Phóng xạ & những nạn nhân đáng kính
Từ giữa thế kỷ 20, năng lượng hạt nhân đã được đưa vào để sản xuất điện. Số lượng nhà máy điện hạt nhân trên thế giới mỗi ngày một tăng. Năm 1955, Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới có một nhà máy điện hạt nhân. Năm 1975, 19 nước có nhà máy điện hạt nhân. Năm 1980, tăng lên 36 nước. Riêng ở Pháp, đến năm 1995, đã có 56 nhà máy điện hạt nhân rải rác trên cả nước.
Để có thể làm chủ nguồn năng lượng vô giá này, các nước sở hữu đã phải trả bằng những hy sinh của các nhà khoa học tiên phong và những người tình nguyện làm vật thí nghiệm.
Nạn nhân đầu tiên của phóng xạ, thật đau đớn, không ai khác chính là người đã phát hiện ra nó: Henri Becquerel.
Vào một ngày tháng 4 – 1901, trên đường đi đến giảng đường Đại học Khoa học Paris , H. Becquerel ghé vào phòng thí nghiệm của Pierre Curie. Ông mượn lọ đựng radium để đến lớp minh hoạ cho bài giảng của Ông. Becquerel gói lọ radium vào một tờ giấy cứng nhỏ. Xong Ông nhét vào túi áo gilet nằm dưới chiếc áo bành tô dày cộm Ông đang mặc. Thế là chắc ăn không sợ bị rơi bể, Becquerel ung dung đi vào trường và ghé phòng thí nghiệm để lấy tay đưa lên ngực che lại, màn vẫn phát sáng, Ông lùi ra xa, màn vẫn phát sáng. Các nhân viên phòng thí nghiệm nhốn nháo, Becquerel vội nói rằng trong túi Ông có lọ radium mới mượn của Ông Curie. Ông còn nói tia phóng xạ nó mạnh đến độ có thể xuyên qua giấy carton và cả 2 lớp áo. Biết được thêm điều này Becquerel có vẻ hãnh diện. Một nhân viên phòng thí nghiệm loé lên một ý hay, anh cầm lấy tấm màn barium đưa qua phải qua trái trước ngực Becquerel, tấm màn đều phát huỳnh quang. Và rồi như muốn đùa một chút, anh nhân viên cầm tấm màn đi vòng ra sau lưng Becquerel và thốt lên: “Chúa ơi! Tia phóng xạ nó xuyên qua cả thân thể của ngài ạ!”. Becquerel hơi mất bình tĩnh, như một phản xạ, Ông vội thò tay vào túi lấy cái hộp radium ra ngay. Nhưng Ông cố trấn tĩnh và nói gượng: “Thế mà tôi có đau đớn gì đâu bởi muôn ngàn mũi tên xuyên qua được ngực?”. Rồi Ông cười ồ với mọi người và đi thẳng đến giảng đường để giảng bài với một tâm trạng lo lắng.
Từ đó, Becquerel cố tránh những thỏi có tính phóng xạ. Mười ngày sau cái buổi không may bỏ ống radium trong túi áo, việc phải đến đã đến. Ở trên ngực Ông, ngay chỗ túi áo đựng lọ radium, một vết nhỏ màu đỏ xuất hiện. Ông cố tự trấn an, nhưng cái mụn đỏ ấy lan rộng và cuối cùng nó dừng lại ở hình dạng kích thước vừa bằng đúng cái lọ đựng radium hôm nào.
Vệt đỏ đó không gây lở loét mà chỉ để lại vết sẹo, Becquerel lại lao vào công việc nghiên cứu. Ông chẳng khám phá ra thêm điều gì mới lạ, trái lại, Ông bắt đầu thấy người mệt mỏi và đau đớn ngày một dữ dội, da tay Ông bị nứt nẻ và tạo thành những vết loét rộng. Đến năm 1908, Henri Becquerel sau mấy năm bị suy kiệt, lở loét và đau đớn, đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 56. Trước đó, năm 1903, khi giải Nobel về vật lý được trao tặng cho Ông Bà Curie và Ông, trong tình trạng bệnh tật do phóng xạ hoành hành, Becquerel đã không hưởng được những giây phút vinh quang.
Ông Curie |
Bà Curie |
Ngoại trừ Becquerel và Pierre Curie mà câu chuyện nhiễm xạ đượm màu kịch tính, các trường hợp khác đều do thường xuyên tiếp xúc trong lúc nghiên cứu. Tất cả các nhà khoa học này đều biết phóng xạ là loại tia nguy hiểm nhưng họ vẫn hy sinh cho khoa học.
Giai đoạn đầu, các thầy thuốc chưa hiểu biết gì về phóng xạ, họ chỉ thấy các nạn nhân đầu tiên bị mệt mỏi, đau nhức không thể chịu đựng được, rối loạn hô hấp, và tất cả đều bị nứt nẻ da tay. Các thầy thuốc chỉ nhận xét rằng các tia không nhìn thấy, không cảm thấy đều độc hại, nhưng ngành y tế vẫn chưa có cuộc nghiên cứu tường tận vì tia X và tia phóng xạ còn quá mới mẻ.
Đến năm 1920, tác hại của tia phóng xạ được nghiên cứu kỹ hơn. Thống kê cho biết bệnh thường gặp ở những người thợ làm trong các mỏ Uranium là bệnh ung thư phổi. Nhưng vấn đề cũng chưa được quan tâm đúng mức vì ngoại trừ một nhóm nhỏ chuyên gia, số người hiểu biết về phóng xạ rất ít. Phải đến tháng 8 - 1945, khi Mỹ thả bom nguyên tử ở Nhật, các chuyên gia y tế mới biết hết được tác hại của phóng xạ.
Năm 1936, ở Hambuorg (Đức), một tượng đài kỷ niệm được dựng lên để tưởng niệm các nhà khoa học đã hy sinh vì tia X và phóng xạ. Cho đến năm 1936 trên bia tưởng niệm đã ghi tên đến 110 nhà khoa học nổi tiếng hy sinh vì khoa học và vì hạnh phúc của nhân loại.