Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 11/02/2014 20:25 (GMT+7)

Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chính quyền điện tử

  Làm thế nào thoát ra khỏi tình trạng đó? Thực tế cho thấy chỉ có 1 cách duy nhất là làm lại từ đầu trên tinh thần kế thừa tối đa những gì đã tạo ra (chủyếulà dữ liệu và hệ thống thiết bị) và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc xây dựng CQĐT. Từ thực tiễn triển khai CQĐT ở nước ta trong những năm gần đây, chúng tôi đúc kết 7 nguyên tắc dưới đây. Xin được cung cấp để những aiquantâm thamkhảo.

1.Phải tuân thủ hướng dẫn của Bộ Thông tin và truyền thông để đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống.

Hướngdẫncụ thể nhất về việc xây dựng hệ thống CQĐT được thể hiện trong Công vănSố270 /BTTTT-ƯDCNTTcủaBộ Thông tin và Truyền thôngbanhành ngày6/2/2012gửicáctỉnh, thành phố trực thuộc trungương.Nội dung quan trọng nhất của văn bản này là mô hìnhthànhphần của Chính quyềnđiệntử cấp tỉnh, thành phố mà Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn UBND xây dựng.

Mô hình này chỉ rõ các thành phán bên trong của một hệ thống CQĐT là gì và chúng quan hệvớínhau như thếnào.Theo mô hình này, mọi đối tượng bên trong và ngoài hệ thống (người dân, doanh nghiệp, cán bộ côngchức...)đều có thể truy cập vào hệ thốngbằng nhiều cách/ phươngtiệnkhác nhau (trực tiếp, qua điện thoại, thư điện tử, fax, por tal/website„.) tất nhiênlà vớiquyềntruy cập khác nhau. Hệ thống được bảo vệ, hỗ trợ bằng nhiều tầng (truyền thông - đào tạo, tổ chức, điều hành, quy định - quy chế, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thông tin,...) và tổ chức các thành phần bên trong theo nhiều lớp (lớp Giao diệnngườidùng, Quản lý các kênh truy cập; lớp Tích hợp, lớp Cơ sở hạ tầng,...).

Thông qua mô hìnhnàythể hìnhdung toànbộ hệ thống CQĐT được thiết kế, tích hợp nhiều thànhphnbêntrongvà cácthành phn này đều tuânthủnhữngnguyêntcxây dựng nghiêm ngặt nhm đảm bảotính thống nhất trong toàn hệthng.Cụ thể là:

-    Toàn bộ hạ tầng CNTT-TT (máy làmviệc, thiết bị ngoại vi, máy chủ, mạng máy tính, mạng truyền thông) được thiết kế thống nhất thành một hệ thống, hội đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về phương tiện kỹ thuật của bộ máy CQĐT. Những địa phương mua sắm máy tính, nối mạng theo kiểu tự phát, mỗi sở, ngành, quận huyện tự lo khó mà đáp ứng tiêu chuẩn này .

-    Các cơ sở dữ liệu (CSDL) được thiết kế tập trung thành một hệ thống có khả năng liên thông và an toàn cao, đáp ứng mọi nhu cầu khai thác, sử dụng trong toàn hệ thống. Theo tiêu chuẩn này những CSDL đã được xây dựng rời rạc, không hợp chuẩn ở các địa phương chắc chắn sẽ phải tổ chức lại theo cách này hay cách khác.

-    Mọi ứng dụng cungcấpdịchvụchongườidân (dịch vụ công trực tuyến của địa phương và bộ ngành, xác thực, thanh toán trực tuyến,...) hay ứng dụng nghiệp vụ nội bộtrongcác cơ quan chức năng của bộ máy nhà nước (quản lý nhân sự, tài chính, tài sản, côngvăn giấy tờ...) đều được thiết kế theo nhữngtiêu chuẩn thống nhất để có thể tích hợpchungvào một hệ thống. Theo tiêu chuẩn này, những ứng dụng rời rạc được phát triển theo đặt hàng riêng của các sở, ngành,quận,huyện sẽ phảithayđốì ,thậmchí bị loại bỏvì không phù hợp vớihệ thống CQĐTtiêuchuẩn

-    Hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn cần phải được thiết kế thống nhất trong toàn hệ thống. Đây là yêu cầu mà tất cả các hệ thống ứng dụng đã phát triển rời rạc không làm được.

