Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 07/07/2014 16:08 (GMT+7)

Nông dân Thái Bình làm "nhà máy điện", cạnh tranh EVN

  Hành trình để có chiếc máy phát điện kỳ diệu

Những ngày này, người dân huyện Thái Thụy (Thái Bình) vô cùng ngạc nhiên về việc một người nông dân đã hoàn thiện một chiếc máy phát điện có một không hai trên thế giới khi nguyên liệu để tạo ra điện lại chính từ rác.

Đó chính là ông Bùi Xuân Kiên, một người nông dân chính hiệu với dáng người cao gầy, khắc khổ. Anh cho biết chiếc máy phát điện, chính xác hơn là lò đốt phát điện của anh đã được thai nghén từ nhiều năm nay và chính thức thành công cách đây vài tháng.

Chia sẻ về người nông dân này, trưởng thôn Bùi Khắc Huệ đã hãnh diện: "Ông Kiên là niềm tự hào của chúng tôi, chiếc lò đốt rác phát điện của ông ấy đã hoạt động hiệu quả và với một chiếc lò như vậy hoạt động hết công suất có thể đáp ứng được điện cho 20 gia đình."

Ông Bùi Xuân Kiên mới chỉ học hết cấp hai trường làng, cả đời lam lũ với công việc đồng áng, với đủ thứ nghề vất vả của xã hội, tuy nhiên, trong lòng ông vẫn ấp ủ một đam mê cháy bỏng với nghiên cứu, sáng chế.

Ông tâm sự, từ lâu đã ấp ủ kế hoạch tạo ra một chiếc máy làm ra điện, mà phải làm từ rác chứ không phải làm từ những nguyên liệu quý giá ngày càng cạn kiệt. Để thực hiện đam mê ấy, ông từ bỏ căn nhà khang trang trong làng, rời ra ở một căn nhà khoảng 20m2 ngoài chợ huyện.

Lý do để ông Kiên dọn ra gần chợ ở vì chỉ có chợ cũng là cái mỏ rác để ông có thể thoải mái kiếm được nguyên liệu để thử nghiệm. Ông tâm sự: "Tôi có 30 năm kinh nghiệm trong nghề nung, rèn. Đã từng tạo ra hàng nghìn cái lò nên tôi cũng ấp ủ từ những chiếc lò như vậy có thể làm ra được một năng lượng nào đó, và thế là tôi mày mò nghiên cứu chế tạo một dạng máy phát nhiệt điện."

Và tiếp đó, ông Kiên mất thêm 6 năm trời cùng với khoảng 100 triệu tập trung sáng chế... Cuối cùng "nhà máy điện" cũng thành hiện thực. Trong quá trình nghiên cứu, ông còn phải đi Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn để nghiên cứu cơ chế hoạt động của các nhà máy nhiệt điện và mua sách về nhà tự học.

Ông Kiên quan tâm nhất đến những kiến thức về sự chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng, cơ năng thành điện năng.Và những kiến thức này ông có thể tìm được rất nhiều trong các cuốn giáo trình cho trình độ đại học.

Cho đến hiện tại, chiếc lò phát điện của ông Kiên đã có thể làm được 1kg rác sản xuất được 1,5kW điện, 1kg gỗ sẽ được 4-5kW điện. Chiếc máy này cho ra giá thành điện sẽ rẻ hơn 80% giá điện hiện hành.Để vận hình chiếc máy này cũng chỉ cần một vài người, hoặc thậm chí chỉ có mình ông Kiên.

"Công việc chính của người vận hành chỉ là phân loại rác, cho vào guồng, đảm bảo nhiệt độ lò luôn từ 1.600 độ C đến 2.000 độ C" - ông Kiên cho biết.

Cạnh tranh với điện lực Việt Nam

Ông Bùi Xuân Kiên khẳng định chiếc lò đốt của ông chính là giải pháp cho vấn đề nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt trong khi thế giới ngày càng ngập rác.

Lò đốt này được thiết kế gồm 2 cửa.Cửa trên là lò đốt chính, cửa dưới có tác dụng hỗ trợ.Khi đưa rác vào lò, nhiệt độ đốt rác bao giờ cũng phải được đảm bảo ở mức cao từ 1.600 - 2.000 độ C để duy trì nhiệt năng yêu cầu.

Toàn bộ rác thải sẽ được đốt sạch tới mức không còn tro than. Nhiệt độ này đảm bảo cho lượng hơi nước bay hơi nhanh trong nồi hơi, tạo nên áp lực làm quay tua-bin. Hơi nước đó được tuần hoàn và quay về bể ngưng.

Khói từ ống của nhà máy nhiệt điện Phả Lại xả ra làm nguy hại tới môi trường

Tại đây, nhiệt độ nước khoảng 90 độ C. Với lượng nước chờ bốc hơi này, ông Kiên thiết kế một máy bơm khiến nước quay trở lại nồi hơi. Nước sôi và bốc hơi ngay lập tức và đảmbảo nhiệt không hề suy giảm.Nguồn điện được sản sinh ra trong chuỗi tuần hoàn các thao tác vừa rồi và được đấu thẳng vào điện nguồn của hộ gia đình sử dụng.

Có người cho rằng đốt rác như thế ảnh hưởng đến môi trường, gây ô nhiễm. Ông Kiên cũng đã tính đến điều này và có cách khắc phục đơn giản. Người nông dân này lý giải:

"Lượng khói ban đầu khi đốt rác sẽ được đưa khép kín trở lại để sấy các goòng nhiên liệu chuẩn bị đốt. Còn khi nhiên liệu rác đã cháy hết không còn cả tro than thì đương nhiên không còn tí khói nào xả ra không khí. Chỉ có hơi nước của nhiên liệu khi được sấy bay lên không trung."

Ông Bùi Xuân Kiên đã có một sáng kiến có thể được cho là cạnh tranh với ngành điện Việt Nam khi một "nhà máy điện" của ông đủ sức đáp ứng nhu cầu của 20 hộ dân, giá thành rẻ bằng 1/5.

Còn nguyên liệu, có lẽ các lãnh đạo thành phố đang đau đầu vì rác sẽ phải cám ơn người nông dân này nhiều nhiều nếu mô hình này được nhân rộng.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…