Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 11/09/2013 22:49 (GMT+7)

Nông dân dùng điện chạy bằng sức nước để phục vụ trang trại và sinh hoạt

Ý TƯỞNG KHƠI NGUỒN TỪ CUỘC SỐNG

Gia đình ông Phan Văn Ẩn lúc trước ở thôn Phú Lương, xã Hòa Tân Đông. Sau năm 1991, xã này có chủ trương thành lập thôn mới (thôn Tân Đạo bây giờ) và kêu gọi những người dân trong xã tình nguyện “khai thôn, lập ấp”. Vì cuộc sống mưu sinh nên gia đình ông Ẩn di cư vào đây để lập nghiệp.

Sau hơn 20 năm sinh sống ở nơi mới, đến nay gia đình ông Ẩn đã sở hữu 20ha đất rừng, đồi. Trong đó, ông sử dụng 2ha đất để trồng điều, 0,5ha đất trũng cải tạo thành ao nuôi cá và vịt đẻ lấy trứng, 0,5ha làm chuồng trại và lối đi phục vụ chăn nuôi (bò, heo và gà thả vườn), 17ha đất đồi còn lại trồng 5ha keo lá tràm, 5ha bạch đàn và 7ha xà cừ. Bình quân mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 120 triệu đồng. Ông Ẩn còn phấn khởi cho biết: Tháng 12 tới, ông được tham dự hội nghị “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” toàn quốc ở Hà Nội.

Kinh tế ổn định và khấm khá nhưng ông Ẩn vẫn chưa an lòng, bởi trang trại của ông cách đường điện hạ thế của xã hơn 1,5km nên chưa thể đưa điện vào trang trại. Buổi tối, có việc cần thì ông sử dụng đèn điện kiểu xách tay và bình ắc quy; còn thông thường, ông dùng đèn dầu để thắp sáng. Thông tin ông nắm được chỉ từ chiếc radio loại nhỏ, sử dụng pin tiểu. Ông Ẩn bộc bạch: “Tiền thì tôi không thiếu để mua sắm ti vi, tủ lạnh, dàn karaoke, nhưng đành chịu vì không có điện”.

Ý tưởng làm thủy điện nhỏ, phục vụ sinh hoạt trang trại bắt nguồn khi ông Ẩn thấy nước của suối Cầu Đá chạy cặp triền đồi chảy ra từ núi Mọi. Nó làm ông trăn trở nhiều đêm và đưa đến quyết tâm xây dựng thủy điện để mang ánh sáng về khu trang trại của mình. Để thực hiện ý tưởng đó, năm 2010, ông Ẩn mày mò sang các huyện khác để xem một số mô hình các gia đình tận dụng nguồn nước suối, hồ chứa làm ra điện. Nhờ sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm cùng với quyết tâm và niềm đam mê sáng tạo, tháng 6/2010 ông Ẩn bắt tay vào thực hiện công trình thủy điện của riêng mình.

VÀ NHỮNG ĐỔI THAY

Ban đầu, ông Ẩn gặp nhiều khó khăn trong khâu vận chuyển cát, xi măng... vào trang trại. Sau đó, do không lường được nguồn nước của con suối vào mùa khô, nên lượng nước chảy yếu, tua bin không đủ sức quay để phát ra điện; còn vào mùa mưa, nước chảy quá mạnh làm vỡ đập… Không nản chí, ông Ẩn đã mày mò, rút kinh nghiệm từ những lần thất bại trước để nghiên cứu, chế tạo thành công hệ thống điện chạy bằng sức nước từ suối Cầu Đá hiện nay.

Theo ông Ẩn, để làm được hệ thống thủy điện này, trước hết ông xây một con đập bằng bê tông ngăn dòng nước: dài 8m, cao 2m và chiều rộng chân đập 3m với mặt bờ tràn rộng 2m. Giữa chân đập, cách mặt đáy hồ với chiều cao khoảng 0,3m ông lắp đặt hệ thống van (đóng, mở và hộp lưới bao ngăn rác) nối đường ống cao su đường kính 0,07m (7 phân), dài 400m, từ hồ về tua bin phát điện. Nguyên lý hoạt động của hệ thống là khi dòng nước chạy qua đường ống vào cánh quạt của tua bin sẽ tác động vào đi a mô khiến nó quay theo và phát ra điện. Khi có nguồn điện, ông nối 3 dây điện (trong đó có 2 dây nóng và 1 dây nguội) vào bộ thu điện. Chi phí để hoàn thành hệ thống này gần 20 triệu đồng.

Khi hỏi về kế hoạch duy trì thủy điện nhỏ này, ông Ẩn cho biết: Vào mùa mưa, lượng nước chứa trong hồ ổn định khoảng trên 80m3, lượng điện phát ra từ 300 đến 340W nên có thể sử dụng suốt ngày đêm. Mùa khô thì trữ lượng còn khoảng 40m3 nên chỉ vào ban đêm mới mở van để sử dụng. Thời gian tới, ông Ẩn dự định thuê máy ủi mở rộng diện tích hồ để vừa tận dụng được nguồn nước bơm tưới vườn, thay nước ao nuôi cá, tắm bò..., vừa tăng thêm lượng điện sinh hoạt và có thêm điện chia sẻ cho những nhà gần trang trại. Ngoài ra, ông cũng sẽ đầu tư lắp đặt thêm một máy biến áp và hệ thống cầu dao ngắt điện an toàn khi sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ để dòng điện được ổn định.

Ông Đinh Hữu Đàm, Trưởng thôn Tân Đạo cho biết: “Công trình của ông Ẩn không hẳn là mới, nhưng về ý tưởng và áp dụng thực tế thì rất tiềm năng và có hiệu quả. Trong lúc địa phương còn khó khăn, chưa có điều kiện kéo điện về đây thì việc ông Ẩn chia sẻ điện cho bà con gần trang trại là một việc làm rất có ý nghĩa”.

Không gian trang trại của ông Ẩn là một màu xanh mướt chứ không tiêu điều, khô khốc như ở các vùng đất núi thường thấy. Chính nhờ có điện, nước nên đất trang trại nhiều sỏi đá trước kia giờ đã biến thành đất “vàng”. Ông Ẩn cho biết, cứ thế này, làm một năm cũng có thể kiếm vài trăm triệu đồng… Sinh hoạt gia đình ông cũng trở nên nhộn nhịp hơn, khi đêm về có nhiều người dân xung quanh đến xem ti vi.

Tạm biệt thôn Tân Đạo, tạm biệt trang trại trù phú khi ánh nắng chiều đã nhạt, ấn tượng về một lão nông lao động quên mình, biết sáng tạo để tạo dựng cuộc sống sung túc mãi hiện hữu trong tôi trên suốt đường về.


Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.