Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 22/05/2006 23:16 (GMT+7)

Những người giữ gìn nhịp đập trái tim

Đặc biệt từ 4 năm qua, Viện Tim đã triển khai điều trị mạch vành và đây là đơn vị duy nhất trong cả nước thực hiện được phẫu thuật mổ bắc cầu với tỉ lệ thành công là 97% và được đánh giá ngang với trình độ nước ngoài, lúc đầu tỉ lệ tử vong 3,5% nay chỉ còn 2,5% tương đương với nước ngoài. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều bệnh nhân lẽ ra đi nước ngoài đã ở lại VN để được Viện Tim điều trị.

Bệnh tim mạch là một trong hai căn bệnh chính gây tử vong lớn nhất ở con người. Trước kia hầu hết bệnh nhân bị bệnh tim mạch phải chọn điều trị nội khoa hay chờ chết, nếu khá giả thì đi nước ngoài phẫu thuật. Nhưng kể từ1/1/1992ca phẫu thuật tim hở đầu tiên đã được thực hiện tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh đánh dấu một bước phát triển phẫu thuật tim hở tại miềnNam.

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

Tính tới31/12/2005đã có 14.779 bệnh nhân được phẫu thuật tim tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh, các ca mổ tim bẩm sinh chiếm 60% trên tổng số các ca mổ được thực hiện. 80,81% là các ca mổ tim hở, tỉ lệ tử vong ngày càng giảm từ 3,2% năm 2004 hạ xuống còn 3,03% năm 2005.

Điều hạn chế duy nhất hiện nay tại Viện Tim so với thế giới là chưa phát triển được phẫu thuật tim cho trẻ sơ sinh (trẻ dưới 2 tháng tuổi). Theo BS. Phạm Nguyễn Vinh, Phó giám đốc Viện Tim, trẻ sơ sinh một khi đã bị tim bẩm sinh thường rất nặng, tỉ lệ tử vong cao nếu không mổ kịp thời. Để đáp ứng nhu cầu này Viện Tim đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng khoa phẫu thuật trẻ sơ sinh.Tuy nhiên thành lập khoa này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị nhiều mặt như đào tạo cho cả một ê kíp, trang thiết bị đặc biệt phù hợp vì trang thiết bị mổ tim cho trẻ sơ sinh đắt gấp đôi so với người lớn. Còn ghép tim, kỹ thuật này không phức tạp nhưng điều quan trọng nhất là phải có người cho tim vì không phù hợp với tập quán VN. Điều này cũng giống Nhật Bản - mặc dù là nước rất phát triển nhưng kỹ thuật này cũng chưa được thực hiện...

ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT

8.847 người là con số bệnh nhân đang xếp hàng chờ đến phiên mình được khám và điều trị tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh.

Trong khi đó mỗi năm Viện Tim chỉ phẫu thuật đáp ứng được gần 1/6 con số ấy tức chỉ được 1.200 ca. Bệnh đông, chờ đợi lâu đã khiến cho nhiều trái tim yếu ớt không chịu đựng nổi đã phải từ giã cõi trần. Canh cánh và trăn trở trước tình trạng này, Ban giám đốc Viện Tim đã tìm kiếm giải pháp: đầu tiên là từ 2005 Viện Tim đã cải tiến bằng cách phẫu thuật cả ngày nghỉ và khám bệnh liên tục từ 9 - 22 giờ. Điều đáng nói là các dịch vụ ngoài giờ này đều được tính giá như trong giờ. Mặc dù vậy, cũng chỉ tăng được trên 1.300 ca phẫu thuật/năm, trong khi đó một năm trung bình Viện Tim khám và có chỉ định mổ tới 2.600 người.

Song song đó là tổ chức huấn luyện chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện trong cả nước.

Cho đến nay đã có gần 2.000 bác sĩ trong cả nước được đào tạo cơ bản về siêu âm tim tại Viện Tim. Viện Tim đã chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim cho Viện Tim Hà Nội, nơi đây đã thực hiện thành công 500 ca mổ tim hở, BV Thống Nhất 60 ca, BV Nhi Đồng I và II thực hiện gần 400 ca phẫu thuật tim kín cho trẻ em, BV Trung ương Huế 1500 ca mổ tim hở. Như vậy, hiện nay bên cạnh Viện Tim TP. Hồ Chí Minh và BV Chợ Rẫy, tại miền Nam hiện có thêm 7 bệnh viện có thể phẫu thuật tim kín hay cả tim kín lẫn tim hở, đó là BV Trung ương Huế, BV đa khoa Đà Nẵng, BV đa khoa Nha Trang, Thống Nhất, Nhi Đồng 1 và 2, Triều An. Các bệnh viện này có thể phẫu thuật các bệnh như tim bẩm sinh, bệnh van tim gồm sửa van và thay van, bắc cầu động mạch vành, bệnh màng ngoài tim, bướu tim, các bệnh tim khác.

