Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/10/2008 23:50 (GMT+7)

Phát minh khoa học và sự trả giá bằng chính mạng sống

Alexander Aleksandrovich Bogdanov

Alexander Aleksandrovich Bogdanov là nhà khoa học nổi tiếng của Nga. Ông nghiên cứu về vật lý, triết học, kinh tế học, khoa học viễn tưởng, y học và thuyết hệ vũtrụ. Trong lĩnh vực y tế, ông đặc biệt chú ý đến nghiên cứu về khả năng làm con người trẻ lại bằng phương pháp truyền máu. Chính ông đã khai sáng ra lý thuyết truyền máu nhằm giúp cho con người trẻmãi không già. Theo ông, bí quyết của việc làm cho cơ thể luôn trẻ là truyền máu, ít nhất thì phương pháp này cũng giúp làm chậm quá trình lão hóa. Bogdanov là người đã thực hiện phương pháp này choMaria Uliannova - chị gái của lãnh tụ Vladimir Lênin. Bogdanov cũng thực hiện cho chính mình 11 lần và nó cũng tỏ ra khá hiệu nghiệm. Nhiều người bạn của ông nhận xét ông trẻ hơn 10 tuổi với phươngpháp trên.

Năm 1928, nhà khoa học này sau khi hoàn thành đợt truyền máu lần thứ 11 thì cũng là lúc ông từ giã thế giới bởi chính phát minh của ông. Lý do là máu được truyền là được lấy từ của một sinh viên mắc bệnh sốt rét và lao.

Cowper Coles

Cowper Coles sinh năm 1819, ông tham gia vào Hải quân Hoàng gia Anh khi mới 11 tuổi và tham gia vào cuộc bao vây Sevastopol những năm 1850. Trong thời gian chiếntranh, Coles tham gia xây dựng những chiếc bè lớn có tháp pháo bảo vệ và giúp tàu bè đi nhanh và an toàn hơn. Và việc thiết kế tháp pháo đó đã được cấp bằng sáng chế sau khi chiến tranh kết thúc. Năm1866, sau những năm thúc bách Hải quân Hoàng gia Anh, cuối cùng ông cũng nhận được sự chấp thuận xây dựng một chiếc tàu tháp pháo khổng lồ mang tên HMS Captain. Tuy nhiên, chiếc tàu này đã bị lật úpvào năm 1870 do những lỗi trong thiết kế, cụ thể là tàu đã không giữ được thăng bằng khi đi trên biển. Và chính Cowper Coles cũng đã bị tử nạn trong số hơn 500 người. Chỉ có 18 người là may mắn sốngsót trong hành trình trên con tàu hôm đó.

Otto Lilienthal

Otto Lilienthal là một trong những người tiên phong của nhân loại phát triển máy bay và ông là tác giả của phát minh tàu lượn (tàu bay cá nhân). Kể từ khi Otto chếtạo thành công tàu lượn, ông đã thực hiện hơn 2.000 chuyến bay từ năm 1891 đến 1896.  Tuy nhiên, trong một chuyến bay, chiếc tàu lượn của ông đã đâm sầm xuống đất từ độ cao 17m và ông đã chếthai ngày sau đó vì bị thương quá nặng. Tuy nhiên, với sáng chế này, ông đã tạo cảm hứng rất lớn cho các nhà sáng tạo máy bay sau này, trong đó có anh em nhà Wright.

Thomas Midgley

Thomas Midgley là nhà phát minh người Mỹ sinh năm 1889. Ông là tác giả của hơn 100 bằng sáng chế, trong đó có Freon (chất làm lạnh) và tetra-ethyl lead (chất phụgia trong xăng dầu). Năm 51 tuổi, ông mắc phải bệnh bại liệt và làm cho ông trở thành tàn tật. Không chịu đầu hàng số phận, Thomas đã thiết kế ra một hệ thống dây và ròng rọc cực kỳ phức tạp nhằmnâng cơ thể ông từ giường ra các chỗ khác trong nhà và hệ thống này đã được cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, chính phát minh này lại đưa ông đến cái chết, vì ông tình cờ bị vướng vào những chiếc dây vànghẹt thở đến chết khi ông ở tuổi 55.

Franz Reichelt

Franz Reichelt là nhà phát minh người Australia . Ông sinh vào đầu thế kỷ XIX, là một thợ may và trở nên nổi tiếng với vụ tai nạn tử vong. Franz là tác giả thiết kế chiếc áo choàng mà hoạt động giống như chiếc dù ngày nay. Với chiếc áochoàng này, người mặc có thể bay và hạ xuống đất an toàn. Nhưng trong một lần thể hiện khả năng chiếc áo choàng “kỳ lạ” của mình bằng cách bay từ tháp Eiffel ở độ cao 60m, chiếc dù của ông đã khônghoạt động như mong muốn, và Franz đã tử vong. Cái chết của ông đã được các camera ghi lại và chiếu tại nhiều nơi. Tuy nhiên, nhờ phát minh của ông mà người ta đã cải tiến chiếc dù ngày nay an toàn vàtiện lợi hơn.

William Bullock

William Bullock (1813-1867) là nhà phát minh nổi tiếng người Mỹ. Ông là tác giả của nhiều phát minh quan trọng, trong đó có tìm ra phương pháp in ấn xoay vào năm1863, điều này đã giúp tạo ra cuộc cách mạng trong ngành in ấn - tốc độ in nhanh hơn và hiệu quả hơn. Năm 1867, chính phát minh của Bullock đã chống lại ông. Khi ông đang điều chỉnh bản in mới mà đãđược cài đặt cho một nhà xuất bản ở Philadelphia và cố gắng đưa dây curoa truyền động lên chiếc ròng rọc thì bất ngờ chân của ông kẹt vào trong chiếc máy và bị nghiền nát hoàn toàn. Ông đã chết mộttuần sau khi các bác sĩ cắt bỏ chiếc chân đã bị tàn phế.

Marie Curie

Marie Curie (1867-1934) là một nhà vật lý học, hóa học nổi tiếng người Pháp gốc Ba Lan. Bà là người đi đầu trong lĩnh vực tia X và phóng xạ. Và chính những pháthiện quan trọng đó đã giúp cho Curie nhận được hai giải Nobel Danh giá, giải Nobel Vật lý năm 1903 và Nobel Hóa học năm 1911. Ngày nay, những di sản của người phụ nữ tài ba này được ứng dụng trongrất nhiều lĩnh vực như làm đẹp, khám bệnh, năng lượng hạt nhân... Tuy nhiên, các chất hóa học mà bà phát hiện ra lại là thủ phạm gây nên cái chết của bà. Curie bị ung thư bạch cầu do đã tiếp xúc vớichất phóng xạ trong thời gian dài. Bà đã làm các cuộc thử nghiệm có chứa đồng vị phóng xạ trong các túi và đặt chúng ở ngăn kéo làm việc của mình. Kết quả là Marie Curie bị nhiễm xạ và mất vào ngày4/7/1934

Nguồn: An ninh thế giới, số 783, 20-8-2008, tr 24

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.