Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 20/05/2006 15:21 (GMT+7)

“Ông chữa cháy” lừng danh

Từ căn nhà hàng xóm bị cháy


...Lửa bùng lên tại căn nhà 6/13 Trần Não, P.Bình An, Q.2, TP.HCM, nhanh chóng bao trùm trong khoảng diện tích 16m 2, hơi nóng tạt ra ngùn ngụt. Đúng lúc ngọn lửa như con ngựa bất kham hừng hực nuốt trọn căn nhà, một chiếc xe chữa cháy nhỏ gọn được đẩy tới. Nước, khí C0 2từ những chiếc vòi gắn vào xe được phun ra tới tấp, 2 phút sau, ngọn lửa bị khuất phục hoàn toàn.


Kịch bản trên đã được thử nghiệm vào đầu giờ chiều 5/4, và chiếc xe chữa cháy tên là Tina-m thế hệ thứ 4. Xe có kích thước 0,96m x 2m x 1,6 m, dung tích bồn chứa nước 500 lít, gắn 2 bình C0 2loại 30 kg và có các vòi phun nước, C0 2hỗn hợp... Chủ nhân kiêm nhà sản xuất chiếc xe này là "ông chữa cháy" Huỳnh Hữu Phước.


Quá trình ra đời chiếc Tina-m là một câu chuyện thú vị. Vào cuối năm 2002, một đám cháy xảy ra ở hẻm 13 Trần Não. Chỉ trong hơn 1 giờ, lửa đã thiêu rụi căn nhà và tất cả đồ đạc của khổ chủ, trước sự bất lực của lực lượng PCCC chuyên nghiệp. Xe chữa cháy có mặt tại hiện trường từ sớm, nhưng con hẻm chỉ rộng hơn 1,4 m, địa điểm cháy lại cách đường chính đến gần 200m, thành ra xe đến cũng như không. Chứng kiến cảnh này, ông Phước rùng mình khi nghĩ đến căn nhà của mình. Và thế là ông bắt tay vào việc chế tạo một chiếc xe chữa cháy mi ni, có thể len lỏi vào các con hẻm rộng 1m...


Để biến ý tưởng thành hiện thực không đơn giản chút nào. Trước đây từng học ngành hóa - sinh, năm 1985, ông cùng vài người bạn hùn làm bia tươi. Mỗi khi máy móc hư hỏng, ông kêu thợ nhưng đôi khi chờ vài ngày họ mới tới sửa. Tự ái, ông theo học một khóa ngắn hạn về cơ khí, nghiên cứu thêm tài liệu, lần hồi sửa được những hỏng hóc của máy làm bia. Cứ thế, kiến thức về cơ khí của ông Phước cứ ngày một dày thêm. Bắt tay vào việc chế tạo xe chữa cháy, ông lại... mù kiến thức về PCCC. Lại tìm mua sách, nghiên cứu và bắt tay vào việc. Ông mua một động cơ bơm, rồi mày mò tiện từng con ốc, hàn từng mối nối... để chế ra từng chi tiết của xe chữa cháy.


Hì hục gần nửa năm trời, chiếc Tina-m thế hệ đầu tiên ra đời, trông giống xe... lam. Khi đi chữa cháy, xe kéo theo một bình phụ dung tích 500 lít nước. Đến nơi, người thì cầm vòi dập lửa, người thì liên tục đổ nước vào bình phụ để tiếp cho xe chữa cháy...


Nổi tiếng thế giới


Ông Phước kể, một trong những thói quen không thể bỏ từ 15 năm nay là điểm tin trên báo vào mỗi sáng sớm. Và tờ báo đầu tiên ông đọc chính là Thanh Niên, như ông nói: "Hình như tôi có duyên với tờ báo này". Một trong những "cái duyên" lớn nhất là qua thông tin trên Báo Thanh Niên, ông biết được cuộc thi Ngày sáng tạo do Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003. Sẵn chiếc Tina-m thế hệ đầu, ông thử lên mạng tải các biểu mẫu, điền vào rồi gửi dự thi. Ba tháng sau, một cú điện thoại từ Hà Nội báo cho biết: "Sản phẩm của chú lọt vào vòng chung kết. Chú chuẩn bị ra Hà Nội thuyết trình, sẽ có giấy mời gửi vào".


