Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 17/10/2008 15:02 (GMT+7)

“Ông già tìm kiếm dưới âm phủ”

Vừa tròn 19 tuổi, ông tham gia quân đội trong sư đoàn 351 pháo binh. Lúc ấy, ông tham gia quân đội không có một ý niệm nào khác ngoài việc muốn đánh tan giặc Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc. Những ngày chiến đấu gian khổ đã cháy lên trong ông một tình yêu quê hương đất nước, yêu những con người Việt Nam gian khổ nhưng kiên cường. Bởi vậy mà năm 1950 - sư đoàn pháo binh đầu tiên được thành lập, ông đã không sợ nguy hiểm xin tham gia. Kháng chiến chống Pháp kết thúc ông được chuyển về Sở VH-TT, năm 1960 ông sang Trung Quốc học tại trường Đại học Bắc Kinh (khoa Khảo cổ). 5 năm sau đó khi trở về Việt Nam , ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu về thành cổ.

Một chuyên đề nghiên cứu về thành cổ ở Hà Nội ngay lập tức được ông lên kế hoạch. Để rồi những khám phá đầy mới mẻ của ông về thành đã góp ý nghĩa lớn cho việc nghiên cứu về quá trình giữ nước, phát triển đất nước cũng như khả năng trị vì của nhiều đời vua.

Nửa sau thế kỷ III trước Công nguyên, Thục Phán – một thủ lĩnh người Âu Việt ở miền núi dựng nước Âu Lạc và dời đô xuống Cổ Loa, cho xây thành Cổ Loa. Khảo sát các hiện vật cùng với kỹ thuật xây thành có thể khẳng định đây là công trình quân sự đầu tiên của người Âu Lạc. Xây thành có ngoại hào để cung cấp nước, có bến đậu của thuyền bè, biết dựa vào thiên nhiên mà xây thành đã khẳng định được tầm nhìn xa của Thục Phán.

Tuy nhiên khám phá sự thay đổi của Hoàng thành mới thấy được vị thế của thành Hà Nội rất quan trọng. Vào nửa sau thế kỷ VIII, kinh lược xứ nhà Đường là Trương Bá Nghi đã tổ chức đắp La Thành (thành Đại La)– thành có quy mô lớn nhất trên miền đất Hà Nội cổ. Năm 1010, trên cơ sở thành Đại La, Lý Công Uẩn đã cho xây thành mới được giới hạn ba con sông: sông Hồng, sông Tô, sông Kim Ngưu. Từ đó đến nay, thành đã có rất nhiều thay đổi. Thời Lê, thành được xây theo hình chữ nhật; thời Nguyễn và Pháp thuộc, thành được xây hình vuông... Nơi vòng thành bao bọc luôn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. 

Từ việc nghiên cứu thành, ông Ninh đã giải thích được câu hỏi: tại sao thời vua Lý Thánh Tông lại đạt được đỉnh cao của quốc gia phong kiến độc lập. Những viên gạch thời Lý Thánh Tông đều ghi những cái tên nhất định như “Oai Hổ quan”, “Hùng Hổ”... Những cái tên đã chứng minh cho phát minh mới mẻ của ông vua tài ba Lý Thánh Tông. Năm Bính Tuất (1466), nhà vua đã thực hiện việc chỉnh đốn quân sự. Theo đó quân được chia ra và đặt tên rõ ràng. Khi xây thành, các đội quân lần lượt được đưa về và xây dựng. Như vậy vừa quản lý được sức người, vừa nâng cao tiến độ xây dựng thành. Ông vua tài giỏi Lê Thánh Tông cũng đã có công lớn trong việc phát triển văn hóa, kinh tế cường thịnh.

Để có được những thành quả nghiên cứu đó, ông già tìm kiếm dưới âm phủ đã dành cả cuộc đời mình đi, tìm và nghiên cứu. Năm 1972, cuốn “Thành cổ Hà Nội” - công trình đầu tiên của ông được ra mắt. Sau đó cuốn “Tìm kiếm dưới âm phủ” ra mắt đã chứng minh cho sức lao động không mệt mỏi của ông.

Ngành khảo cổ, nhất là nghiên cứu thành cổ thì chẳng bao giờ có ngày, có giờ. Nắng cũng như mưa, ông cũng lặn lội, đào bới. Người ta thì tìm nơi quang, đường thẳng mà đi, còn ông thì bụi dậm, ghồ ghề mà tiến. Nếu không chịu hi sinh, nếu làm khảo cổ mà chỉ biết chỉ tay năm ngón thì chẳng bao giờ có kết quả gì. Không chỉ ở Hà Nội, để góp phần nghiên cứu thành Hà Nội, ông phải lặn lội lên Lạng Sơn, Cao Bằng, về Quảng Trị... để nghiên cứu.

Trong ngôi nhà nhỏ tại khu tập thể Khoa học – Xã hội, ông dành nhiều thời gian hơn cả chính là hai kệ. Những cuốn tư liệu về khảo cổ, nghiên cứu về thành của nước ngoài giống như những cuốn sách gối đầu giường, lúc nào rối rãi là ông lại đọc, lại nghiên cứu. Anh – Trung – Pháp là các ngoại ngữ mà ông đọc thông viết thạo. Hiện vật tìm được đã khó, nhưng xác định hiện vật thời nào và gắn với sự kiện gì còn khó hơn nhiều. Nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có một phông kiến thức rộng để có thể khẳng định thành quả mà mình vừa phát hiện.

Nghiên cứu thành cổ Hà Nội, điều mà ông băn khoăn nhất chính là ngày nay, thành ở Hà Nội đang bị lấn chiếm một cách trắng trợn. “Trong trái tim mỗi người, nhớ về thành ở Hà Nội là nhớ về sự che chở, bao bọc, làm nền tảng để chống giặc ngoại xâm, phát triển đất nước. Nghiên cứu về thành ở Hà Nội chính là khẳng định sức sống trường tồn của người dân Việt Nam trước mọi âm mưu đen tối của kẻ thù. Bởi vậy, mỗi người dân Việt Nam nay hãy giữ gìn thành ở Hà Nội như giữ gìn một vật báu của dân tộc” – ông Đỗ Văn Ninh tâm sự.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.