Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 19/11/2021 05:18 (GMT+7)

Phát huy vai trò hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Ngày 18/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tổng kết hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội năm 2021 của Liên hiệp Hội Việt Nam”. Ông Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và ông Phạm Quang Thao – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.

Ông Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, trong năm 2021, mặc dù dịch bệnh covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề mọi mặt của đời sống xã hội nước ta, tuy nhiên hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn được duy trì và triển khai tương đối toàn diện. Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức góp ý vào các đề án quy hoạch như Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải; tổ chức Hội thảo trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong việc ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch covid-19 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Ngoài ra, theo Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết thêm, Liên hiệp Hội Việt Nam còn góp ý vào rất nhiều dự thảo, chính sách quan trọng khác.

Hoạt động TVPB&GĐXH đã và đang là một trong những hoạt động chủ yếu của Liên hiệp Hội Việt Nam. Thời gian qua, đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn một số nhất định. Mong rằng, tại buổi tổng kết này, các nhà khoa học và các chuyên gia đóng góp nhiều ý kiến để TVPB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa.

Ông Lê Thanh Tùng – Phó trưởng ban TVPB&GĐXH

Theo báo cáo tổng kết về hoạt động TVPB&GĐXH, ông Lê Thanh Tùng – Phó trưởng ban TVPB&GĐXH cho biết, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên đã triển khai rất nhiều hoạt động TVPB&GĐXH. Chính vì vậy, các hoạt động TVPB&GĐXH đã ngày càng chuyên nghiệp, kết quả hoạt động được các cơ quan đánh giá cao.

Và cũng vì vậy các tổ chức cũng như các cán bộ thực hiện đã có thêm nhiều kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn hoạt động này. Có hệ thống chuyên gia đông đảo, ở cả trung ương và địa phương. Các chuyên gia trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn tâm huyết, sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến về các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án với Đảng và Nhà nước.

Các ý kiến TVPB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên khá độc lập, khách quan, hầu như không có sự ràng buộc, ảnh hưởng bởi các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

 Về cơ bản, các cấp chính quyền cả trung ương và địa phương đều đánh giá cao hoạt động hoạt động TVPB&GĐXH và quan tâm, tạo điều kiện để Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, theo ông Tùng vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như văn hóa phản biện chưa thực sự được coi trọng. Bản chất của TVPB&GĐXH là phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa phù hợp, trên cơ sở đó phân tích, lý giải đưa ra các luận cứ khoa học và thực tiễn và đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện các dự thảo cơ chế, chính sách hoặc nâng cao hiệu quả của chương trình, dự án. Tuy nhiên, nhiều tổ chức và cá nhân coi phản biện là ý kiến trái chiều phản bác do vậy luôn né tránh việc TVPB của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên.

Việc tiếp cận thông tin bị hạn chế. Trên thực tế, nhiều tổ chức gửi văn bản yêu cầu TVPB, nhưng không gửi đầy đủ các thông tin, tư liệu, tài liệu. Tư vấn, phản biện phải dựa trên cơ sở khoa học, và dựa trên bằng chứng, nhưng nếu không tiếp cận được tài liệu một cách đầy đủ và kịp thời thì kết quả TVPB khó có đạt được chất lượng cao như mong muốn.

Vì vậy theo ông Tùng, Liên hiệp Hội Việt Nam và các Hội thành viên cần chủ động xây dựng kế hoạch theo hướng vừa trực tiếp, vừa gián tiếp để huy động sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học vào hoạt động TVPB&GĐXH.

Liên hiệp Hội Việt Nam đề xuất Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung cơ chế tài chính đối với hoạt động TVPB&GĐXH, nhằm phù hợp với các quy định hiện hành và khuyến khích các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia vào hoạt động TVPB&GĐXH; thúc đẩy việc ban hành quyết định tổ chức diễn đàn để trí thức có thêm một hình thức tham gia TVPB&GĐXH.