Tháng 5/2003, cả người và xe được chất lên tàu hỏa ra Hà Nội dự thi. "Thật lòng chú không nghĩ mình đoạt giải. Đi chủ yếu cho biết Hà Nội, hơn 50 tuổi đời chưa biết thủ đô" - ông Phước kể. Nhưng điều ông không ngờ lại đến. Sau khi vượt qua hơn 100 ý tưởng để trở thành một trong 28 ý tưởng vào chung kết, Tina-m tiếp tục "đả bại" các đối thủ khác để được nhận giải Ngày sáng tạo trị giá 25 triệu đồng, do nhà tài trợ Mecerdes-Benz Việt Nam trao tặng. "Một niềm vui quá cỡ!" - ông Phước hồ hởi kể lại.
 
Nhưng chiếc xe chữa cháy tí hon còn đưa ông đi xa hơn nhiều. Tháng 12/2003, ông được WB chọn đi dự Hội nghị phát triển toàn cầu tại Washington D.C (Mỹ). Hội nghị có sự tham dự của đại diện 78 quốc gia nhưng chỉ có 15 tác giả đề án được báo cáo và ông là người Việt Nam duy nhất nằm trong số 15 tác giả này. Khi nghe ban tổ chức giới thiệu ông lên thuyết trình về chiếc xe chữa cháy tí hon, nhiều đại biểu đã nghi ngờ: "Nó bé thế sao dập lửa được?". Thế nhưng, khi bài thuyết trình kết thúc và đoạn băng video chiếu kèm, sự nghi ngờ đã chuyển sang khâm phục: "Thật kỳ diệu !". Những ngày sau đó tại hội nghị, các hãng truyền thông liên tục đến phỏng vấn để đưa tin về ông và chiếc Tina-m tí hon...


Nỗi lo... cháy túi


Tiếng tăm của ông Phước cùng chiếc Tina-m đã vang ra thế giới. Thế nhưng, người nổi tiếng này đang có nguy cơ cháy túi vì làm xe chữa cháy.


Sau chiếc Tina-m thế hệ thứ nhất, ông lại lao vào hàn hàn, tiện tiện... cải tiến. Đến nay, chiếc Tina-m thế hệ thứ tư đã ra đời. Tính sơ sơ, bình quân mỗi chiếc xe 50 triệu thì ông đã đổ vào đây ngót nghét 200 triệu đồng, chưa kể công sức lao động hàng năm trời. Tiền đổ vào xe chữa cháy, lúc đầu ông "moi" từ khoản tiết kiệm của gia đình do bán đất ở quận 2. Lần hồi, khi khoản tiền này cạn, đất cũng chẳng còn để bán, ông "ăn" vào tiền học hành của con. Nhà ông con một bề, toàn gái. Mấy người con thắc mắc: "Ba làm nhiều, mai mốt để mấy cái xe lại cho ai?", chính vợ ông đứng ra phân giải: "Làm giúp được gì cho đời là tốt, con à!".


So với những chiếc thế hệ đầu, Tina-m hiện nay được xem khá hoàn hảo, nhất là hệ thống vòi bơm nước, khí. Tháng 10/2005, ông được Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM hỗ trợ mặt bằng để tham dự Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam 2005. Qua hội chợ, một số doanh nghiệp đã mời ông mang Tina-m đến thử nghiệm và kết quả ngoài mong đợi. Đã có những dự định đặt hàng ông sản xuất nhưng rồi vì vài lý do mà hoãn lại. Đến nay, một trong 4 chiếc Tina-m, ông cho đội PCCC P.Bình An, Q.2 mượn để chữa cháy, 3 chiếc còn lại hằng ngày ông vẫn bảo trì, nghiên cứu hoàn thiện hơn...


Ông Phước cho biết, tháng 10 tới sẽ cho ra đời chiếc Tina-m thế hệ 5, có thể xông vào lửa khi chữa cháy. "Trong lần qua Mỹ dự hội nghị phát triển toàn cầu, tôi được ban tổ chức cho đi thăm trung tâm công nghệ của NASA. Ở đó, tôi thấy mình như hạt cát giữa biển công nghệ. Thôi thì cứ cố gắng, triệu triệu hạt cát sẽ biến Việt Nam thành biển cát công nghệ" - ông nói, mắt ánh lên niềm tin...

Nguồn: thanhnien.com.vn 13/4/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…