghiệp “Trồng người”.

Nguyễn Thụy Ngọc Trâm (thứ 2, bên phải sang) tại Ngày Hội khởi nghiệp quốc gia  học sinh- sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh

Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 8 (2018-2029) cô Ngọc Trâm cùng với đồng nghiệp tham gia dự thi với giải pháp “Nghiên cứu chiết tách polyphenol từ lá chè xanh trồng tại Sơn Hòa, Phú Yên” (cô Nguyễn Thụy Ngọc Trâm, làm Trưởng nhóm)  giải pháp đạt giải Ba, và Hội thi lần thứ  9 (2020-2021) cô Ngọc Trâm sẽ tiếp tục tham gia giả pháp “Nghiên cứu thu nhận Gelatin từ da cá ngừ đại dương”.
Đam mê ngành Hóa học
Qua chia sẻ, được biết Nguyễn Ngọc Thụy Trâm là người “phố thị” (phường 8-Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) ngay từ lớp 9 cô NgọcTrâm đã có thiên hướng đam mê lĩnh vực Hóa học. Đến khi học Trung học phổ thông thì niềm đam mê môn Hóa được bộc lộ hơn… điều đó chứng minh qua các giờ học lý thuyết, điểm số của những bài tập kiểm tra và đặc biệt là  những giờ (tiết) thực hành Hóa học ở phòng thí nghiệm của nhà trường đối với cô Trâm sao chóng hết thời gian.
Cũng theo cô giáo Trâm bộc bạch: “Những năm học Trung học phổ thông, những thầy cô giáo dạy môn Hóa là “thần tượng” của tôi. Đó là động lực để tôi cố gắng thi vào đại học với chuyên ngành Hóa.Cho dù ba, mẹ khuyên nhủ vì thể lực nhỏ nhắn nên chọn ngành nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe”.
Tốt nghiệp THPT, năm 2003 cô Thụy Trâm thi đỗ vào Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng khóa: 03H2B với chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm - sinh học,  Cô Trâm cho biết: “Trong suốt 5 năm học Bách Khoa, tôi luôn yêu thích nghiên cứu Hóa học. Thực tế Hóa học không hề là một bộ môn khô khan nếu chúng ta tìm hiểu và chú tâm nghiên cứu và công trình nghiên cứu khoa học sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi được ứng dụng vào thực tế đời sống”.
Năm 2008, sau khi tốt nghiệp Đại học, để “thử lửa” những kiến thức đã học áp dụng thực tế cho nên cô Trâm đã xin vào làm việc ở Phòng kiểm nghiệm Công ty CP Pymepharco. “ Bước ngoặc” năm 2012 là  cô Ngọc Trâm chọn cho mình nghề “Người đưa đò trí thức” nhân dịp thi tuyển vào trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (nay là Cao đẳng Công Thương miền Trung) tổ chức thi tuyển giáo viên. Bước ngoặt quan trọng ấy đã tạo cơ hội cô Ngọc Trâm thực hiện đam mê nghiên cứu và cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
Không bằng lòng với kiến thức hiện có, với tính cầu tiến và đam mê  lĩnh vực hóa học. Trong thời gian vừa dạy học cô Trâm tranh thủ ôn tập để thi tuyển Cao học, và cô đã trúng tuyển…năm 2016 cô Trâm tốt nghiệp Cao học với chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm.
Để thỏa lòng đam mê nghiên cứu sáng tạo kỹ thuật, trong thời gian giảng dạy ngoài việc tham gia các kỳ Hội thi STKT của tỉnh, cô Ngọc Trâm có 02 công trình nghiên cứu khoa học cấp trường và vinh dự hơn là cô Trâm là thành viên 02 Đề án cấp Bộ (Bộ Khoa học& Công nghệ) về lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Năm học 2019-2020 cô Ngọc Trâm được đạth danh hiệu “ Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở”
Nói về người đồng nghiệp, của mình, TS. Võ Anh Khuê- Trưởng khoa Hóa - Tài nguyên và Môi trường (Trường Cao đẳng Công thương miền Trung) cho biết: “Từ ngày làm giảng viên đến nay, Th.S NgọcTrâm có tinh thần cần cù, luôn là một giáo viên gương mẫu, nhiệt huyết với nghề, yêu thương sinh viên, tận tụy giúp đỡ, hợp tác với đồng nghiệp để làm tốt nhất những phần việc được giao. Điều đáng quý ở cô giáo Trâm là phẩm chất của người làm khoa học: Trung thực, hết mình vì khoa học”.
