Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 19/04/2006 23:34 (GMT+7)

Nữ PGS toán học trẻ nhất Việt Nam

Chị cũng là người phụ nữ ViệtNamđầu tiên đạt danh hiệu này. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Lê Thị Thanh Nhàn.

Tại sao chị lại chọn môn Toán?

Tôi thích toán, thích những con số bởi đó là sự chính xác và đầy những bất ngờ.

Chị đến với Toán học như thế nào?

Chuyện làm Toán của tôi cũng giống như mọi chuyện khác vậy, có cả những niềm vui lẫn cả nỗi buồn, những khó khăn và thuận lợi. Bố tôi là bộ đội, đi chiến trường B, C rồi bị bệnh và mất sớm. Mẹ, một giáo viên cấp I, phải lo toan cuộc sống hàng ngày cho cả gia đình.

Hồi đó, gia đình tôi sống rất vất vả, thường xuyên phải nhịn ăn. Từ nhỏ, khi còn học ở trường Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên tôi chỉ mong muốn làm sao có thể thoát khỏi cảnh nghèo, và thêm mơ ước nhỏ là được trở thành cô giáo dạy Toán.

Rồi tôi cũng thực hiện được niềm đam mê, mơ ước cháy bỏng của mình. Sau khi đỗ vào khoa Toán - Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, tôi được giữ lại làm giáo viên. Lúc đó, tôi lại có mơ ước cao hơn, muốn đi nghiên cứu sinh để thoả mãn lòng say mê học Toán của mình. Với Toán, tôi như con “nghiện” vậy. Hiểu được điều đó, chồng tôi (từng là thầy giáo dạy tiếng Anh của mình) ủng hộ rất nhiệt thành.

Khi tôi đến xin làm nghiên cứu sinh với GS-TSKH Nguyễn Tự Cường -Viện Toán học Hà Nội, thầy ngại vì sợ sinh viên miền núi như tôi không thể nào làm được. Chồng tôi đã nói với thầy: “Nhàn yêu Toán và em yêu Nhàn, mong thầy nhận Nhàn là học trò”.

Rồi tôi đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với 6/7 phiếu Xuất sắc, được thầy khen là học trò giỏi nhất khiến cho tôi cảm thấy rất tự hào.

Trong 5 năm vừa qua, chị Nhàn có gần chục công trình đăng trên các tạp chí Toán của Hội Toán học Mỹ và Châu Âu. Và đầu tháng 3 này, trong Seminar “Đại số Giáo hoán” của Trường Đại học Utah - Mỹ, chị được mời làm phản biện cho các tạp chí như Tạp chí KH&CN-Đại học Thái Nguyên, Tạp chí KH&CN-Bộ GD-ĐT, Vietnam Journal of Math., và Communication in Algebra - một tạp chí chuyên ngành Đại số của Hội Toán học Mỹ. Với những thành tích đó, năm 2005 chị được phong hàm PGS ở tuổi 35.

Đằng sau mọi sự thành đạt đều có cái giá của nó, chị nghĩ như thế nào?

Có được thành công ngày hôm nay, ngoài lòng say mê học Toán, tôi là người vô cùng may mắn vì có chồng và con trai luôn ủng hộ và hết lòng thương yêu tôi. Và cũng bởi vì tôi gặp được người thầy hướng dẫn giỏi, tâm huyết với nghề.

Gia đình và chuyên môn là hai thứ quan trọng nhất của tôi. Hiện tại, tôi quá bận rộn với những việc như quản lí, họp hành, giảng dạy... Tôi chỉ muốn có nhiều thời gian để làm toán, dạy con học và … để ngủ cho thoải mái! Từ năm 2000 đến nay, năm nào tôi cũng cố gắng bố trí đi nghiên cứu, báo cáo kết quả, tham dự hội nghị 3-4 tháng ở nước ngoài như Pháp, Italia, Đài Loan, Trung Quốc để cập nhật và tích luỹ kiến thức. Sau mỗi chuyến đi như thế tôi luôn nỗ lực để vừa học hỏi và thu được 1-2 công trình. Tháng 6 tới, tôi sẽ đi nghiên cứu 4 tháng tại Italia và Thuỵ sĩ. Vợ chồng tôi cũng thêm dự định, đầu năm tới sẽ có thêm một em bé.

Tôi muốn gắn bó với trường ĐH Thái Nguyên, nơi đã đào tạo mình trưởng thành. Giá như điều kiện làm việc ở đây tốt hơn để tôi có thể yên tâm cống hiến mà không phải nghĩ đến chuyện cơm áo hàng ngày. 

Đôi nét về PGS.TS Lê Thị Thanh Nhàn

PGS.TS Lê Thị Thanh Nhàn sinh năm 1970 tại Khánh Hoà – Thái Nguyên. Tốt nghiệp xuất sắc trường ĐH Sư phạm Việt Bắc và được giữ lại làm giảng viên khi mới 20 tuổi. Trở thành Thạc sỹ, tiến sĩ khi chưa quá tuổi 30.

Năm 35 tuổi, chị được phong hàm PGS.TS toán học. Có hơn 20 công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí thế giới Vietnam Journal of Math và Communication in Algebra - một tạp chí chuyên ngành Đại số của Hội Toán học Mỹ. Viện Toán học Pháp, Viện Vật lý lý thuyết của Italia và Thuỵ Sĩ mời sang nghiên cứu.

Hiện chị là trưởng khoa Khoa Tự nhiên của trường ĐH Thái Nguyên.


Nguồn: dantri.com.vn3/4/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.