Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 28/06/2008 00:08 (GMT+7)

Ông Thống chữa cháy

Chuyện bây giờ mới kể

Ông Phạm Đắc Thống là người gốc Bình Dương (xã Bình Hòa, huyện Thuận An). Năm 1954 ông tập kết ra Bắc học trường học sinh miền Nam , sau đó vào học Trường đại học tổng hợp Hà Nội (chuyên ngành hóa). Năm 1973 ông đi nghiên cứu sinh ở Đông Đức. Năm 1977 ông về nước công tác trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đến năm 1983. Từ năm 1984 cho đến nghỉ hưu, ông “rẽ” sang công tác ở Ban công nghiệp Thành ủy TP.HCM và khu chế xuất Sài Gòn.

Năm 1961 khi đang học ở Trường đại học tổng hợp Hà Nội, ông Thống đã lặn lội lên tận rừng Lạng Sơn tìm mua trái bồ hòn về nghiên cứu chất chữa cháy. “Tôi nghe dân gian nói trái này có khả năng chống cháy, nên tôi quyết định làm thử. Sau một thời gian mày mò, đến năm 1968 thì thành công. Tuy nhiên sản phẩm này cũng chỉ dùng tạm thời lúc đó, do mức độ tạo bọt không cao. Rồi không lâu sau đó tôi đã nghiên cứu được một loại thuốc bọt chữa cháy có ưu điểm hơn hẳn so với bọt chữa cháy từ trái bồ hòn. Bọt chữa cháy này được làm từ tóc (tóc vụn từ các tiệm cắt tóc). Sản phẩm bọt chữa cháy này đã thiết thực góp phần tích cực dập tắt những đám cháy bảo vệ kho xăng dầu (tiếp viện cho chiến trường miền Nam ) trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ”- ông Thống nhớ lại.

Kết quả nghiên cứu thành công sản phẩm bọt chữa cháy từ tóc đã được đăng trên báo Công an nhân dân. Bác Hồ xem báo và đã có lời khen tặng ông. Ngoài lời khen về sự sáng tạotrong nghiên cứu này, Bác Hồ còn đặc biệt khen ngợi ông về tinh thần tiết kiệm, khai thác tối đa những nguyên liệu có sẵn trong nước thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu. “Tôi ấn tượng mạnh mẽ với lời khen, lời chỉ bảo này. Từ đó trở đi khi bắt tay vào nghiên cứu tôi lại nhớ đến lời dạy của Bác: tìm những nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, dễ tìm ở trong nước...” - ông Thống bộc bạch.

Chất chữa cháy từ muối

Vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế Sài Gòn (ITC) vào năm 2002, rồi tiếp sau đó là vụ cháy rừng quốc gia U Minh Hạ (Cà Mau) đã bộc lộ nhiều hạn chế của giải pháp chữa cháy bằng nước thuần túy. Điều này đã gây bức xúc mạnh mẽ với ông Thống -một cựu chiến binh, một Đảng viên. “Phải tìm ra một giải pháp khắc phục được những hạn chế này để giảm bớt đau thương cho người dân, giảm bớt thiệt hại cho xã hội” - ông Thống trăn trở.

Thế là ông Thống lại bắt tay tìm tòi. Tất cả những khoản tiền lương hưu ông đều dành hết cho nghiên cứu. Cuối cùng ông cũng tìm ra giải pháp. Điều độc đáo của giải pháp là vẫn trung thành với lời dạy của Bác Hồ. Nguyên liệu chính để thực hiện chất chữa cháy này là hoàn toàn trong nước: chất natri laurylsulfat (ở dạng dung dịch 30%, rất dồi dào khi Việt Nam có nền công nghiệp hóa dầu); chất phụ gia là muối ăn (natri clorur) có rất nhiều ở trong nước và cũng rất rẻ tiền.

Ông Phạm Đắc Thống cho biết, hỗn hợp chữa cháy đa năng được sản xuất ở dạng dung dịch 5%. Khi sử dụng để chữa cháy thì pha loãng với nước gấp 10 lần thành dung dịch 0,5% (tức 5 phần ngàn). Chất natri laurylsulfat là chất hoạt động bề mặt rất tốt, có tác dụng làm cho nước dễ thấm ướt mọi vật liệu rắn (dù có kỵ nước cao đến mấy), khi bị thủy phân thì sẽ thành chất vô hại trong nước thải, không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại cho sức khỏe con người, ít ăn mòn kim loại nên không gây hư hại tài sản hàng hóa khi chữa cháy. Riêng chất phụ gia muối ăn, do muối ăn có thành phần chủ yếu là natri clorur nên có tác dụng chống cháy rất tốt, nhờ tính chất của ion clorur, làm bền bọt và điều tiết nước trong bọt đều đặn nên dễ dàng làm nguội bề mặt đám cháy. Ông Thống giải thích thêm, do khả năng thẩm thấu nước nhanh và sâu nên chỉ cần phun mưa vừa đủ thấm ướt bề mặt chất rắn (tiết kiệm đáng kể lượng nước cần sử dụng) thì đã dập tắt được ngay đám cháy và sẽ không bị bùng phát trở lại, kể cả cháy ngầm. Cũng với dung dịch này chỉ cần thay bằng đầu lăn phun foam sẽ tạo ra bọt để dập tắt nhanh các đám cháy chất lỏng (xăng, dầu, hóa chất, nhựa, cao su...), sau khi dập tắt xong do hỗn hợp hóa chất đã kết hợp với các chất lỏng (xăng, dầu...) tạo ra một lớp chống cháy cách ly với oxi không khí, nên cho dù lượng xăng, dầu vẫn còn nhưng sẽ không bị bùng cháy trở lại (cho dù có châm lửa đốt).

Ông Phạm Đắc Thống cho hay, nghiên cứu này của ông đã nhận được bằng độc quyền về giải pháp hữu ích của Cục sở hữu trí tuệ. Đề tài cũng vừa nhận được giải ba của Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP.HCM (2007 - 2008). Ông cũng đang xúc tiến việc phối hợp với Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP.HCM triển khai giải pháp nói trên. “Tôi sẽ làm hết sức mình để nghiên cứu này trở thành sản phẩm trong đời sống” - ông Thống khẳng định.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.