Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 26/10/2024 02:51 (GMT+7)

Phải lấy đức của học sinh làm gốc trong xây dựng chương trình giáo dục

Giải pháp gốc để ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức trong học sinh là phải quán triệt triết lý giáo dục “Tiên học Lễ, hậu học Văn", phải thực sự lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phổ thông hiện nay.

Ngày 25-10 tại Hà Nội Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục tổ chức hội thảo “Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông - Thực trạng và giải pháp”.

Đạo đức là gốc rễ của con người

tm-img-alt

Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Quang Thao phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, PGS. TS  Phạm Quang Thao nêu rõ: Bác Hồ đã nhiều lần khẳng định, đạo đức là gốc của con người. Theo đó, đạo đức là nền tảng để phát triển năng lực và các phẩm chất khác của nhân cách. Con đường chủ yếu để hình thành đạo đức là thông qua giáo dục và hoạt động hằng ngày. Đối với nhà trường phổ thông, giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Thực tiễn giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhiều năm gần đây đang là vấn đề được toàn ngành giáo dục và cả xã hội quan tâm. Các vụ việc vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khiến cho dư luận xã hội hết sức lo lắng, bức xúc với tình trạng xuống cấp, suy thoái đạo đức của học sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các nhà trường phổ thông hiện nay chỉ chú trọng dạy văn hóa mà chưa coi trọng đúng mức về giáo dục đạo đức.

Trước thực tế đó, cuộc hội thảo được tổ chức nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về giáo dục, từ đó đề ra những giải pháp ngăn chặn nguy cơ dẫn đến suy thoái đạo đức của học sinh cũng như những kiến nghị đối với cơ quan chức năng về cơ chế, chính sách và phương thức quản lý, giáo dục để ngăn chặn nguy cơ dẫn đến suy thoái đạo đức của học sinh - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Quang Thao nói.

tm-img-alt

Các đại biểu tham dự hội thảo

Tại hội thảo, dưới góc nhìn của mình, PGS. TS. Tô Bá Trượng (Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục) khẳng định, giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho các em. Giáo dục đạo đức giúp học sinh hiểu và thấm nhuần các giá trị đạo đức, từ đó xây dựng nhân cách và lối sống lành mạnh.

Học sinh được giáo dục đạo đức sẽ biết cách ứng xử đúng mực trong các tình huống khác nhau, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội và làm việc hiệu quả trong cộng đồng. Đồng thời, giáo dục đạo đức giúp ngăn chặn các hành vi tiêu cực như bạo lực học đường, gian lận… Như vậy, giáo dục đạo đức từ sớm giúp các em trở thành những công dân tốt, có ý thức trách nhiệm với xã hội và đất nước.

Theo PGS. TS. Tô Bá Trượng, những năm gần đây, tình hình suy thoái đạo đức của học sinh phổ thông đang có xu hướng gia tăng, nhiều vụ vi phạm có tính nghiêm trọng, có xu hướng biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức, lối sống. Tình trạng học sinh xúc phạm giáo viên đã diễn ra ở một số địa phương. “Đây là những dấu hiệu vượt lằn ranh đỏ trong chuẩn mực đạo đức xã hội, đáng báo động, gây bức xúc trong dư luận”, ông Tô Bá Trượng nhấn mạnh. Do đó, cần phải giải quyết triệt để, phải làm ngay, không thể chậm trễ.

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

Cần quán triệt triết lý giáo dục “Tiên học Lễ, hậu học Văn”

PGS.TS Trần Đình Tuấn (Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục) cho rằng, những năm gần đây, thực trạng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của học sinh đã và đang làm cho dư luận xã hội lo lắng. Số lượng các vụ vi phạm gia tăng, đối tượng vi phạm trên tất cả các độ tuổi, các cấp học; mức độ của các vụ vi phạm có tính chất nghiêm trọng cao hơn. Trong các vụ vi phạm có cả mại dâm, nghiện hút, tiếp tay cho buôn bán hàng cấm... Đặc biệt, tình trạng suy thoái tư tưởng, giảm sút niềm tin, thái độ thờ ơ, vô cảm, lối sống buông thả, lệch chuẩn của một bộ phận học sinh là một nguy cơ nguy hiểm nhất hiện nay.

Ông đã đưa ra 5 giải pháp ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức của học sinh. Đó là: Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm giáo dục đạo đức cho học sinh; xác định rõ mục đích, chức năng của quá trình giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh trong nhà trường; đổi mới chương trình giáo dục, tăng tỷ lệ thời gian và các môn giáo dục đạo đức trong nhà trường; xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho từng lớp và từng cấp học phù hợp độ tuổi; đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức trong nhà trường.

“Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức của học sinh phổ thông trong bối cảnh hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách của mọi nhà trường phổ thông, của toàn ngành giáo dục. Giải pháp gốc để ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức trong học sinh là phải quán triệt triết lý giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, thực sự lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phổ thông hiện nay” - PGS.TS Trần Đình Tuấn nhấn mạnh.

tm-img-alt

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác và phát triển giáo dục nguyễn Gia Cầu phát biểu tại hội thảo

Bày tỏ quan điểm của mình, PGS. TS. Phạm Viết Vượng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận định, giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong nhà trường, góp phần xây dựng nhân cách toàn diện cho học sinh. Muốn vậy, cần sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay có tính thời sự và cấp thiết nhằm tìm ra các biện pháp giáo dục phòng ngừa những hành vi lệch chuẩn của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Theo PGS.TS. Phạm Viết Vượng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành vi lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của học sinh (do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; do nguyên nhân từ phía gia đình; sự phát triển của Internet, mạng xã hội; do cơ chế thị trường, toàn cầu hóa...).

Vì vậy, cần sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức đa dạng, hấp dẫn phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, nhà trường cần phối hợp với gia đình, chính quyền và các cơ quan, đoàn thể địa phương sớm phát hiện những hành vi lệch chuẩn trong và ngoài nhà trường, để cùng tìm ra các biện pháp ngăn chặn, uốn nắn kịp thời.

tm-img-alt

PGS. TS. Phạm Viết Vượng; PGS. TS Phạm Quang Thao; PGS TS Phạm Gia Cầu đồngchủ trì hội thảo

Đưa ra giải pháp, PGS. TS. Phạm Viết Vượng cho rằng, cần nâng cao năng lực giáo dục gia đình. Ngành giáo dục nên biên soạn các tài liệu về giáo dục gia đình, đạo đức, lối sống truyền thống và hiện đại của thế giới văn minh cho học sinh và phụ huynh tham khảo.

Đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Khoa học và thực tiễn đều khẳng định, giao dục đạo đức, lối sống cho học sinh tốt nhất là thông qua giảng dạy các môn khoa học nhằm nâng cao năng lực nhận thức và tư duy độc lập cho các em. Đồng thời, nâng cao chất lượng giảng dạy cac môn khoa học xã hội, đạo đức, giáo dục công dân, lịch sử… Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội để phối hợp giải quyết các tình huống có thể xảy ra đối với học sinh.

“Có thể nói, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần tác động đến cả ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức giúp các em có đủ kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh tự tin để xử lý mọi tình huống trong quan hệ xã hội”, PGS. TS. Phạm Viết Vượng khẳng định.

Xem Thêm

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Ngày 23/10, Liên hiệp Hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.
Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ
Ngày 9/10 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
7 giải pháp cấp bách để các tạp chí khoa học thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam phát triển
Phát triển mô hình chung cho các tạp chí khoa học thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) một vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu thật kỹ, bởi tính đa dạng của các tạp chí này trong sự phát triển nhanh của báo chí và truyền thông dưới tác động của cộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Sơn La: Phát triển nghề cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn
Ngày 30/9, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chủ tịch Liên hiệp hội Phạm Thị Hà và Phó Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn Nguyễn Thế Luận chủ trì hội thảo.

Tin mới

Vietnam Datafest 2024: Chiến lược dữ liệu cho phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo & thúc đẩy chuyển đổi số
Ngày 24/10/2024, tại khách sạn The Reed, Ninh Bình, chương trình Ngày Hội Dữ liệu Việt Nam – Vietnam Datafest 2024 chính thức diễn ra với chủ đề “Chiến lược Dữ liệu cho Phát triển Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) & Thúc đẩy Chuyển đổi số Ninh Bình.” Chương trình do VUSTA, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, Hội Truyền thông số Việt Nam và Sở TT&TT Ninh Bình phối hợp tổ chức.
Thảo luận giải pháp mang tính chiến lược về công tác PBKT của Liên hiệp Hội Việt Nam
Sáng 24/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công tác phổ biến kiến thức KH&CN. Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Hội ngành toàn quốc, Liên hiệp Hội các tỉnh thành phố, Văn phòng và các ban chuyên môn của VUSTA.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Ngày 23/10, Liên hiệp Hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.
Tìm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam
Trong tình hình mới hiện nay, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, một trong những nội dung, giải pháp được đề cập trong giai đoạn tới là hoàn thiện thể chế trọng dụng trí thức, người hiền tài, tiếp tục hoàn thiện môi trường và tạo các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức cống hiến, sáng tạo…
Trường THPT Giao Thủy chung tay bảo vệ môi trường
Sáng ngày 21/10, Trường THPT Giao Thủy, Liên hiệp Hội Việt Nam Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Nam Định, Huyện Đoàn Giao Thủy tỉnh Nam Định tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.