Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 19/05/2007 00:15 (GMT+7)

Phòng chống một số bệnh tật thường xảy ra về mùa hè

“Ai xui con cuốc gọi vào hè

Cái nóng nung người, nóng nóng ghê”

Đã nóng thì người ta phải chống nóng, người có điều kiện thì đi hóng mát vùng bờ biển hoặc lên Tam Đảo, Sapa hoặc Đà Lạt, người giàu thì có máy điều hoà nhiệt độ trong lúc làm việc, hoặc nghỉ ngơi cũng có đỡ phần nào...

Tuy nhiên, một số người lại dùng biện pháp không lấy gì làm khoa học lắm như: ăn quá nhiều chất lạnh như kem, nước đá, thạch hoặc ăn những thức ăn sống lạnh: rau sống, quả xanh, nước mưa, nước đá... dễ dẫn đến tiêu chảy hoặc hóng mát ở những nơi gió lùa hoặc đầy mồ hôi nhảy ào xuống nước tắm, hoặc cởi trần nằm ngoài trời phơi sương đêm lạnh dễ dẫn đến những chứng cảm lạnh về mùa hè, một số người vì hoàn cảnh phải làm việc ở những nơi nhiệt độ cao, ngoài trời nắng hoặc đi đứng không có mũ nón che sẽ dẫn đến những chững cảm nắng, say nắng ảnh hưởng đến sức khoẻ, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra do khí hậu nóng, ẩm nước ta, mùa hè dễ phát sinh ra nhiều bệnh tật như: cảm sốt. ỉa chảy, kiết lỵ và một số bệnh dịch khác.

Để góp một phần nhỏ trong công tác phòng chống một số bệnh hay xảy ra về mùa viêm nhiệt này, chúng tôi xin giới thiệu một số thuốc sau đây, hi vọng giúp ích một phần nào trong việc phòng và chống một số bệnh thường gặp về mùa hè.

I. Một số bài thuốc phòng(khi chưa mắc bệnh)

1. Phòng chống bệnh nói chung

Củ địa liền 100g

Thiên niên kiện 50g

Thạch xương bồ 100g

Riềng ẩm 50g

Bồ kết (đốt tồn tính) 30g

Thảo quả 30g

Các vị thuốc trên (đã làm sạch, sấy khô) tán khô, ngâm vào 1,5 lít rượu trắng 35 độ C trong 7 ngày. Trong thời gian có dịch xảy ra xung quanh, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 -20ml (sáng và tối).

Chú ý: - Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai không được dùng.

- Trẻ em 10 tuổi trở lên đến 16 tuổi uống 1/2 liều người lớn.

2. Phòng dịch cúm:

Trong thời gian có dịch cúm.

-                                                         Bạc hà 1 nắm (khoảng 25 – 30g) tươi, giã vắt lấy nước đặc rồi pha vào nước sôi, để hơi ấm uống, còn bã nút vào mũi (từng bên một).

-                                                         Tỏi ăn hàng ngày mỗi ngày 1 củ và giã lấy nước trong nhỏ vào mũi, mỗi bên 1giọt ngày 2 – 3 lần.

3. Phòng chống dịch ỉa chảy, nôn mửa.

Là vối khô              80g

Là hoắc hương        20g

Gừng tươi                  3 lát mỏng

Nấu nước uống hàng ngày khi có dịch

4. Phòng chống chứng đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy

Củ riềng ấm:                  40g

Là hoắc hương               20g

Nấu nước uống hàng ngày.

5. Phòng chống dịch sốt xuất huyết

Là mã đề tươi          40g

Củ sắn dây               40g

Đổ một bát nước, sắc lấy 1/2 bát chia 2 lần uống trong ngày, mỗi lần uống có thể cho vào 1 ít đường kính, uống trong 7 ngày liền.

6. Phòng chống cảm nắng về mùa hè

Lá vối khô           40g (1 nắm)

Hương nhu tía    10g (khô) nếu tươi lấy 7 ngọn

Nấu được lá vối cho vào 7 ngọn hương nhu tía rồi bắc ra ngay, uống hàng ngày.