Hướng đến sản phẩm sinh học
“Nghiên cứu thu nhận Gelatin từ da cá ngừ đại dương”là giải pháp mà cô Ngọc Trâm ấp ủ bấy lâu dường như chỉ “ăn, ngủ” trong phòng thí nghiệm. Không ít lần thực hiện thí nghiệm thất bại, nhưng cô chưa bao giờ muốn bỏ cuộc bởi bên cạnh Ngọc Trâm luôn có sự ủng hộ của gia đình, thầy cô, bạn bè.
Khi được hỏi về đề tài khoa học của mình, cô Trâm hào hứng cho biết: “Gelatin với bản chất là protein được tạo thành từ sự phân giải collagen có trong xương, da, gân, sụn,..các loài động vật có vú và các loài thủy sản. Gelatin ứng dụng trong nhiều ngành ( Y dược, mỹ phẩm, phim ảnh..) Riêng trong ngành công nghệ thực phẩm, Gelatin sử dụng với vai trò là chất kết dính, chất nhũ hóa, chất tạo gel như: Gummy trái cây,Kẹo dẻo,Kẹo ngậm, Sữa chua, Bánh sandwich, Thịt và xúc xích,Các loại thịt đóng hộp…Phú Yên có nguồn lợi cá Ngừ (cá Bò gù) rất lớn, phụ phẩm cá Ngừchủ yếu chế biến thức ăn gia súc giá trị kinh tế thấp. Trong khi đó, da cá chứa một lượng collagen khá lớn, đây là lợi thế đểtôi thực hiện giải pháp”.
 “Nghiên cứu thu nhận gelatin từ da cá Ngừ Đại dương” với mong muốn tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng từ collagen để phục vụ cho sức khỏe và đời sống con người, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngư dân và doanh nghiệp sản xuất, đồng thời cũng góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường”, cô Ngọc Trâm cho biết thêm.
Cô Ngọc Trâm vắn tắt với chúng tôi về quy trình chiết xuất để thu nhận Gelatin từ da cá ngừ đại dương: “Đầu tiên là xử lý da cábằng nước đá lạnh để loại bỏ tạp chất bẩn và được nhúng qua dung dịch Anolyte 50 ppm rồi sau đó đưa vào tủ cấp đông (-30 ÷ -20 0C). Da cá được cắt thành miếng nhỏ 2 – 3 cm2, vắt khô có khối lượng 50 gam. Bước 2 là ngâm da cátrong dung dịch NaOHđể khử các tạp chất phi collagen như lipit, protein, khoáng, sắc tố và một số chất trên nguyên liệu da cá. thời gian ngâm từ 1 đến 3 giờ, sau đó vớt da rửa nhiều lần bằng nước sạch cho đến khi pH nước rửa đạt trung tính. Bước tiếp theo là ngâm da cá trong môi trường nước ở nhiệt độ từ 50-600C…theo phản ứng hóa học thì Collagen bị thủy phân một phần tạo thành Gelatin và chúnglọc thành phẩmđể loại phần bã còn lại và một số tạp chất có trong dịch trích ly để thu dịch Gelatin dạng lỏng. 
Vì dịch Gelatin thu được có mùi tanh cho nêm phải làm sạch bằng cách sử dụng than hoạt tính để khử màu, mùi của dịch gelatin với tỷ lệ THT (w/v) là 2%, quá trình làm sạch được thực hiện trong bể ổn nhiệt ở 450C trong 75 phút. Sau khi làm sạch tiến hành lọc dịch Gelatin rồi đem đi cô đặc bằng thiết bị cô quay chân không ở nhiệt độ 500C để loại bớt nước có trong dịch trích ly, sau đó đem đi sấy trong vòng 15 giờ ở nhiệt độ 450C. Kết thúc quá trình sấy ta thu được Gelatin thành phẩm dạng miếng.
TS.Trần Kim Quyên, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung, chi sẻ: Được biết sản phẩm Gelatin của cô Ngọc Trâm đã có kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc – Mỹ phẩm – Thực phẩm Phú Yên. Hy vọng giải pháp này tham gia Hội thi STKT lần thứ 9 của tỉnh có két quả cao. Không những niềm vui của cô Trâm mà còn là vinh dự của trường góp phần taohj Hội thi thành công” ./.
                        Tác giả bài và ảnh:  Huỳnh Đức Thế (Liên hiệp Hội Phú Yên)

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.