Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 24/07/2006 22:50 (GMT+7)

Những “phát minh” độc đáo của chàng trai Cơtu

Đó là một trong những sáng kiến nổi bật trong "sự nghiệp" của Ating Tinh (thị trấn Prao), một trong 75 gương mặt thanh niên tiêu biểu của Quảng Nam.


"Sự nghiệp" mày mò chế tạo những vật dụng lạ đầu tiên của Ating Tinh bắt đầu từ chiếc micro bằng gỗ. Chiếc micro gỗ này - được Tinh mang ra Hà Nội dự chương trình gặp mặt thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số toàn quốc - đã gây ngạc nhiên cho nhiều người. Từ khi còn học cấp 1, Tinh đã chịu khó quan sát những vật dụng lạ và về đến nhà liền mày mò làm theo.


Năm 14 tuổi, Tinh thường xuyên lui tới các tiệm sửa chữa radio để xem thợ làm việc, làm quen với các thiết bị điện tử nhỏ xíu. "Mình đã phá hỏng rất nhiều thiết bị  điện tử ở nhà" - Tinh cười nhớ lại. Chiếc micro gỗ không dây được Ating Tinh lắp ghép một cách tình cờ trong những lần "phá hỏng" thiết bị như thế.


Ating Tinh và chiếc máy quay phim do anh lắp đặt

Ating Tinh và chiếc máy quay phim do anh lắp đặt

Riêng chiếc "máy quay phim" đã sử dụng nhiều lần tại các lễ hội văn hóa của làng Gừng (thị trấn Prao), Tinh đã... phân rã 2 "xác" tivi, 1 loa kèn để lắp ghép, rồi giũa, sơn lại. Đó là một vậtdụng rất lạ trong mắt đồng bào Cơtu khi hình ảnh của họ được ghi và chiếu trực tiếp trên màn hình tivi. Chiếc "máy quay phim" của Tinh sử dụng ống kính lắp ghép, hệ thống môtơ, nhưng chưa có bộ phậnzoom nên khi muốn quay xa - gần thì chỉ có cách... đưa máy ra xa hay kê sát vào ai đó.


Cũng với kiểu phân rã - lắp ghép đó, Ating Tinh đã tạo ra hệ thống tự động xác định hướng gió bằng các linh kiện: volume của cassette, đồng hồ ampe kế, một cánh quạt... rồi đặt trên trần nhà; còn muốn biết độ mạnh của gió thì lắp thêm chiếc lò xo kéo căng... Bên bờ suối Chker ở làng Gừng, Ating Tinh lắp thành công một chiếc máy đo độ dâng của nước suối để dự báo mực nước vào mùa lũ.


Cũng dùng volume cassette, phao... khi nước dâng sẽ nâng phao lên và volume "vặn" theo, trong khi đó ở nơi theo dõi đã đặt sẵn đồng hồ có từ trường, lắp sẵn pin... để thể hiện những thay đổi của mực nước trên mặt đồng hồ. Hiệu quả sử dụng cao nhất có lẽ là hệ thống "điện thoại" khá đơn giản nhưng độc đáo ở làng Gừng. Ating Tinh sử dụng hai bộ micro, loa nối nhau bằng dây điện, bộ phận trung gian có một bộ phận công suất amply (IC).


Hệ thống này Tinh đã thử lắp từ nhà mình sang nhà anh trai, gặp những lúc trời mưa gió cần nói gì chỉ việc nhấc micro lên, hai bên sẽ "đàm thoại" thoải mái. Ating Tinh đang nghĩ đến một hệ thống "điện thoại hữu tuyến" như vậy kết nối xa hơn nhưng còn ngại tốn kém.


Những chiếc máy đo độ nước sâu, máy đo tự động độ dâng nước, bộ khóa cửa, tủ, xe máy, hệ thống máy tuốt lúa bằng gỗ, chiếc xe đạp bằng gỗ, máy giã gạo tự động... đã lần lượt ra đời và mỗi sản phẩm càng khiến cho Ating Tinh thêm tự tin. Chàng trai người Cơtu học hết chương trình lớp 12 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Đông Giang này từng bỏ ra nhiều ngày mày mò cải tiến bộ phận đập suốt lúa cho đồng bào. Đó là một cái bàn gỗ rộng 50 cm, dài chừng 1m, mặt ván được đóng đinh so le để khi kéo những bó lúa ngang qua sẽ làm rụng những hạt chắc mẩy.


Khoảng 3 năm trước, Ting đã thí nghiệm bàn đập lúa này tại chân ruộng ở thôn Aduông cạnh làng Gừng với mong muốn giúp đồng bào bớt vất vả, lại dễ mang vác đối với địa bàn miền núi nhiều đồi dốc. Trong khi đó, chiếc loa phóng thanh bằng vỏ bầu khô là minh chứng cho khả năng "bắt chước" rất tài của Tinh. Anh quan sát chiếc loa thật bằng sắt và phân tích vì sao âm thanh lại khuếch to, và Tinh sử dụng một vỏ bầu to bên ngoài, bên trong có hai vỏ bầu nhỏ hơn chụp ngược lại, dán keo super, một chiếc loa máy cassette... theo đúng như cách mà loa sắt đã chặn âm, phóng âm.


Điều đáng quý nhất ở chỗ, dù "phát minh" lớn hay nhỏ, Ating Tinh đều dành tặng dân làng Cơtu.

Nguồn: tuoitre.com.vn 26/6/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…