Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/04/2021 21:56 (GMT+7)

Phú Thọ: Bảo vệ đề tài tư vấn, phản biện và giám định xã hội thực hiện trong năm 2021

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị xét duyệt đề cương đề tài tư vấn, phản biện và giám định xã hội “ Đánh giá tác động của các chính sách về phát triển chè của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2020, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021-2025”do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.

Thành phần Hội đồng gồm có: PGS.TS. Phạm Quang Thao - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng; TS Nguyễn Hữu La – Phó viện trưởng khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc; TS Nguyễn Hữu Tài – Chủ tịch hiệp hội chè Việt Nam; TS Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó viện trưởng viện bảo vệ thực vật; PGS.TS Ngô Tất Khương – Hội chè Việt Nam; Th.s Bùi Thị Kim Tuyến – Trưởng ban tư vấn phản biện &GĐXH và  chuyên gia độc lập – PGS.TS Phạm Bích San.

20210318_085521

ThS. Khổng Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh Phú Thọ, Chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tóm tắt đề cương đề tài

Đối với Phú Thọ là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, được coi là đất gốc của cây Chè, cái nôi của ngành Chè Việt Nam. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển Chè, Phú Thọ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển Chè bền vững; cây Chè của tỉnh Phú Thọ đã có lịch sử phát triển trên 100 năm. Từ lâu người dân Đất Tổ đã biết sử dụng và sớm hình thành văn hóa uống Chè. Từ năm 1890, người Pháp đã lập đồn điền trồng chè đầu tiên với 60 ha ở Tình Cương sau đó đã xây dựng trạm nghiên cứu Nông Lâm nghiệp, nhà máy chế biến Chè tại Phú Thọ, mở đầu cho thời kỳ phát triển công nghiệp Chè ở Việt Nam. Sau năm 1954, Đảng, Nhà nước có chủ trương mở rộng sản xuất, xây dựng các nhà máy chè ở Thanh Ba, Hạ Hòa,… Đó là những cơ sở đầu tiên đặt nền móng cho ngành Chè Việt Nam, đưa Phú Thọ trở thành vùng chè trọng điểm với các vùng nguyên liệu rộng lớn phục vụ sản xuất Chè Đen và Chè Xanh,… Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, các chủ trương, chính sách về phát triển Chè và các sản phẩm Chè của tỉnh Phú Thọ cũng còn nhiều bất cập, chưa bắt kịp với xu thế phát triển và biến đổi nhanh của nhu cầu thị trường ở trong nước, quốc tế; một số cơ chế, chính sách chưa thật sự đi vào thực tiễn, chưa khai thác, phát huy hết hiệu quả tiềm năng, lợi thế và truyền thống sản xuất chè của tỉnh. Phát triển Chè và các sản phẩm Chè Phú Thọ, nhất là Chè xanh chưa giải quyết được vấn đề quan trọng và cốt lõi đó là xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm . Giá trị, hiệu quả kinh tế - xã hội từ sản xuất Chè còn thấp, giá trị gia tăng không cao; đời sống người dân trồng Chè chưa được cải thiện nhiều. Chính vì vậy, sau một giai đoạn triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển Chè của tỉnh Phú Thọ rất cần được tổng hợp, đánh giá, nhận định một cách khách quan, khoa học; đánh giá được những tác động tích cực của các chủ trương, chính sách, cũng như chỉ ra được các tồn tại, hạn chế về phát triển Chè của tỉnh Phú Thọ trong thực tiễn, xác định những bất cập, hạn chế của các chủ trương, chính sách và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.

Tại buổi xét duyệt đề cương đề tài, sau khi nghe Chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tóm tắt đề cương,Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài đã nhận xét, đánh giá, góp ý đối với các nội dung của đề tài về tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài... PGS.TS. Phạm Quang Thao - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài kết luận: Việc thực hiện đề tài là rất cần thiết và thiết thực, mục tiêu và các nội dung phù hợp, đồng thời yêu cầu Chủ nhiệm đề tài tiếp thu các ý kiến, chỉnh sửa một số nội dung đề cương cho phù hợp. Với số điểm đạt mức cao, các thành viên của Hội đồng đã nhất trí thông qua đồng ý triển khai thực hiện đề tài theo đúng tiến độ đã đề xuất.

Tác giả bài viết:  Khổng Mạnh Tiến- PCT Liên hiệp các hội KH&KT Phú Thọ

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.