Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 03/01/2007 14:39 (GMT+7)

Nho "Ba Mọi" hội nhập WTO

  • Trồng nho thời “chấm com”

Sản phẩm nho sạch mang thương hiệu Ba Mọi đã nổi tiếng khắp thị trường trong Nam, ngoài Bắc. Chủ nhân của những chùm nho “Made in Ba Mọi” là một nông dân chính gốc miệt vườn Ninh Thuận, tên là Nguyễn Văn Mọi. 58 tuổi đời, ông đã có trên hai thập kỷ “bảy nổi ba chìm” với cây nho.

Để có được những chùm nho sạch, hương vị ngọt ngào, Ba Mọi đã dày công ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Mọi chuyện bắt đầu từ cuối năm 2000, khi giống nho xanh NH01-48 của Trung tâm Nghiên cứu Cây bông Nha Hố được Ba Mọi trồng thử nghiệm ngay trên 1.000m2 đất ruộng gò.

Điều may mắn là ông Ba Mọi được các nhà khoa học ở Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp (thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam ) nhận làm “bà đỡ” đưa chế phẩm sinh học vào sản xuất nho an toàn, không để lại dư lượng hóa chất sau thu hoạch.

Ba Mọi sử dụng các chế phẩm sinh học Pitazin, Aztron, Mastercoops trong việc phòng trừ sâu bệnh; sử dụng phân bón vi sinh EM, OLICIBI thay thế phân bón hóa học. Sau bốn tháng ăn không ngon, ngủ không yên trong “cuộc chơi” đầy may rủi, cây nho giống mới NH01-48 đã đem lại cho Ba Mọi mùa trái ngọt lành.

Với 1.000m2 đất trồng nho ngay trong vụ đầu, ông thu hoạch được 0,7 tấn, sau đó tăng lên 1,2 tấn ở vụ thứ hai, rồi 1,5 tấn ổn định ở vụ thứ ba. 1kg nho xanh NH01-48 bán tại vườn với giá 13.000-15.000 đồng/kg, cao gấp 2-3 lần so với nho đỏ (Red Cartinal). Người trồng nho xanh an toàn có mức lãi trung bình 10 triệu đồng/sào/vụ.

Với giá trung bình trên 20.000 đồng/kg, nho an toàn Ba Mọi được người tiêu dùng ưa chuộng. Những bịch nho “Made in Ba Mọi” xếp ngang hàng với nho “Made in USA”, nho “Made in Thailand ” trong các siêu thị tên tuổi ở Sài Gòn.

Ngày cuốc đất “oải xương”, tối đến, Ba Mọi cắp sách về Phan Rang luyện tin học. Có được chút vốn ngoại ngữ thời học phổ thông, ông mua máy tính lắp mô- đum (modem) lướt web rồi “save as” những thông tin cần thiết cho nghề trồng nho.

Ông cũng đang sở hữu chiếc máy Canon Pro 1 có độ phân giải tới 8 “chấm” (8 megapixel) để chụp ảnh mẫu nấm bệnh rồi lưu vào máy tính làm cơ sở dữ liệu xử lý quy trình sản xuất nho an toàn. Ba Mọi là nông dân đầu tiên ở Ninh Thuận áp dụng có hiệu quả công nghệ tin học vào quy trình trồng nho an toàn chất lượng cao. Ông đang xúc tiến xây dựng trang web “Ba Mọi chấm com” để giới thiệu sản phẩm nho Ninh Thuận đến với thị trường trong và ngoài nước.

“Thời buổi hội nhập với kinh tế toàn cầu, mình cũng phải ứng dụng nhanh công nghệ thông tin để nắm bắt chủ trương của Nhà nước và công ăn chuyện làm của bà con nông dân, đồng thời quảng bá sản phẩm của dân mình đến với thế giới. Các phần mềm tiện ích giúp mình lưu trữ, phân tích dữ liệu và hoạch định chiến lược làm ăn lâu bền”, Ba Mọi phấn khởi nói.

