Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 05/12/2005 16:30 (GMT+7)

Phân bón làm từ rơm

Sau mỗi vụ gặt, nằm rải rác trên một số cánh đồng tại 5 huyện thuộc tỉnh Nam Định là những đống rơm rạ có phủ ni-lông trắng toát hoặc được trát bùn. Đây không phải là những đống rơm bình thường mà là rơm đã được xử lý bằng một chế phẩm sinh học. Với chế phẩm này, sau 17-25 ngày, rơm sẽ mủn ra và trở thành một loại phân bón rất tốt cho ruộng. Được bón trước khi trồng cây, loại phân trên giúp giảm 20-30% lượng phân hoá học và tăng năng suất cây trồng 5-7%.


Dự án do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định đầu tư kinh phí, được bắt đầu từ cuối năm 2004. Cho tới nay đã được triển khai thành công trên 75ha mỗi vụ tại 5 huyện Xuân Trường, Nam Trực, Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ Lộc. Theo TS Trần Đình Mấn, Phó Viện trưởng Viện CNSH, Dự án không chỉ giúp nông dân giữ độ phì cho đất mà còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc bấy lây nay.


Nếu được triển khai trên diện rộng, khi những đống rơm nói trên mọc lên cũng là lúc sẽ không còn cảnh khói bụi do đốt rơm ngay tại ruộng. Việc vứt rơm rạ bừa bãi xuống kênh mương do có quá nhiều rơm, không để đâu cho hết, cũng sẽ giảm hẳn.


Để biến rơm thành mùn bón ruộng, nhóm nghiên cứu do PGS.TS Lý Kim Bảng đứng đầu, đã sử dụng một loại chế phẩm sinh học do Viện CNSH sản xuất. Chế phẩm dạng bột chứa 12-15 loại vi sinh vật được phân lập tại Việt Nam, trong đó có các chủng Bacillus, xạ khuẩn có khả năng sinh ra các enzyme khác nhau để phân huỷ chất hữu cơ trong rác và rơm rạ. Ngoài ra, còn có một số vi sinh vật chức năng như các vi sinh vật đối kháng với một số bệnh của cây trồng, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân huỷ phôtphát khó tan... giúp cho cây trồng dễ dàng hơn trong việc hấp thụ dinh dưỡng.


Sau vụ gặt, nông dân thu gom rơm rạ vào góc ruộng, hoà chế phẩm cùng với nước và phân NPK rồi tưới lên rơm rạ. Sau đó họ phủ ni lông bình thường lên đống rơm để giữ ẩm hoặc trát bùn. Cứ một cân chế phẩm cần hoà với 1 cân NPK và tưới vào rơm rạ từ một sào ruộng. 1 tấn rơm rạ cần khoảng 5 -10 cân chế phẩm, tuỳ thuộc vào thời gian nông dân muốn rơm mủn nhanh hay chậm. Giá của chế phẩm là 13.000-15.000 VNĐ/kg.


TS Mấn cho biết Dự án cung cấp toàn bộ chế phẩm, hỗ trợ ni lông, tiền công thu gom rơm rạ cho nông dân và tập huấn kỹ thuật. Tuy nhiên, về sau, khi thấy rõ lợi ích của việc làm này, nhiều nông dân đã hỏi mua chế phẩm. Hiện công nghệ biến rơm thành chất mùn bón ruộng đã được hoàn thiện và chế phẩm chuẩn bị được thương mại hoá. Khi kết thúc dự án, Viện CNSH dự kiến sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm cho Nam Định và triển khai mở rộng công nghệ xử lý tới miền Nam, nơi có rất nhiều rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch.

Nguồn: vnn.vn 2/12/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.