Thứ tư, 04/07/2007 14:56 (GMT+7)
Những "Hai lúa" trên đất Quảng Trị
Một năm miệt mài nghiên cứu, ý tưởng đã thành hiện thực
Sau khi được chị Nguyễn Thị Lệ (cán bộ Phòng Công nghiệp - Thương mại huyện Vĩnh Linh) giới thiệu, tôi đã đến gặp “Hai lúa” Phan Văn Lệ. Anh tâm sự: “Trước đây, Đội Cơ khí của Nông trường Bến Hải đã chế tạo được chiếc máy tuốt tiêu với công suất 10 tấn/h nhưng không sử dụng được. Sống trên miệt vườn tiêu xanh mướt, tôi mong muốn chế tạo được chiếc máy tuốt tiêu nhỏ, phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ gia đình. Đến năm 2005, tôi bắt đầu tập trung nghiên cứu và sau một năm mày mò thiết kế, chế tạo, tôi đã thành công”.
Chiếc máy tuốt tiêu có trọng lượng khoảng 50 kg. Phía sau có 2 bánh xe và phía trước có khung sắt để kéo máy đi, như vậy, máy rất dễ di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Máy gồm có: Bộ trục xoắn, sàng và máng (máng phía trên để đổ buồng tiêu vào và máng phía dưới hứng hạt tiêu sau khi đã tuốt xong). Trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, anh đã nghiên cứu rất kỹ về nguyên lý hoạt động của máy để sao cho hạt tiêu không bị dập nát. ưu điểm của máy là năng suất cao, đạt 1 tấn hạt tiêu/h (nếu tuốt bằng tay thì một người tuốt được 50 kg/h và hạt tiêu chưa được phân loại); tốn ít điện năng - chỉ khoảng 1 kW/h (trường hợp không có điện thì dùng tay quay cho máy hoạt động, với 2 người cùng làm việc); hạt tiêu được phân ra 2 loại - loại hạt chắc và loại hạt lép (anh đã làm 2 loại sàng khác nhau và hạt tiêu rơi xuống 2 máng khác nhau - máng hạt chắc và máng hạt lép). Đây là bí quyết để sản phẩm của anh có tính ứng dụng cao hơn. Tính đến nay, anh đã bán được 12 máy (giá 3 triệu đồng/máy), ngoài ra còn có một số khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt mua.
Ước mơ được gặt lúa bằng máy
|
Tạm biệt anh Phan Văn Lệ, tôi tiếp tục tới gặp “hai lúa” Lê Văn Sở. Khoảng 12 giờ trưa, trời mưa to nhưngông vẫn miệt mài với công việc của người thợ cơ khí. “Hai lúa” Lê Văn Sở là cựu chiến binh, tuổi xấp xỉ 70, hiện vừa làm nghề nông, vừa làm thợ cơ khí, sửa chữa máy móc nông nghiệp cho bà con trongđịa phương. ông tâm sự: “Cách đây vài năm, tôi nhìn thấy chiếc máy gặt lúa trên ti vi, từ đó, tôi ước mơ làm được máy gặt lúa để giúp bà con nông dân giảm bớt lao động vất vả, tăng hiệu suất ngàycông và rút ngắn thời gian thu hoạch. Khoảng gần một năm sau, tôi mạnh dạn mua một chiếc máy cắt cỏ cũ, không sử dụng được (với giá 500.000 đồng) để tìm cách cải tiến. Sau gần một năm nghiên cứu,thiết kế, chế tạo (làm đi, làm lại rất nhiều lần), tôi đã hoàn chỉnh được chiếc máy gặt lúa”. Chiếc máy gồm có 5 hàm, phía dưới hàm có 2 lưỡi dao, có lá chắn phía sau và dây băng tải để kết hợp với 5hàm và lưỡi dao đưa lúa về phía bên phải máy (khi gặt, lúa sẽ rơi thành một hàng thẳng tắp phía bên phải máy). Máy có ưu điểm: Năng suất cao, đạt 6 sào/h (nếu gặt bằng tay thì 6 sào phải mất 4 ngàycông), người gặt ngồi trên máy điều khiển, cắt lúa cao hay thấp tuỳ theo ý muốn; khi gặt, lúa không bị rụng hạt và sót nhánh; tốn ít nhiên liệu (1 giờ gặt chỉ tốn 1 lít dầu điêzen). Một ưu điểm nữalà máy có thể tháo bộ phận gặt ra và lắp bộ phận phay đất để cày và bừa. Hiện nay, một chiếc máy gặt có giá khoảng 7 triệu đồng. ông đã dùng máy gặt từ năm 2004 đến nay, theo cách: Đến thời vụ, ônglàm “dịch vụ” cho bà con địa phương với giá rất rẻ (18.000 đồng/sào). Hiện nay, ông đang có ý tưởng tiếp tục chế tạo một máy gặt đập liên hợp để giải phóng sức lao động cho người nông dân.Từ ý tưởng sáng tạo đến thành công phải mất gần 3 năm
|
Tạm biệt đất thép Vĩnh Linh, tôi lại tiếp tục vào Hải Lăng để gặp “Hai lúa” Văn Đức Quynh. Anh cho biết:“Mảnh đất Hải Phú rất phù hợp để phát triển cây bắp. Đến thời vụ thu hoạch, bà con nông dân phải ngồi tách từng hạt bắp, tôi thường trăn trở phải làm sao có được chiếc máy để giải phóng sức lao độngcho bà con”. Sau khi hoàn thành bản vẽ thiết kế, anh phải mất gần 3 năm để mày mò nghiên cứu, chế tạo từng chi tiết, sửa đi sửa lại nhiều lần... để cuối cùng, chế tạo thành công chiếc máy. Máy táchhạt bắp có trọng lượng khoảng 50 kg, gồm các bộ phận chính: Máng trên để đựng trái bắp chưa tách và máng dưới để đựng hạt bắp; trục giữa (có răng cưa để tách hạt bắp), lõi bắp sẽ ra theo trục; một bộphận phụ để điều chỉnh trái bắp (to và nhỏ) áp sát vào trục. ưu điểm của máy là công suất lớn, tách được 3 tạ bắp/h (nếu tách bằng tay thì phải có 10 người làm trong một giờ); hạt bắp không hề bị vỡ,xước; chi phí điện năng thấp (1,2-1,5 kW/h), chỉ cần dùng điện 1 pha, còn trong trường hợp không có điện thì dùng máy nổ; máy nhỏ, dễ vận chuyển. Giá máy hiện nay là 3,5 triệu đồng/chiếc. Anh đã bánđược vài chiếc máy và hiện có một số khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt mua. Ngoài ra, anh đang ấp ủ ý định sản xuất máy lớn để tách đồng thời 3 bắp (công suất tăng gấp 3 lần). Hiện nay, anh đã thửnghiệm thành công máy bóc lạc (với công suất 2 tạ/h).Nguồn: T/c Hoạt động khoa học, số tháng 6/2007, tr 55