BS. Nguyễn Ngọc Chiếu - Giám đốc Viện Tim TP. Hồ Chí Minh cho biết, để đáp ứng nhu cầu tại TP. Hồ Chí Minh sẽ có một bệnh viện tư nhân mang tên Tâm Đức - bản sao của Viện Tim đặt tại Quận 7, (cạnh BV FV). BV Tâm Đức với quy mô 1.000 ca/năm. Dù là bệnh viện tư nhưng 5% tiền mổ ở đây sẽ phải trích lại để giúp cho bệnh nhân nghèo được mổ tim ở Viện Tim. Song song đó, Viện Tim sẽ được mở rộng, nâng tầng và xây thêm phòng mổ đủ để tiếp nhận 1.500 trường hợp/năm.

LÀM VIỆC VỚI TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI CAO

Bệnh tim mạch thường phức tạp từ chẩn đoán đến điều trị, trong đó hầu hết đều cần phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng. Phẫu thuật tim lại rất phức tạp do đó khác với một số ngành phẫu thuật khác để thực hiện một ca phẫu thuật tim đòi hỏi một tinh thần đồng đội rất cao và sự phối hợp chặt chẽ của cả một ê kíp từ bác sĩ chẩn đoán, điều trị nội tim mạch, bác sĩ phẫu thuật, gây mê, hồi sức, bác sĩ tim phổi nhân tạo đến điều dưỡng. Với tinh thần đồng đội ấy, từ suốt 15 năm qua đội ngũ này đã chung lưng đấu cật với nhau dành lại sự sống mỏng manh cho biết bao bệnh nhân.

Hơn thế nữa, họ còn luôn tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều cách điều trị mới.

BS. Phan Kim Phương - Phó giám đốc Viện Tim cho biết: bệnh van 2 lá và tứ chứng Fallot là đặc thù của bệnh nhân VN. Trước đây để điều trị bệnh lý van 2 lá bệnh nhân phải thay van, điều này rất tốn kém vì van phải nhập từ nước ngoài, vả lại bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng đông lâu dài, biến chứng nhiều. Khắc phục điều này, Viện Tim đã nghiên cứu kỹ thuật sửa van 2 lá chứ không thay van nhiều như trước nữa và chỉ thay trong những trường hợp thật cần thiết (14%). Kỹ thuật này đã được nhiều nước trong khu vực tới học tập. Để sửa chữa tật tứ chứng Fallot, Viện Tim đã áp dụng phương pháp mới là giữ vòng van và van động mạch phổi không mở đường phễu của tâm thất nhỏ. Biện pháp này đã được công nhận tốt nhất trên thế giới. Ngoài ra, Viện Tim còn ứng dụng các kỹ thuật mổ bắc cầu mạch vành, thực hiện kỹ thuật gây mê ở bệnh nhân bệnh van tim có thai, phối hợp với BV Từ Dũ siêu âm chẩn đoán trên thai nhi nhằm phát hiện sớm và lên kế hoạch điều trị kịp thời khi trẻ sinh ra... Và đã từ mấy năm nay Viện Tim đã thực hiện mổ sạch, không sử dụng kháng sinh dự phòng trước và sau mổ.

Vì những cố gắng đáng nể của cả tập thể đã đưa Viện Tim phát triển thành một đơn vị mạnh như ngày nay, Viện Tim đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3. Trong tập thể ấy, BS. Phan Kim Phương - Phó giám đốc Viện đã được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Đặc biệt ngày20/2/2006, GS. Alain Carpentier - chuyên gia về tim được công nhận toàn cầu và đồng sáng lập Viện Tim TP. Hồ Chí Minh, đại diện Chính phủ Pháp đã trao Huân Chương Quốc Công cho Giáo sư Viện sĩ Dương Quang Trung - Chủ tịch hội Y học TP. Hồ Chí Minh (đồng sáng lập Viện Tim) và BS. Nguyễn Ngọc Chiếu - Giám đốc Viện Tim vì đã có những đóng góp to lớn trong việc thành lập và phát triển Viện Tim, đồng thời góp phần khôi phục lại quan hệ Pháp - Việt trong lãnh vực hợp tác y tế, nhất là trên 3 trục chính: hợp tác về sức khỏe, giúp giải quyết các thách thức của ngành y tế cộng đồng và hợp tác địa phương.

Nguồn: Khoa học phổ thông24/2/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.