II. Một số bài thuốc để chữa một số bệnh dịch và bệnh thông thường trong mùa hè

1. Cảm mạo

Cần chú ý có 2 loại cảm mạo là cảm phong hàn và cảm phong nhiệt, có cách chữa khác nhau:

a.Cảm phong hàn: (cảm lạnh, mùa nóng đôi khi cũng bị cảm lạnh nhưng thường gặp về mùa đông).

Triệu chứng: Gai gai sốt, sợ lạnh, sợ gió, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù khẩn.

Bài 1:

Tử tô   10g          Hương nhu    8g            Trần bì   4g

Sắc uống nóng, đắp chăn cho ra dâm dấp mồ hôi là được.

Bài 2: Cháo giải cảm (dùng cho cảm mạo phong hàn)

Hành tăm cả rễ        20g

Gừng tươi                10g             Gạo nếp 50g

Hành tươi, gừng thái nhỏ để sẵn trong bát, gạo nếp nấu cháo loãng.

Khi cháo chín, lúc đang sôi, đổ cháo vào bát cho vài hạt muối quáy đều, húp cháo lúc còn nóng, xong nằm đắp chăn cho ra dâm dấp mồ hôi, bỏ chăn, lau khô mồ hôi, thay quần áo, chú ý tránh gió.

Ghi chú: Có thể cho thêm 40g lá tía tô thái nhỏ + 1 lòng trứng gà tươi cũng làm như trên có thể tác dụng nâng đỡ chính khí.

Bài 3:Nồi xông giải cảm (cũng dùng cho cảm phong hàn) cảm nhiệt hoặc cảm nắng không được dùng).

Các loại lá dễ xông: thường có 3 loại

- Loại có tinh dầu : để sát trùng đường hô hấp như : là chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, là bạc hà...

- Loại có tác dụng kháng sinh như: hành, tỏi.

- Loại có tác dụng hạ sốt: Lá tre, là duối, lá cúc tần...

(Mỗi thứ 1 nắm, mỗi loại có thể dùng 2-3 vị lá dược).

Đổ ngập nước, bịt kín nồi xông bằng lá chuối sôi, sôi 1 – 3 dạo bắc ra ngay, bệnh nhân trùm kín bằng chăn đơn, dùng đũa cả chọc cho hơi ra từ từ, ít một.

Vừa xông vừa ngoáy nồi xông. Xông khoảng 10 phút lau khô thay quần áo, tránh gió.

b. Cảm phong nhiệt (cảmnóng): Sốt nhiều, không sợ lạnh, ra mồ hôi, nhức đầu, có thể đau họng, rêu lưỡi trắng. mạch phù sác.

Kim ngân hoa : 10g, Liên kiều: 8g, Bạc hà: 8g, Kinh giới : 12g, Lá tre: 20g, Camthảo nam: 12g, Sài hồ (hoặc lá cúc tần): 12g

Sắc uống lúc hơi ấm.

2. Cảm thử (cảm nắng)

Triệu chứng: Sốt, khát nước, buồn phiền, ra nhiều mồ hôi.

Bài 1:

Lá sen tươi   12g                       Vỏ quả mướp       12g

Bạch biển đậu   12g                   Kim ngân hoa         10g

Vỏ quả dưa hấu   20g                Búp tre tươi              10g

Sắc với 2 bát nước, còn một bát, uống 2 lần cách nhau 3 giờ.

Bài 2:

Lá hương nhu tía:             16g                  Rau mà tươi           20g

Lá tre tươi                         20g                Cát căn                     12g

Sắc với 400ml nước, còn 200ml, uống 1 lần. Trẻ em chia làm 3 -4 lần tuỳ theo lứa tuổi.