Tiếp tục hỗ trợ các hội thành viên, các tổ chức KH&CN trong việc xây dựng kế hoạch TVPB&GĐXH, kết nối với Bộ KH&CN, Bộ Tài chính để đề xuất kế hoạch TVPB&GĐXH cho các Hội thành viên, các tổ chức trực thuộc.

Tăng cường sự phối hợp giữa Liên hiệp Hội và các hội thành viên trong quá trình triển khai TVPB&GĐXH các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình, dự án quan trọng của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương. Các hội thành viên cần chủ động hơn trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện tốt chức năng TVPB&GĐXH, góp phần vào hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ông Đặng Văn Thanh - Hội Kế toán kiểm toán VN cho hay, Liên hiệp Hội cần chính thức đề đạt với Chính phủ, Quốc hội đặt hàng cho các Hội thành viên với các phương thức khác nhau và cung cấp các dự thảo, các thông tin cần thiết để có căn cứ tham gia tư vấn phản biện.

Đối với những dự án Luật, chính sách Luật liên quan nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều Hội thành viên, LHH nên là đầu mối hoặc giao cho một Hội thành viên làm đầu mối nghiên cứu, đề xuất ý kiến và nêu kiến nghị cụ thể với Ban soạn thảo Luật hoặc cơ quan thẩm định dự án Luật. Trong trường hợp cần thiết có thể thể hiện chính kiến trên các phương tin thông tin hoặc gửi ý kiến cho các Đại biểu Quốc hội Hội trước khi thảo luận hoặc thông qua, cung cấp thêm cho các đại biểu những quan điểm , ý kiến để Đại biểu Quốc hội có căn cứ quyết định.

Còn đối với ý kiến của ông Phạm Bích San - Viện Thông tin KTXH và Phát triển cho rằng, để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của xã hội, TVPBGĐXH của Liên hiệp Hội nên được có sự chỉ đạo chặt chẽ về hệ thống hướng các vấn đề xã hội quan tâm trong thời gian hàng năm và nhiều năm. Hệ thống chủ đề này nên được xây dựng theo quy trình 3 bước.

Bước 1: Một nhóm nhà khoa học độc lập cùng xây dựng hệ vấn đề xã hội cần quan tâm trong năm tới và một số năm tới (nên áp dụng theo phương pháp Delphi). Đây có thể coi là hệ vấn đề định hướng, hứa hẹn triển vọng có ý nghĩa xã hội cao. Cơ quan quản lý Liên hiệp Hội họp và xem xét, quyết định danh mục hướng vấn đề ưu tiên căn cứ theo tầm nhìn và định hướng của mình. Sau đó Liên hiệp Hội gửi danh mục cho các tổ chức thuộc Liên hiệp Hội xem xét và đề xuất chủ đề cụ thể.

Bước 2: Các tổ chức gửi đề xuất ý tưởng theo chủ đề quan tâm đến Ban TVPBGĐXH. Lãnh đạo Liên hiệp Hội tổ chức họp xét duyệt ý tưởng cụ thể, ưu tiên cho các ý tưởng phù hợp với định hướng Liên hiệp Hội đã xác định.

Bước 3: Trên căn bản các ý tưởng được chấp nhận, các tổ chức gửi đề xuất kỹ thuật đến Ban XH, Tổ chức xét duyệt đề xuất kỹ thuật, Tổ chức xét duyệt đề xuất tài chính. Thông báo cho các tổ chức truyền thông thuộc Liên hiệp Hội biết để phối hợp. Điều quan trọng nhất ở đây là các định hướng cơ bản cần phải được xây dựng một cách thống nhất và có căn cứ khoa học.

Các chuyên gia, các nhà khoa học phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các nhà khoa học và các chuyên gia đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến như tiếp tục đề xuất với các cơ quan Đảng và Nhà nước các quy định về việc xác định các các đề án, dự án cần có sự tham gia phản biện của các hội KHKT trước khi đề án, dự án được phê duyệt; cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên.

 Liên hiệp Hội Việt Nam cần tiếp tục tổ chức các hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho các liên hiệp hội địa phương và nâng cao chất lượng TVPB&GĐXH trong thời gian tới.

Quang cảnh hội thảo

HT

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.