Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 08/03/2022 14:05 (GMT+7)

Phụ nữ Việt Nam tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ

Để phát triển bền vững, các quốc gia đều quan tâm đầu tư phát triển khoa học - công nghệ cũng như xây dựng đội ngũ trí thức, trong đó có đội ngũ nữ trí thức, cả về số lượng và chất lượng, có thể tiếp cận nhanh chóng với tri thức, công nghệ mới nhất của thời đại, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Hiện nay, số lượng phụ nữ tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) ngày một tăng lên, phụ nữ ngày càng có những đóng góp lớn lao trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Thông qua hoạt động nghiên cứu KH&CN, nữ giới ngày một khẳng định được vị thế, vai trò của mình, họ đã được Nhà nước, xã hội, cộng đồng tôn vinh và ghi nhận. Bên cạnh những vinh quang ấy, phụ nữ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN cũng gặp phải không ít những rào cản, thách thức trong công việc, gia đình và xã hội. 

tm-img-alt

Vai trò của phụ nữ trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ

Tại Việt Nam, KH&CN là một trong tám lĩnh vực của mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Hiện nay, số lượng nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam có sự gia tăng (chiếm khoảng 46% tổng số nhân lực nghiên cứu phát triển của cả nước). Phụ nữ ngày càng có những đóng góp lớn lao trong công tác nghiên cứu KH&CN, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

 Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, rất nhiều những tiến bộ của KH & CN được khai thác, chuyển giao tới các cơ sở sản xuất, cộng đồng và toàn xã hội. Những đóng góp đó trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội khác nhau, từ sản xuất nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm, hóa học, giáo dục, môi trường, an sinh xã hội… Kết quả của các hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng sản xuất, năng suất lao động, đổi mới sáng tạo, tích cực thu hút đầu tư, tạo việc làm, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và phát triển đời sống kinh tế đất nước. Ví dụ như: Là một trong những nhà khoa học nữ thành công nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Thị Trâm – giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu thành công hàng chục giống lúa lai có giá trị hàng tỷ đồng. Trong lĩnh vực hóa học, dược học, nhiều phát hiện mới về hoạt tính sinh học trong các loài thực vật sẵn có trong tự nhiên đã góp phần đưa đến nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe cộng đồng có giá trị trong thời gian qua. Điển hình như sản phẩm Bioglucumin và Bioglucumin G của GS. TS Lê Mai Hương (Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) đã đoạt giải Vàng, giải Bạc tại Triển lãm quốc tế Phụ nữ sáng tạo và sở hữu trí tuệ năm 2018 của Hiệp hội các nhà nữ sáng chế của Hàn Quốc. Năm 2020, Việt Nam có ba nhà khoa học nữ được bầu chọn vào danh sách 100 nhà khoa học hàng đầu Châu Á do tạp chí Asian Scientist, Singapore bầu chọn. Và còn rất nhiều các nhà khoa học nữ được vinh danh, ghi tên tuổi bằng những giải thưởng, được tổ chức quốc tế ghi nhận…

 Trong các đơn vị công tác, các nữ giảng viên và những người làm công tác nghiên cứu khoa học, với vai trò là người truyền tri thức cho sinh viên, học viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, họ còn đóng góp tích cực cho hoạt động nghiên cứu của nhà trường, tham gia bồi dưỡng hướng dẫn sinh viên, học viên, thực hiện nghiên cứu khoa học. Đây chính là những người đã góp phần truyền ngọn lửa đam mê, tình yêu và niềm tin về sự nghiệp nghiên cứu khoa học rất vinh quang mà cũng nhiều thách thức. 

tm-img-alt

 Nữ trí thức Việt Nam với khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế

Đội ngũ nữ trí thức Việt Nam là những người được đào tạo bài bản, có kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực nào đó, có trình độ, vị trí khoa học và những đóng góp không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển đất nước.

Hiện nay, trong khu vực ASEAN, đến nay mới có Việt Nam đã ban hành Luật Bình đẳng giới (năm 2006), tuy nhiên, Việt Nam lại là nước duy nhất trong ASEAN có độ tuổi về hưu của nữ giới thấp hơn nam giới. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Ở nhiều bộ, ngành, địa phương,… việc quy định tuổi được quy hoạch ở nữ giống nam, thậm chí số năm yêu cầu cống hiến sau khi được bổ nhiệm bằng nam, trong khi đó tuổi nghỉ hưu của nữ sớm hơn nam, là một bất cập.

