Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 16/09/2006 18:15 (GMT+7)

Nước rửa bát ngoài luồng: Kiểm soát: không tưởng!

Nhan nhản sản phẩm không nhãn mác

Nước rửa bát là một trong những loại chất tẩy rửa được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. Trên thị trường, có rất nhiều loại nước rửa bát khác nhau. Sản phẩm ngoài luồng là loại nước rửa bát không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thường được đựng trong các chai nước suối loại 1,5 hoặc 5 lít, có màu xanh, đỏ hoặc vàng. Loại hàng này thường được tiêu thụ ở các nhà hàng, khách sạn và các tỉnh lẻ.Ưu điểm chính của chúng là rẻ, chỉ khoảng 2000-3000đ/lít. Đây là những sản phẩm của các cá nhân hay cơsở sản xuất nhỏ lẻ. Nhà sản xuất không đăng ký thương hiệu để tiết kiệm chi phí. Tại TP Hồ Chí Minh, có thể dễ dàng tìm mua hàng ngoài luồng này ở các chợ lớn. Còn ở Hà Nội, có thể nói Hàng Gà là “thủ phủ”. Sau 5h chiều hằng ngày - thời điểm “tạm xóa” lệnh cấm dựng xe trên vỉa hè, các hàng bán chất tẩy rửa ngoài luồng, trong đó có nước rửa bát, tràn ra hai bên vỉa hè. Người mua hàng chủ yếu là những phụ nữ làm thuê và những mối bán lẻ cho các nhà hàng.

Theo ông Phạm Trung Chính (Trưởng phòng Nghiệp vụ, Chi cục tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng Hà Nội), bản chất của các chất tẩy rửa là những chất hoạt động bề mặt. Những chất này sẽ tạo ra sức căng bề mặt khác nhau, làm chất bẩn có thể dễ dàng tan ra trong nước và cuốn vào bọt xà phòng. Ngoài ra, trong nước rửa bát còn có hương liệu, chất tạo màu. Thành phần của nước rửa bát ngoài luồng không nằm ngoài nguyên tắc đó. Theo ông Nguyễn Quốc Thức, Phòng thí nghiệm hóa học, Viện Y học lao động, không thể biết chính xác người ta dùng chất gì để sản xuất nước rửa bát ngoài luồng. Có vô vàn các chất hóa học có tác dụng tạo hương liệu và tạo màu. Với các sản phẩm có thương hiệu, từ những công bố của các cơsở, chúng ta có thể biết đích xác đó là chất gì, liều lượng bao nhiêu, có vượt tiêu chuẩn cho phép hay không. Nhưng với sản phẩm ngoài luồng, điều đó là không tưởng.

Ông Thức cho biết, để cạnh tranh với những sản phẩm có thương hiệu, sản phẩm ngoài luồng có thể chứa hàm lượng chất hoạt động bề mặt cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, chỉ khi gấp 10 lần tiêu chuẩn thì chất hoạt động bề mặt mới có khả năng gây hại cho con người. Điều nguy hiểm có thể nằm ở việc lạm dụng hương liệu. Những hương liệu này không có tác dụng giặt rửa mà chỉ tạo ra cảm giác dễ chịu. Hiện không có tiêu chuẩn trong việc sử dụng hương liệu, nên nhà sản xuất tùy tiện sử dụng. Nhiều khi sự phối trộn của hương hiệu và các hóa chất làm phát sinh các bệnh ngoài da ở người sử dụng.

Có thể gây ngộ độc

Tác hại nhãn tiền của các hóa chất trong nước rửa bát là gây kích ứng, dị ứng, viêm da bàn tay. Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, chúng làm tổn hại sự bền vững của các tế bào da gây bong da. Nếu ngâm nước nhiều thì các tế bào sừng sẽ bị bong ra thành mảng lớn. Nếu phản ứng mạnh hơn thì da có thể bị đỏ lên, sưng nề nhẹ, ngứa, sau đó tại vùng da này có thể nổi lên các mụn nước nhỏ nhưrôm, đôi khi là các mụn nước to hơn hoặc là các sẩn. Khi bệnh kéo dài thì sự mất nước qua thượng bì kéo dài làm cho da trở nên khô, bong vảy. Trời càng hanh, càng lạnh thì da càng bị khô và bong vảy nhiều hơn, đôi khi bị nứt nẻ gây chảy máu và gây đau. Da khô tăng lên khi dùng lại các chất tẩy rửa, nước nóng. Chà xát kỳ cọ mạnh hoặc dầm nước lâu quá cũng làm cho da lâu liền lại được.

Ông Trần Công Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng Hà Nội cho rằng, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nước rửa bát bởi những tác hại nêu trên còn là hậu quả của một thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải. Đó là việc không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất. Thậm chí nhiều người có thói quen dùng nước rửa bát để rửa tay. Cần biết rằng, nước rửa bát cũng là một dạng hóa chất không tốt cho da vì vậy nên hạn chế tiếp xúc, nếu tiếp xúc thì phải đeo găng.

Ngoài ra, hóa chất trong nước rửa bát còn có thể gây ngộ độc nếu bát đũa không được rửa sạch hóa chất. Điều này thường xảy ra ở những địa phương mà nguồn nước sạch khan hiếm. Cũng không loại trừ khả năng này tại các thời điểm quá đông khách của các nhà hàng.

Nguồn: KH&ĐS Số 75 Thứ Hai 18/9/2006

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.
Tìm giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học
Ngày 4/10 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học” . Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Gia Hưng và Trưởng ban Truyền thông và phố biến kiến thức Vusta Lê Thanh Tùng chủ trì hội thảo.

Tin mới

HỘI KH&CN HKVN ĐỒNG HÀNH CÙNG CHUỖI HỘI THẢO QUỐC TẾ CỦA IATA “AIR CARGO DAY VIỆT NAM 2024”
Ngày 07-08/11/2024 tại Thủ đô Hà Nội, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA và Công ty Cổ phần Triển lãm Hàng không Việt Nam, cùng với sự phối hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam và Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Hội thảo khoa học này.
Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.
Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.