Xét trên những phương diện chính nêu trên, trong nước hiện nay chỉ có 2 địa phương cơ bản đáp ứng là thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Những tỉnh, thành khác, nếu không nhanh chóng chuyển đổi sang hệ thống tiêu chuẩn mang tính hình mẫu này sẽ ngày một tụt hậu và rơi vào trạng thái CQĐT hình thức.

Vậy, câu hỏi đặt ra là làm thê nào để chuyển đổi sang mô hình tiêu chuẩn này? Câu trả lời thật sự là không dễ dàng vì phương pháp xây dựng CQĐT bài bản, chuyên nghiệp có những đòi hỏi rất cao. Dưới đây,chúng tôi xin tổng hợp lại những bước cơ bản mang tính nguyên tắc dẫn tới sự chuyển đổi đó.

2. Phải nghiên cứu EA để xác định rõ các đặc thù của hệ thống sẽ xây dựng

Tuy mô hình nguyên tắc giống nhau nhưng mỗi địa phương lại có những đặc thù riêng của mình. Vì thế, cần phải nghiên cứu xây dựng kiến trúc tổng thể (Enterprise Arch- itechture - EA) CQĐT của từng địa phương thì mới có thể "nhìn thấy" toàn cảnh những gì sẽ phải làm, làm như thế nào, theo trật tự nào, tuân thủ những ràng buộc gì để chuyển đổi từ trạng thái phát triển CQĐT hiện thời của địa phương tới trạng thái CQĐT tương lai được diễn đạt bởi mô hình mẫu mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn.

Trong cả nước hiện nay mới chỉ có TP. Đà Nẵng và Tổng cục Thống kê là 2 nơi đã xây dựng thành công EA và thật sự EA của2đơn vịnàyđang phát huy rất tốt vai trò định hướng và hỗ trợ của mình cho công tác triển khai. Trục phát triển trung tâm của xây dựng CQĐT là quá trình chuyển đổi các quy trình nghiệp vụ - chuyển từ cách thức cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền thực hiện thao tác nghiệp vụ phục vụ người dân từ thủ công sang tự động hóa một phần hay toàn bộ. Đây chính là quá trình cải cách hành chính dựa trên CNTT. Như thế, việc xây dựng EA khôngnhữngđặc tả bức tranh toàn cảnh động về sự phát triển CNTT trong bộ máy chínhquyềncòn minh họa một cách sinh động diễn biến của quá trình CCHC nhúng trong môi trường thông tin số.

Thực tiễn cho thấy những địa phương đã xây dựng quy hoạch phát triển CNTT (đến 2020 hoặc xa hơn) sẽ có thuận lợi hơn nhiều khi xây dựng EA bởi lẽ họ đã xác định rõ tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT của địa phương minh.

3. Phải kiến tạo nền tảng phát triển CQĐT dựa trên khung phát triển CQĐT thống nhất

Nhiệm vụ đặt ra cho các địa phương là cần thiết kế hệ thống CQĐT dựa trên EA của mình. Nói cách khác, toàn bộ công trình xây dựng CQĐT phải được thiết kế thống nhất, tổng thể và tất cả các thành phần được tạo ra phải có khả năng tương tác, tích hợp trong tổng thể đó. Để làm việc đó cần có một tổng công trình sư về EA có nhãn quan bao quát toàn bộ hệthốngvà điều cần làmtrướctiên là xácđịnhKhung pháttriểnCQĐT(eGovPrame) trongđóbao gồmkhungpháplý, khung nhân sự, khungkỹthuật, khung tiêu chuẩn, khung tải chính... Nói cách khác, cần xác định môitrường sinh thái CQĐTở mỗiđịaphươngtất cả những gì tác động lên quá trình xây dựng CQĐT. Dựa trên khung pháttriểnCQĐT người ta xây dựng hay thuê Nềntảngphát triển CQĐT (eGov Platform)-đó là bộ côngcụ dùng để phát triển toàn bộ hệ thống CQĐT như mô hình mẫu mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn. Tất cả các phần mềm ứng dụng, CSDL,chế bảo mật – đềuđượctạora từ nền tảng này.

