Nhọc nhằn cặp vợ chồng ngô “mật độ cao”
Bà Trịnh Thị Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Thần Nông, phu nhân đồng thời là cộng sự đắc lực của KS Chu Văn Tiệp, tác giả phương pháp trồng ngô mật độ cao, chỉ cười: "Lo đến nỗi thành quen rồi".
Với khuôn mặt khắc khổ và đôi mắt có nhiều vết chân chim, bà Thanh kể lại cuộc sống khốn khó và lo toan của hai vợ chồng. Nguyên là cán bộ của Viện Hoa quả Hà Nội, bà xin về hưu non buôn bán đủ thứ để kiếm tiền giúp chồng, vốn là công chức của Vụ Hợp tác, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, làm khoa học.
Phương pháp trồng ngô mật độ cao dựa trên nguyên lý mở rộng khoảng cách hàng, rút ngắn khoảng cách cây trên hàng, chỉnh tán lá tương lai của các cá thể trên cùng hàng song song với nhau, v.v...
Buồn một nỗi, vợ chồng KS Tiệp khốn khổ với đứa con tinh thần ngay từ khi nó mới ra đời chỉ vì nó chẳng giống ai, chỉ vì nó dám thách thức các học hàm học vị xưa nay yên vị trên các tháp ngà cao chót vót.
Phương pháp trồng ngô mật độ cao của vợ chồng KS Tiệp lại ngược hẳn với kỹ thuật trồng ngô truyền thống. Lúc đầu thành công ít, ít người phản đối. Càng ngày, phương pháp càng tỏ ra có hiệu quả thực tế, sự phản đối càng mạnh, nhất là từ chính những chuyên gia trồng ngô.
Không có phòng thí nghiệm, đồ đạc thí nghiệm, thậm chí không có bất cứ nguồn kinh phí nào, hai vợ chồng ông Tiệp, bà Thanh bơi trong bể khó khăn nhiều lúc tưởng không thể vượt qua nổi.
Vai khoác túi, quần áo lấm lem bùn đất, ông Tiệp, bà Thanh đang vui vẻ thu hoạch ngô cùng bà con nông dân Triệu Sơn, Thanh Hoá vào một ngày giáp Tết sàn sạt. Nhìn những bắp ngô to, mẩy, trồng theo phương pháp mà Cục Sở hữu Trí tuệ xác nhận là của riêng ông bà xếp đống bên bờ ruộng, trong mắt mệt mỏi cặp vợ chồng này ánh lên niềm vui. Bà Trịnh Thị Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Thần Nông, phu nhân đồng thời là cộng sự đắc lực của KS Chu Văn Tiệp, tác giả phương pháp trồng ngô mật độ cao, chỉ cười: "Lo đến nỗi thành quen rồi". Với khuôn mặt khắc khổ và đôi mắt có nhiều vết chân chim, bà Thanh kể lại cuộc sống khốn khó và lo toan của hai vợ chồng. Nguyên là cán bộ của Viện Hoa quả Hà Nội, bà xin về hưu non buôn bán đủ thứ để kiếm tiền giúp chồng, vốn là công chức của Vụ Hợp tác, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, làm khoa học. Phương pháp trồng ngô mật độ cao dựa trên nguyên lý mở rộng khoảng cách hàng, rút ngắn khoảng cách cây trên hàng, chỉnh tán lá tương lai của các cá thể trên cùng hàng song song với nhau, v.v... Buồn một nỗi, vợ chồng KS Tiệp khốn khổ với đứa con tinh thần ngay từ khi nó mới ra đời chỉ vì nó chẳng giống ai, chỉ vì nó dám thách thức các học hàm học vị xưa nay yên vị trên các tháp ngà cao chót vót. Phương pháp trồng ngô mật độ cao của vợ chồng KS Tiệp lại ngược hẳn với kỹ thuật trồng ngô truyền thống. Lúc đầu thành công ít, ít người phản đối. Càng ngày, phương pháp càng tỏ ra có hiệu quả thực tế, sự phản đối càng mạnh, nhất là từ chính những chuyên gia trồng ngô. Không có phòng thí nghiệm, đồ đạc thí nghiệm, thậm chí