Quan niệm và phân biệt giới vẫn còn ảnh hưởng ở một bộ phận các tầng lớp xã hội, việc “trọng nam, khinh nữ” không chỉ có ở các vùng nông thôn mà cả ở đô thị, ở cả một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người có trình độ học vấn, địa vị cao trong xã hội. Chính tư tưởng “khinh nữ” trong xã hội đã khiến nhiều người chưa coi trọng năng lực của người phụ nữ, nhất là trong nghiên cứu khoa học - công nghệ. Điều này không chỉ hạn chế nữ giới tiếp cận giáo dục bậc cao, mà còn ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn, đào tạo, sử dụng nữ trí thức, kìm hãm sự thăng tiến, phát triển của không ít chị em. Luật Bảo vệ và phát triển của phụ nữ Lào (năm 2004), Luật Bảo vệ phụ nữ Myanmar (năm 2013) đã góp phần giải quyết vấn đề định kiến giới ở các nước này. Ở Myanmar, thậm chí nhiều phụ nữ lựa chọn cuộc sống độc thân để học lên cao, thăng tiến, làm giàu, nghiên cứu khoa học…, nhận được sự động viên, khuyến khích trong  gia đình mà không bị xã hội lên án.

Dù có học vấn cao, được đào tạo bài bản, nhưng nữ trí thức thất nghiệp nhiều hơn nam giới, nữ trí thức ở nông thôn thất nghiệp nhiều hơn nữ trí thức ở thành thị. Nhiều phụ nữ học giỏi hơn nam giới, thi tuyển điểm cao hơn nam giới, nhưng vẫn bị hạn chế trong tuyển dụng vào một số ngành khoa học - công nghệ.

Nữ trí thức Việt Nam chưa thực sự được động viên, khuyến khích theo đuổi một số lĩnh vực, nhất là khoa học tự nhiên và khoa học - kỹ thuật; có sự “phân biệt ngành nghề trong tiềm thức” đối với phụ nữ.

Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hội nhập gắn với phát triển bền vững, thì đội ngũ trí thức chính là nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh đất nước. Đầu tư cho đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước cần có chính sách và kế hoạch cụ thể để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng bốn đối tượng: trí thức trẻ, những trí thức đã có cống hiến và dày dặn kinh nghiệm thực tiễn, trí thức người dân tộc thiểu số và trí thức nữ.

Để tạo điều kiện cho đội ngũ nữ trí thức phát triển, cống hiến và hội nhập quốc tế, cần thực hiện một số nội dung sau:

Ngày nay, khoa học - công nghệ nói chung và khoa học - xã hội nói riêng mang tính quyết định đối với sự phát triển đất nước. Nữ trí thức Việt Nam tham gia nghiên cứu, giảng dạy, làm việc ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Do vậy, lực lượng này cần được quan tâm, chăm sóc và thúc đẩy phát triển. Cần có chính sách cụ thể, với sự nhạy cảm giới, có quan điểm giới rõ ràng, với sự định hướng “biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới”. Thúc đẩy sự phát triển là lắng nghe và sử dụng những ý kiến khoa học của nữ trí thức một cách nghiêm túc.

Trong kế hoạch đào tạo đội ngũ nữ trí thức nói chung, nhất là đội ngũ nữ trí thức trẻ, cần tạo điều kiện cho những người có năng lực chuyên môn giỏi đạt được học vị sau đại học trước khi có gia đình hoặc chưa có con nhỏ. Đồng thời, cần quan niệm việc thực hiện chức năng sinh con và nuôi dạy con không phải là việc riêng của gia đình, mà đó phải là một công việc xã hội.

Có các chế độ, chính sách quy hoạch, nâng lương, nâng bậc, bổ nhiệm hợp lý đối với nữ trí thức để động viên, thu hút và nâng cao khả năng lao động, sáng tạo của đông đảo nữ trí thức trên toàn quốc.

Quan tâm và ưu đãi nữ trí thức thuộc dân tộc thiểu số, phụ nữ miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, cần có chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ công tác ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ đi học có con nhỏ. Như vậy, không chỉ tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số phát triển, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các vùng khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, dân tộc trong cả nước.

Thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, để xã hội nhận thức được ngày càng sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của phụ nữ đối với sự phát triển của quốc gia. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng đưa Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp với các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN.

Tiếp tục chỉnh sửa những quy định về tuổi nghỉ hưu chưa hợp lý hiện nay đối với phụ nữ, đặc biệt phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế… Quy định này phần nào làm hạn chế khả năng phát triển đối với phụ nữ, đồng thời có thể là nguyên nhân của tâm lý “trung bình chủ nghĩa”, ngại phấn đấu của không ít phụ nữ sau khi có gia đình. Từ góc độ nguồn lực lao động, quy định này cũng gây lãng phí cho xã hội và gây khó khăn cho những cơ quan, đơn vị mà tỷ lệ nữ chiếm đại đa số.

Coi trọng và huy động các nguồn lực xã hội để hình thành quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực nữ, đào tạo nữ trí thức trẻ có tri thức, năng lực, kiến thức về hội nhập quốc tế.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.