  • Từ Ngôi sao đỏ đến vang nho

Sau khi trồng thành công 1,6ha giống nho xanh NH01-48 cho trái chín vàng ươm, Ba Mọi nghiên cứu trồng tiếp giống nho Red Star (Ngôi sao đỏ) trên diện tích 4.000m2.

Hôm tôi đến thăm trang trại gặp mùa “Ngôi sao đỏ” vừa chín tới, trái treo chi chít chật cành. Những tháng cuối năm nay, miền Trung liên tục bị mưa bão, nhiều gia đình trồng nho khóc ròng vì bông trái “tuột cành”, riêng Ba Mọi đang thu hoạch nho Red Star cân nặng 400-500g/chùm.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (thứ hai từ trái qua) thăm hầm rượu vang của cơ sở Ba Mọi.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (thứ hai từ trái qua) thăm hầm rượu vang của cơ sở Ba Mọi.
Ông rất xứng đáng được các lão nông bản địa phong tặng danh hiệu “Vua nho” xứ đồng Ninh Thuận. Trái nho Red Star được Ba Mọi bao bọc bằng một loại giấy đặc biệt để chống nắng làm rámda.

Thưởng thức “Ngôi sao đỏ” đầu mùa ngay giữa vườn nho Ba Mọi, tôi cảm nhận hương vị ngọt ngào riêng của nó. Đây là lứa nho Red Star đầu tiên mang thương hiệu Ba Mọi được đưa vào tiêu thụ tại các siêuthị lớn ở Sài Gòn.

Buổi chiều lập đông, trời miền Trung se lạnh, Ba Mọi ân tình mời tôi nhâm nhi cốc rượu vang đỏ nồng ấm. Sau hơn một năm nằm hầm, vang nho sóng sánh thơm lừng. Sau gần 20 năm lăn lộn khắp vùng đất Phan Rang, lần đầu tôi được thưởng thức vang nho do chính người địa phương sản xuất.

Đây cũng là một sản phẩm mới được Ba Mọi chiết xuất từ giống nho Syraz chuyên làm rượu. Cách đây 3 tháng, tôi cũng đã theo chân nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt xuống thăm hầm rượu vang trong trang trại Ba Mọi sâu khoảng 10m so với mặt đất. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất thích cung cách làm ăn của “Vua nho”. Cứ mỗi lần về Ninh Thuận, ông lại hỏi thăm chuyện làm ăn của Ba Mọi.

Ba Mọi đã hoàn thành thủ tục kiểm nghiệm chất lượng và đăng lý “nhãn hiệu cầu chứng” mang tên Rượu vang nho Phan Rang. Đến mùa Nô-en năm nay, thị trường Việt Nam có thêm một thương hiệu rượu vang do Ba Mọi sản xuất từ nho Phan Rang. Tôi tin rằng những sản phẩm mới của “Vua nho” sẽ được người tiêu dùng chấp nhận nhờ chất lượng sản phẩm và cung cách làm ăn luôn trọng chữ tín của ông nông dân xứ sở miệt vườn này.

“Gia nhập WTO là chấp nhận với cuộc chơi thương trường đầy tính cạnh tranh nhưng tui đâu có ngán! Mình có ưu thế là nho cắt tại Ninh Thuận sau 12-24 giờ là có mặt ở TP Hồ Chí Minh, không cần sử dụng hóa chất bảo quản.

Qua mấy năm cung cấp nho tươi cho siêu thị, tui thấy giá nho Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với giá nho nhập khẩu nhưng chất lượng tương đương. Từ chứng chỉ Best Food năm 2005 của Việt Nam, tui đang phấn đấu xây dựng quy trình sản xuất trái cây ngon theo tiêu chuẩn EurepGap của Thụy Sĩ. Nếu đạt được tiêu chuẩn EurepGap thì trái nho Việt Nam sẽ “lội ngược dòng” trở lại thị trường Âu- Mỹ. Cuộc đời con người có đi khắc đến, tui tin rằng mình còn đủ quỹ thời gian để làm được điều mong ước này”, Ba Mọi nói chắc như đinh đóng cột.

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn (15/12/06)

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.