không có bất cứ nguồn kinh phí nào, hai vợ chồng ông Tiệp, bà Thanh bơi trong bể khó khăn nhiều lúc tưởng không thể vượt qua nổi. Năm 1998, sau hơn 20 năm lặn lội, hai vợ chồng xin đăng ký độc quyền sáng chế "Phương pháp trồng ngô mật độ cao". Phải sau bốn năm, công trình của họ mới được cấp bằng vì phải chờ kiểm chứng kết quả thực tế. Với tấm bằng sáng chế, phương pháp trồng ngô mật độ cao của KS Tiệp có được chỗ dựa pháp lý và khoa học hơn. Lãnh đạo các tỉnh Sơn La, Hải Dương đồng ý cho trồng thử nghiệm trên đồng ruộng. Thành công bước đầu khiến ông bà vinh dự nhận Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2004. Cái giải Khuyến khích ấy là chiếc mề đay hai mặt. Mặt chính diện là sự khẳng định tiếp theo về mặt khoa học giá trị của sáng kiến, vốn không phức tạp về quy trình, không dày đặc các công thức toán, không lằng nhằng các xét nghiệm cầu kỳ nhưng lại hoàn chỉnh, sáng rõ về ý tưởng. Còn cái mặt sau của mề đay chính là sự thận trọng cần thiết đối với một sáng kiến trong lĩnh vực sinh học, lĩnh vực nông nghiệp vốn rất khắt khe về thời gian và cỡ mẫu kiểm chứng. Song, những người thiếu thiện chí lại lấy đó làm bằng chứng để viện rằng giá trị của công trình chỉ đến thế. Tháng 9/2005, lần đầu tiên, cặp vợ chồng ngô mật độ cao được phép trồng trình diễn ngô theo phương pháp mới trên diện tích lớn chưa từng có, 10.080 m2 của 22 hộ dân, xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Suốt 120 ngày ròng rã, không biết bao nhiêu lần ông bà phải bắt xe từ Hà Nội về Thanh Hoá giúp bà con những thao tác mới như gieo hạt có chủ ý (định vị phôi khi mới tra hạt) và trồng với mật độ dày (10-15 cây/m2) thay cho phương pháp cũ, phương pháp gieo tự do và trồng với mật độ thưa (4-7 cây/m2). Kỹ thuật bà con vừa nắm vững, trồng thử, mầm ngô chưa kịp nhú thì bão số 7, cơn bão kỳ dị nhất ở Việt Nam trong vòng nửa thế kỷ qua, ập đến. Bao công sức thành mất trắng, bà con nản. Ông Tiệp, bà Thanh lại tất tả phi gần 200 km về Thanh Hoá thuyết phục 22 hộ dân trồng lại từ đầu. Tết này, vất vả nhưng vui "Năm nay, chúng tôi đón Tết đạm bạc nhất từ trước tới nay", KS Tiệp tâm sự, "Khi nhân dân náo nức lo Tết Ông Táo, vợ chồng tôi vào Thanh Hoá giúp bà con thu hoạch ngô và tổ chức hội thảo đầu bờ". Họ vui vì bão số 7 kinh thế vẫn không ngăn được nhân dân Triệu Sơn thu hoạch vụ ngô mật độ cao đầu tiên. Thăm dò kết quả thử nghiệm ở các tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Hải Dương, Sở Nông nghiệp & Phát Triển Nông thôn Thanh Hoá dè dặt cử người về đo đạc, cân đong để lấy số liệu. "Dù chưa có kết quả chính xác nhưng bằng mắt chúng tôi cũng nhận thấy trồng ngô mật độ cao cho năng suất cao hơn", chị Trịnh Thị Ngọc, cán bộ kỹ thuật, Hợp tác xã Minh Dân, nói, "Phương pháp dễ làm lại cho kết quả cao. Nhân dân ai cũng vui". Ngày 25/1/2006 (ngày 26 Tết âm lịch), trong khi nhân dân nhộn nhịp sắm Tết, hai vợ chồng KS Tiệp vẫn mải mê với công việc. Bà Thanh ở lại Thanh Hoá lo thu hoạch ngô cùng bà con, ông Tiệp ở nhà làm sổ sách giấy tờ. Nhìn căn nhà chưa có hương vị Tết, ông Tiệp cười xoà.
|