Trên thị trường, các nhà phát triển CQĐTnguồnđóng không baogiờcung cấp Nền tảng phát triển CQĐT cho địa phương vì đó là bí mật nghề nghiệp mà chỉ cung cấp dịch vụ. Tính theo giá thị trường, ở Việt Nam, không một tỉnh thành nào có thể thuê dịch vụ chuyên nghiệp phát triển CQĐT cho mình dựa trên Nền tảng phát triển CQĐT nguồn đóng vì chi phí rất cao kể cả chi phí xây dựng và chi phí vận hành và luôn luôn bị phụ thuộc vào nhà cung cấp.TPHCM mới chỉ tạm tính đã lên tới con số gần 800 tỷ đồng/1 năm! Thấy trước việc này, từ năm 2007, Chính phủ đã sớm có chỉ đạo sử dụng phần mềm nguồn mở (PMNM).Theo tinh thần nguồn mở, Việt Nam có thể kế thừa, thụ hưởng những thành tựu to lớn của cả nhân loại trong lĩnh vực PMNM và có trách nhiệm đóng góp lại cho quốc tế những gì chúng ta phát triển thêm dựa trên những thành tựu đó. Như vậy, việc xây dựngnền tảng phát triển CQĐT VN dựa trên một Khung phát triển CQĐT của quốc tế là điều khả thi. Trong thực tế, thành phố Đà Nẵng đang phát triển các ứng dụng CQĐT dựa trên Nền tảng phát triển CQĐT do tập đoàn DTT tạo ra từ Khung phát triển CQĐT của Hàn Quốc do Huyndai IT Corporation chuyển giao.

Việc áp dụng nền tảng phát triển CQĐT nguồn mở ở Việt Nam sẽ giúp nhà nước tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế của người dân mỗi năm!

4.Tất cả các ứng dụng đều được xây dựng trên nền tảng phát triển CQĐT đó

Nền tảng phát triển CQĐT là bộ công cụ phát triển mọi ứng dụng bên trong hệ thống. Khi đã dùng bộ công cụ này thì nhóm phát triển phần mềm nào cũng thực hiện được những yêu cầu cụ thể đặt ra ở từng địa phương vì chủ yếu vấn đề tập trung vào định nghĩa các quy trình nghiệp vụ và các ràng buộc, phép đo, quy tắc vận hành đối với các quy trình đó chứ không phải là lập trình thuần túy. Khả năng này tạo ra nhiều lợi ích: Thứ nhất là chắc chắn đảm bảo tính nhất quán, tích hợp của các ứng dụng, CSDL, cơ chế an toàn theo mô hình mẫu của Bộ TTTT vì chúng được tạo ra từ một bộ công cụ phát triển. Thứ hai là tạo rakhả năng hợp tác giữa nhiều lực lượng phát triển trong cả nước vì nhu cầuxâydựng CQĐT ở 64 tỉnh,thànhvà 30 bộ, ngành là rất cao. Thứ ba làcùng phát triển trên nền nguồn mở nên cộng đồng phát triển PMNM Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ

5. Phải xây dựng hạ tầng CNTT-TT với trung tâm dữ liệu tập trung và chế độ bảo vệ nghiêm ngặt.

Cách tiếp cận trên cho thấy, toàn bộ sức mạnh của hệ thống tập trung về một nơi: Mọi CSDL và ứng dụng đều đặt tại Trung tâm dữ liệu quốc gia của địa phương. Như thế, có 2 yêu cầu quan trọng nhất cần được đáp ứng. Thứ nhất là tất cả mọi cán bộ công chức của bộ máy quản lý nhà nước đều có thể truy cập dễ dàng vào trung tâm dữ liệu để sử dụng phần mềm nghiệp vụ mà mình được phép tham gia như một thành viên.Thứ hai là Trung tâm dữ liệu này cần được bảo vệ an toàn tuyệt đối.

Yêu cầu thứ nhất dẫn đến việc xây dựng hạ tầng CNTT-TT phù hợp của mỗi tỉnh, thành phố. Mô hình chung được coi là hợp lý hiện nay là: Mỗi cơ quan chức năng của bộ máy chính quyền (từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp xã, phường) được trang bị mạng nội bộ (LAN) với số máy tính bằng số cán bộ, chuyên viên (1 người/1 máy), số thiết bị ngoại vi (máy in, máy quét ảnh, đọc mã vạch,...) trang bị đủ theo yêu cầu thực tế của từng cơ quan. Các mạng LAN kết nối với Trung tâm dữ liệu thông qua mạng chuyên dùng của chính phủ (CPNET) với băng thông đủ truyền video phục vụ họp giao ban qua hội nghị truyền hình.

