Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/02/2022 13:43 (GMT+7)

Phú Thọ: 6 giải pháp rút ra từ hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Năm 2021, trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng chịu nhiều tác động bởi dịch Covid - 19. Song, bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH) tiếp tục được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả, giúp các cấp, các ngành có thêm cơ sở, luận cứ khoa học trong quá trình xác định, phê

tm-img-alt

Ông Đặng Đình Vượng – Nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội thảo TVPB&GĐXH “ Đề án phát triển cây bưởi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 – 2025”

Hoạt động TVPB&GĐXH và công tác vận động, tập hợp, đoàn kết, phát huy vai trò, trí tuệ của đội ngũ trí thức luôn được Liên hiệp hội xác định là một hoạt động trọng tâm, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ trí thức KHCN đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Ngay từ đầu năm, Liên hiệp Hội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành rà soát, tổng hợp các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án trọng tâm, trọng điểm thuộc diện cần phải thực hiện TVPB&GĐXH trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, từ đó xây dựng kế hoạch TVPB&GĐXH cả năm và từng nhiệm vụ để thực hiện. Đồng thời, Liên hiệp hội đã nhận được đề xuất thực hiện một số nhiệm vụ TVPB&GĐXH đối với các chương trình, đề án theo đặt hàng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trong năm, Liên hiệp hội đã triển khai thực hiện 14 nhiệm vụ TVPB&GĐXH, trong đó, có 07 nhiệm vụ do UBND tỉnh giao; 05 dự thảo đề án, kế hoạch do các Sở, Ngành đề nghị; 01 dự thảo đề án do UBMTTQ huyện Tam Nông đề nghị; 01 đề tài TVPB&GĐXH do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giao thực hiện.

Những nhiệm vụ TVPB&GĐXH tiêu biểu đối với đề án, chương trình lớn, quan trọng của tỉnh đó là: Phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh thực hiện“Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; tư vấn, phản biện một số đê án như:“Đề án phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025”, dự thảo “Chương trình phát triển Khoa học công nghệ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, chính sách“Hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2025; tư vấn, phản biện đối với 02 đề án của Bộ NN&PTNT. Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa chuẩn bị diễn đàn khoa học về “Giải pháp nâng cao vai trò, vị thế và hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025”; phối hợp với Hội Khoa học lịch sử chuẩn bị hội thảo khoa học về “Phát huy vai trò, ý nghĩa nơi thờ tự Vua Lý Nam Đế tại xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử phục vụ phát triển du lịch”.

tm-img-alt

Liên hiệp Hội tỉnh phối hợp với UBMTTQ tỉnh khảo sát trên địa bàn huyện Lâm Thao thực hiện nhiệm vụ TVPB&GĐXH

Để thực hiện các nhiệm vụ TVPB&GĐXH, Liên hiệp hội đã thành lập các Hội đồng chuyên gia, tiến hành đi khảo sát thực tế tại các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức Hội thảo khoa học.v.v. Dựa trên các luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn khách quan, các Hội đồng TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của các đề án, dự án; phát hiện ra những sai sót chưa đảm bảo tính lô gic, khoa học, thực tiễn; giúp cho cơ quan, đơn vị soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chất lượng, khoa học, có tính khả thi và hiệu quả. Những nội dung TVPB&GĐXH và ý kiến đề xuất, kiến nghị đã được các cấp, các ngành ghi nhận và đánh giá cao, đã cung cấp kịp thời cơ sở khoa học và thực tiễn giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cũng như các Sở, ngành có cách nhìn tổng quan để xem xét trước khi quyết định phê duyệt. Đồng thời đề ra định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội có hiệu quả, thì vấn đề chuyên gia là rất quan trọng. Trong năm, Liên hiệp hội đã tập hợp trên 200 lượt trí thức, chuyên gia, nhà khoa học ở trong tỉnh và Trung ương để tham gia vào các hoạt động KHCN, TVPB&GĐXH và các hội thảo khoa học chuyên đề. Đồng thời đã tiến hành biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ TVPB&GĐXH, cụ thể là đã xây dựng sổ tay tư vấn, phản biện và giám định xã hội, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ Liên hiệp hội nhằm tập hợp rộng rãi, huy động trí tuệ đội ngũ trí thức xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ TVPB&GĐXH. Với kết quả đạt được đã khẳng định công tác TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội được nâng lên cả về mặt chất và số lượng, có tác động tích cực tới nhận thức của các cấp, các ngành trong tỉnh về vị trí, vai trò của công tác TVPB&GĐXH. Hoạt động TVPB&GĐXH đã góp phần tạo điều kiện cho Liên hiệp hội làm tốt công tác tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức trong và ngoài tỉnh mà trực tiếp là những nhà khoa học, những chuyên gia có tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực tham gia đóng góp trí tuệ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.

Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện cho thấy nhận thức của một số ngành, địa phương về hoạt động TVPB&GĐXH chưa được đầy đủ, việc cung cấp thông tin, tài liệu cho Liên hiệp hội chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến chất lượng TVPB&GĐXH. Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội chủ yếu  theo yêu cầu của tỉnh, của các sở, ngành. Việc đề xuất tổ chức nghiên cứu phản biện độc lập những chủ đề trọng tâm, bức xúc về kinh tế - xã hội chưa nhiều. Sự chủ động đề xuất thực hiện nhiệm vụ TVPB&GĐXH cũng như việc tham gia của các hội thành viên trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa thật sát với những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

Từ những kết quả trên, để hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật có hiệu quả thời gian tới, cần tập trung, chú trọng vào 6 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau:

- Tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch số 105-KH/TU, ngày 15/11/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 52-KL/TW của Ban Bí thư về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Kế hoạch số 435/KH-UBND, ngày 12/02/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 52-KL/TW của Ban Bí thư; Kết luận số 93-KL/TW, ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động TVPB&GĐXH, duy trì và không ngừng khẳng định vai trò, năng lực, chất lượng, hiệu quả và uy tín của Liên hiệp hội trong hoạt động TVPB&GĐXH; từ đó tạo sự tin tưởng của cấp trên, sự tham gia phối hợp của các cấp, các ngành.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND, ngày 31/8/2016 của UBND tỉnh về quy định hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội, nhất là đối với những đề án theo quy định cần có ý kiến TVPB&GĐXH trước khi trình cấp có thẩm quyền thông qua, những vấn đề về chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,... Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, các cơ quan liên quan của tỉnh và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam để từng bước khắc phục những điểm còn bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện Quy định của UBND tỉnh về hoạt động TVPB&GĐXH.

Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước về hoạt động TVPB&GĐXH, phát huy vai trò của công tác truyền thông, báo chí trong hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội. Chú trọng thực hiện nhiệm vụ TVPB&GĐXH theo đặt hàng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhiệm vụ phản biện chính sách.

- Lựa chọn những vấn đề trọng tâm, cấp bách, những vấn đề lớn liên quan đến thực hiện khâu đột phá của tỉnh cần có nghiên cứu, đánh giá, giám sát và phản biện xã hội, cần có tiếng nói, kiến nghị của MTTQ và đội ngũ trí thức KHCN để xây dựng kế hoạch và đề nghị phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh tổ chức thực hiện, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng quy định tại Quyết định số 217, 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, kết hợp và phát huy tốt hiệu quả, ý nghĩa của việc gắn kết giữa hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội.

- Liên hiệp hội cần làm tốt hơn nữa công tác vận động, tập hợp đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học ở trong và ngoài tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên trong hệ thống Liên hiệp hội trong việc xác định, lựa chọn những vấn đề, nội dung cần TVPB&GĐXH của đội ngũ trí thức KHCN và khẳng định vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Các tổ chức thành viên trong hệ thống Liên hiệp cần chủ động hơn trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện tốt chức năng TVPB&GĐXH, góp phần đóng góp ý kiến tư vấn, phản biện đối với các chủ trương, kế hoạch của ngành, lĩnh vực hoạt động.

Với kết quả đạt được trong năm 2021, tin tưởng thời gian tới, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh và đội ngũ trí thức KHCN tỉnh sẽ có nhiều hoạt động TVPB&GĐXH có ý nghĩa, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã nêu đó là: “Pháthuy tính độc lập, chủ động của từng tổ chức trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền,...”, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xem Thêm

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Yên Bái: Hội thảo phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng
Sáng ngày 11/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CDSH) tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát về phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng cho thanh niên.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.