Phát hiện mới về xe đạp: Sáng chế lucapro tiết kiệm sức đạp
Như thế, nếu thường xuyên phải vượt quãng đường dài hoặc nhiều đồi dốc thì họ phải tiêu tốn rất nhiều sức lực - thật hết sức cực nhọc, thậm chí nhiều khi phải xuống xe đẩy bộ. Vì vậy bác suy nghĩphải giúp bà con tiết kiệm sức bằng cách thiết kế hệ thống bánh đà (volant inertie) lắp vào cả hai bánh xe đạp. Và sau nhiều năm nghiên cứu thử nghiệm, bác đã hoàn thiện xe đạp cải tiếnLucapro.Vận dụng bánh đà
Lucapro là tên viết tắt của cụm từ: LU (Lang Ưng), CA (Càng), PRO (Progressive: tăng tốc); nghĩa là chiếc xe càng đạp càng tăng tốc do Ưng Lang sáng chế. Được như vậy là nhờ xe có lắp hệ thống bánh đà kết hợp bằng ba (hoặc nhiều hơn) đĩa sắt nhỏ, nhẹ, hình tròn và dẹt, kích thước cũng như trọng lượng tương đương nhau và đủ để tạo nên lực quán tính khi chúng quay vòng quanh chu vi vành xe. Hệ thống bánh đà kết hợp bằng đĩa sắt tạo lực quán tính khi chúng quay quanh chu vi vành xe. Hệ thống Lucapro (Système Lucapro) vừa nêu được mô tả cụ thể như sau: khi xe nằm cố định, ba đĩa sắt (bánh đà), luôn ở vị trí ôm sát trục xe. Khi có lực tác động nhấn xuống pê-đan, bánh xe đạp sẽ chuyển động; đồng thời bánh đà cũng quay vòng quanh trục xe, do đó chúng phát sinh lực quán tính tác động vào bánh xe. Bánh đà càng quay nhanh càng bung ra lớn dần do lực ly tâm (force centrifuge) hình thành thế đòn bẩy, trong đó cán đòn bẩy càng dài thì lực kéo càng mạnh sẽ thúc đẩy xe tăng tốc (progressive arthmétique) và giúp người càng đạp nhanh càng thấy nhẹ. Trong tác động tương hỗ (action réciproque), tất cả bánh đà và bánh xe đều quay nhanh dần theo định luật tăng tốc. Vì thế xe chạy tốc độ nào cũng có hệ thống bánh đà có đường kính tương ứng, giúp người đạp tiết kiệm sức dù đi đường xa và thồ hàng nặng. Khi xe giảm dần tốc độ, bánh đà sẽ tự động di chuyển đồng quy về hướng trục xe. Lúc xe dừng hẳn, bánh đà lại trở về vị trí cũ là ôm sát trục xe. Sử dụng xe đạp có ổ líp càng lớn thì đạp càng nhẹ. Bánh đà cũng có chức năng tác động tương tự, nghĩa là bánh đà càng lớn bao nhiêu thì lực kéo càng mạnh bấy nhiêu. Và xe đạp cải tiến có cơ chế điều khiển từ số lớn sang số nhỏ và ngược lại đều hoàn toàn tự động nhờ hộp số Lucapro. Đây là một bộ phận tự động quan trọng có nhiệm vụ kìm hãm ba bánh đà luôn đi đúng vị trí giới hạn bởi một bán kính và chu vi nhất định nằm trong bánh xe, giữ cho xe đạp dù chạy trên những đoạn đường gồ ghề nhiều ổ gà cũng không bị chao đảo, lạc tay lái. Ứng dụng cho cả xe lăn Đề tài xe đạp cải tiến (bicyclette rénovative) Lucapro được bác Ưng Lang ấp ủ từ năm 1990. Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, chính bác thực hiện tất cả các công đoạn như vẽ bản thiết kế, mua nguyên vật liệu, cắt, tiện, hàn, mài, lắp ráp vào xe. Khi áp dụng vào thực tế, bác nhận thấy mọi việc diễn ra đúng như lý thuyết hoạch định. Bác đã hoàn thiện bánh đà lắp vào xe đạp và tự mình chạy thử, đồng thời điều chỉnh những thông số kỹ thuật còn chưa chính xác. Tiện lợi nhất là khi xe chạy lên dốc, nhờ có lắp bánh đà nên người đạp tiết kiệm được từ 20-30% sức lực. Sáng chế bánh đà này áp dụng cho xe lăn cũng rất hay. Khi bánh xe lăn được lắp thêm bánh đà, người khuyết tật sẽ dễ dàng dùng sức của đôi tay (vốn không được mạnh lắm) đẩy xe vượt qua quãng đường dốc hoặc lồi lõm trên mặt đường. Ngoài ra, hệ thống bánh đà có thể lắp vào loại xe đạp bất kỳ. Các bộ phận của bánh đà ráp khớp nhau và nằm gọn trong bánh xe, khi cần có thể tháo lắp dễ dàng như những phụ tùng khác của xe đạp. Vừa qua, đã có một số đối tác từ Mỹ, Pháp gửi thư liên hệ về xe đạp cải tiến. Yêu cầu cơ bản của bác Ưng Lang với đối tác khá đơn giản: "Nếu họ hợp tác toàn diện thì mình giao hẳn cho làm, chỉ hỗ trợ khi có khó khăn về kỹ thuật. Cái lợi lớn nhất là giúp người lao động nghèo, người khuyết tật đỡ phần nào nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh và trong sinh hoạt hằng ngày. Thời điểm đưa sản phẩm ra thị trường cũng như giá bán sẽ do đối tác quyết định". Hiện nay, tuy tuổi cao lại bận nhiều việc nhưng bác vẫn ấp ủ đề tài sáng chế loại xe đạp vận hành được cả trên bộ lẫn dưới nước bằng cách dùng phao chứ không cần hệ thống bơm khí. Loại xe này có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều vùng ở nước ta, nhất là khu vực miền Nam với đặc điểm nhiều sông rạch... Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn ngày 10/06/2004 ----- Kỹ sư Nguyễn Phước Ưng Lang sinh năm 1919, nguyên quán: Thừa Thiên - Huế; nhiều lần đi nghiên cứu, làm việc ở nước ngoài, trong đó có 4 năm du học tại Pháp bổ túc học phần động cơ máy (metal mechanic); năm 1936, lấy bằng kỹ sư tại Trường Paul Bert, sau đó được biên chế công tác tại Sở Giao thông công chánh thành phố Vinh; năm 1945, làm việc tại Huế; từ năm 1975 - 1979 làm việc tại Sở Giao thông công chánh TP.HCM. ----- Mô hình xe đạp cải tiến Lucapro đã được tác giả gửi sang Văn phòng luật sư bảo trợ tiêu dùng quốc tế và đề nghị đối chiếu với những mẫu xe đạp quán tính mới nhất của các nước. Kết quả kiểm tra xác định: mẫu mã, phương thức vận hành và cơ chế quán tính của xe đạp cải tiến Lucapro không trùng lắp với 5 mô hình mới nhất (hiện đã được cấp bằng sáng chế) mã số sau: 3.885.814 (27-5-75); 3.968.593 (27-5-75); 4.037.854 (27-5-75); 3.837.219 (27-5-75); 3.718.214 (27-5-75).
|