Yêu cầu thứ hai dẫn đến những yêu cầu nghiêm ngặt đối với Trung tâm dữ liệu của địa phương: Năng lực kỹ thuật của hệ thống servers hoàn toàn đáp ứng yêu cầu, bảo vệ an ninh hệ thống qua nhiều tầng, đảm bảo nguồn điện ổn định trong mọi tình huống và có hệ thống dự phòng (back up) bên ngoài Trung tâm dữ liệu. Thông thường Trung tâm dữ liệu được bố trí ở những nơi hội đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là nơi có sẵn lực lượng cán bộ chuyên nghiệp về tổ chức và khai thác dữ liệu như Công viên phần mềm ở Đà Nẵng hay CVPM Quang Trung ở TPHCM.

6. Mọi vị trí công tác, quy trình làm việc, mức độ can thiệp vào hệ thống đều được định nghĩa và quản lý chặt chẽ.

CQĐT là một hệ thống chung cho tất cả các cơ quan trong bộ máy chính quyền tham gia làm việc. Vì vậy, tất cả các vị trí công tác, quy trình làm việc bên trong hệ thống đều được định nghĩa và giám quản chặt chẽ. Ai có quyền và trách nhiệm làm việc gì, làm theo quy trình nào... đều được xác định rõ ràng. Mọi trạng thái hoạt động của hệ thống đều được quản lý và thông báo cho Trung tâm điều hành mạng (NOC). Những quy định này không những giúp bảo vệ hệ thống mà còn tránh bị phụ thuộc vào những cá nhân khi họ vắng mặt vì lý do nào đó.

Tất cả các tổ chức và cá nhân thành viên chính thức của hệ thống đều được định danh trong CSDL của hệ thống. Từng cá nhân, tập thể phụ trách chức năng gì, cần liên hệ với cá nhân, tổ chức nào trong hệ thống cũng được định nghĩa và có cơ chế hỗ trợ.

Hệ thống hoạt động theo nguyên tắc phục vụ tối đa các cơ quan chính quyền và cá nhân bên trong hệ thống hoàn thành công việc của mình và giám sát, quản lý chặt chẽ mọi diễn biến trong hệ thống để bảo vệ hệ thống.

7. Người dân tiếp xúc với chính quyền thông qua “1 cửa điện tử”.

Người dân, người ngoài truy cậpvào hệ thống theo nhiều kênh một cách rất thuận tiện như điện thoại cố định, di động,fax, website/portal... để đảm bảo CQĐTphục vụ người dân mọi lúc, mọi nơi nhưng được quản lý chung bởi giao diện người dùng phân biệt được ai vào hệ thống vì việc gì và được phục vụ theo quy trình nào.

Người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ côngxã/phường hay tỉnh/thành chỉ cần truy cậpvào cổng thông tin điện tử của địa phươnglà sẽ được phục vụ. Hồ sơ của người dân sẽđược luân chuyển bên trong bộ máy để xử lý (người dân có thể thấy được trạng thái xử lý hồ sơ của mình đang ở đâu trong quy trình đã được công bố). Kết quả được trả cho người dân ở nơi quy định. Mức độ phát triển CQĐT càng cao thì thời giam người dântiếpxúc với hệ thống càng ít nhưng số lượng và chất lượng dịch vụ càng cao.Cách triển khai nhanh nhất và tiết kiệm nhất của các tỉnh, thành phố là tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ 2 thành phố đã và đang triển khai thành công xây dựng CQĐT theo những nguyên tắc trên, trong đó đặc biệt chú trọng đến Nền tảng phát triển CQĐT - bộ công cụ phát triển mọi ứng dụng cho địaphương mình.

Sau khi đã chọn được cách tiếp cận đúng, chuẩn bị đẩy đủ cácnguồn lực để thực hiện thì công tác giám quản (governance) sẽ quyết định thành quả cuối cùng. Đây là chỗ mà có lẽ các Ban Chỉ đạo phát triển CNTT thể hiện vai trò cùa mình một cách rõ nét nhất.

KẾT LUẬN

Trong tiến trìnhxâydựng CQĐT, khía cạnh kỹthuật chỉ làm nền cho những hoạt động quản lýnhà nướccủabộ máychínhquyên. Chấtlượng của những hoạt động đó nằm ở năng lực và tinh thần phục vụ người dân của từng cán bộ, công chức trong các cơ quan chính quyền. Vì thế, có xây dựng thành công CQĐT hay không phụ thuộc chính vào những người trong cuộc.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.