Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 15/09/2006 15:55 (GMT+7)

PGS Phạm Viết Trinh (1930 - 2005) với nền thiên văn nước nhà

Tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, cùng với những kiến thức đã thu lượm được trong suốt những năm miệt mài học tập và nghiên cứu, ông đã bắt tay vào việc biên soạn giáo trình thiên văn đại cương cho sinh viên khoa Vật lý và sinh viên lớp chất lượng cao của các trường ĐH, CĐSP trong cả nước. Cho đến nay đã có ba bộ giáo trình do ông viết được sử dụng rộng rãi làm nền tảng cho việc giảng dạy môn thiên văn học, rồi cùng đồng nghiệp trong và ngoài nước viết chung cuốn sách song ngữ Việt - Anh về Vật lý thiên văn nhằm mục đích quảng bá và giới thiệu những tri thức, thành tựu thiên văn tới đông đảo sinh viên, các nhà nghiên cứu trong nước cũng như công chúng yêu khoa học. Để giúp các nhà nghiên cứu, sinh viên dễ dàng tiếp cận đến lĩnh vực thiên văn, ông đã là chủ biên và cho xuất bản cuốn Từ Điển Thiên Văn Học. Ngoài ra, ông cũng đã viết nhiều sách tham khảo và phổ biến khoa học cho đông đảo mọi người. Những cuốn sách do ông viết được giới trẻ và công chúng yêu khoa học nồng nhiệt đón nhận. Trong suốt những năm tháng vừa giảng dạy vừa làm khoa học, giáo sư luôn dành cho thế hệ trẻ sự quan tâm ưu ái đặc biệt. Hơn nữa, ông còn là người có ý tưởng xây dựng lịch thế kỷ. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, PGS còn tham gia xây dựng trạm quan sát vệ tinh nhân tạo.

Là một nhà giáo giản dị, mẫu mực luôn tận tuỵ và tâm huyết, ông luôn được thế hệ trẻ, đồng nghiệp trong và ngoài nước kính trọng và quý mến. Với những đóng góp cho nền khoa học và giáo dục nước nhà, ông đã được phong hàm PGS trong đợt phong hàm đầu tiên của Việt Nam .

Trăn trở cho tương lai nền thiên văn học nước nhà, qua bao ngày trằn trọc suy nghĩ, PGS góp phần sáng lập nên Hội Thiên văn-Vũ trụ Việt Nam với mong muốn đây sẽ trở thành đầu tàu định hướng sự đi lên của nền thiên văn ở Việt Nam. Được bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài nước tín nhiệm, PGS trở thành chủ tịch Hội từ khi thành lập cho đến nay trong suốt ba nhiệm kỳ liên tiếp (1993-1998, 1998-2003, 2003-2008). Trải qua các nhiệm kỳ, nền thiên văn nước nhà vượt qua thời kỳ thai nghén với những thử thách khắc nghiệt ban đầu và từng bước trưởng thành trong một xã hội năng động và hội nhập. Là người đứng mũi chịu sào, nhưng ông đã luôn hoàn thành xuất sắc trách nhiệm trong vai trò của một người lãnh đạo, một nhà quản lý, một nhà giáo và một nhà khoa học để tiếp tục chèo lái con thuyền thiên văn nước nhà vững vàng trong giông tố tiến lên phía trước để tiếp tục hình thành và phát triển.

Nhiệt tình với nghề nghiệp cộng với tài năng sư phạm, PGS là nhà giáo mẫu mực luôn vì sự nghiệp phát triển giáo dục; là trung tâm để tập trung lực lượng các nhà giáo, nhà nghiên cứu thiên văn để chấn hưng nền thiên văn ở Việt Nam; là cầu nối giữa các nhà thiên văn Việt Nam với các nhà thiên văn uy tín và trung tâm khoa học lớn trên thế giới, góp phần xác lập quan hệ giữa Hội Thiên văn-Vũ trụ Việt Nam (VAS) và Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU). Nhờ có ông, mà cơ sở vật chất nghiên cứu thiên văn từ chưa có gì cả, nay đã xây dựng được những đài thiên văn trang bị những kính thiên văn tương đối hiện đại, những máy đo phục vụ tốt công tác giảng dạy thiên văn và có thể tiến hành những nghiên cứu thiên văn ngay tại nước nhà cũng như tham gia các chương trình toàn cầu. Và cũng nhờ có ông, mà nhiều nhà khoa học đã được cử ra nước ngoài đào tạo hoặc tham gia những khoá học do Hiệp hội Thiên văn Quốc tế tổ chức. Ông chính là người làm tan đi sự cách li của nền thiên văn nước nhà trong cộng đồng thiên văn quốc tế. Cộng đồng thiên văn quốc tế đã biết đến nền thiên văn Việt Nam và họ luôn dành cho chúng ta sự quan tâm và giúp đỡ đặc biệt.

Với mong muốn mở rộng, quảng bá để trang bị kiến thức đầy đủ về thế giới quan cho đông đảo thế hệ trẻ và cũng vì lợi ích tương lai của nền giáo dục nược nước nhà, PGS còn là người kiên trì đấu tranh không mệt mỏi, kiến nghị đưa thiên văn vào giảng dạy ở cấp học phổ thông.

Những đóng góp của PGS Phạm Viết Trinh đối với nền thiên văn nước nhà là rất to lớn. Ông là người mở đường dẫn bước cho cả nền thiên văn học ViệtNamtiến lên phía trước. Mọi người thường hay nói với nhau rằng, “ông là ông tổ của nền thiên văn nước nhà”. Tuy đã đi xa, nhưng ông vẫn luôn là tấm gương sáng và sống mãi trong tâm trí những người làm công tác thiên văn ở ViệtNam, đặc biệt là trong tâm hồn thế hệ trẻ yêu khoa học. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày sinh của PGS Phạm Viết Trinh, bạn bề quốc tế, đồng nghiệp trong cũng như ngoài nước và thế hệ học trò bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến to lớn và cố gắng không biết mệt mỏi của ông dành cho sự phát triển của nền thiên văn nước nhà nói riêng và nền giáo dục nói chung.

Nguồn: Vật lý ngày nay, số 8/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.