Nếu sốt cao gia: Biển đậu 20g Hạt dành dành (sao) 12g

3. Chữa sốt huyết

Là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây bệnh, vật trung gian truyền bệnh là một loại muỗi vằn, bệnh hay phát sinh vào các tháng 6, 7, 8, 9 dương lịch.

Ba thể hay gặp :

a.                               Thể nhẹ: Sốt vừa không có xuất huyết (xung quanh có người bị sốt xuất huyết)

- Nghỉ ngơi:   Uống nhiều nước

- Dùng : lá tre   20g

Rau má               20g

Rễ cỏ tranh         20g

Sắc thay nước uống hàng ngày

b.                              Thể sốt cao có xuất huyết:

Triệu chứng: Sốt cao, đau cơ, đau khớp, đau lưng, nhức ở khung ổ mắt, mặt đỏ, chân tay lưng có những điểm xuất huyết hoặc chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, có hạch ở nách, mạch nhanh.

Bài 1: Là tre          20g

Lá trắc bách diệp   16g

Cỏ nhọ nồi               20g

Rau má                     20g

Rễ cỏ tranh               20g

Gừng tươi                  04g

Sắc uống lúc thuốc nguội, 3 lần trong ngày.

Bài 2: Kim ngân hoa 20g, Hoa hoè 16g, Cỏ nhọ nồi 20g, Quả dành dành (sao đen 12g, Rễ cỏ tranh 20g, Xuyên khung 04g.

Sắc để nguội, chia 3 lần trong ngày. Nếu khát nước gia huyền sâm 12g, Sinh địa 12g.

Bài 3: Lá sen tươi 50g, Sinh địa 12g, Rau má 50g, Lá tre 50g, Hoa hoè 20g (sao), Bông mã đề 30g (sao), Lá dâu 50g, Cỏ nhọ nồi 50g, Trắc bạch diệp (sao đen) 30g.

Sắc để nguội, ngày uống 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày, uống từ 3 -5 ngày, trẻ em tuỳ tuổi mà giảm liều lượng.

c.                               Thể nặng: Sốt cao, xuất huyết nhiều, có triệu chứng choáng, ngất, truỵ tim mạch.

Cần chuyển gấp đi trung tâm cấo cứu của y tế để xử trí kịp thời – trong lúc chưa chuyển được có thể dùng 1 trong 3 bài thuốc trên cho bệnh nhân uống.

4. Chữa chứng ỉa chảy, nôn mửa, chân tay lạnh (thể hàn tả)

Bài 1: Hồ tiêu sao thơm: 200g, đậu xanh sao chín 400g, hoắc hương sao xém 300g, tán mịn dùng hồ làm viên nhỏ như hạt đậu xanh – người lớn mỗi lần uống 2viên ngày 3 lần vào lúc đói.

Bài 2: Hoắc hương 16g, búp ổi   16g, Trần bì   12g, gừng lùi 06g

Sắc uống nóng, chia 3 lần uống.

5. Chữa chứng ỉa chảy, có sôi bụng:

Đau bụng đi ngoài toàn nước, hoặc phân sống, hoặc ra nguyên thức ăn không tiêu, nôn mửa.

Bài thuốc: Gừng tươi   15g, Búp ổi non   20g, Ngải cứu   40g

Sắc uống nóng – chia 3 lần uống trong ngày.

6. Chữa chứng kiết lỵ, phân ra máu mũi, đau bụng, mót rặn nhiều

Bài 1: Rau má tươi   50g, Camthảo dây    10g, Hoạt thạch, phèn chua phi, tán mịn. Rau má rửa sạch giã lọc lấy nước, hoà với thuốc bột, mỗi lần uống 10g, ngày uống 2 lần.

Bài 2: Chữa kiết lỵ, phân có máu mũi, cả cũ hay mới đều có hiệu quả. Hoàng liên   100g, Bắc mộc hương   400g, hạt khổ luyện tử   100g, phèn phi   10g.

Tán bột mịn, dùng hồ làm viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6gam. Trẻ em giảm liều lượng để uống.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.