Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 10/06/2013 22:29 (GMT+7)

Nhiều trường hợp đột tử vì rượu ngâm

Nói về thú chơi này, ông Trung cho biết: “Thực chất, bào thai hổ cũng giống như nhiều động vật bao tử khác. Đang trong thời kỳ phát triển, chúng mang trong mình rất nhiều chất bổ. Tuy nhiên, chính sự phong phú về các chất bổ dưỡng đó đồng nghĩa với việc đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật không có lợi cho sức khỏe”.

Ông Trung giải thích, đầu tiên, việc ngâm rượu bào thai hổ rất dễ dẫn đến khả năng ôi thiu do cơ thể hổ đang phân hủy. Lúc này, họ uống rượu không những không tăng cường được sức khỏe mà còn rước thêm bệnh vào người. Chưa kể đến việc trước khi ngâm rượu, hổ con có thể bị bệnh truyền nhiễm hoặc dính chất độc nào đó. Vì vậy, có thể thấy rằng, việc ngâm bào thai hổ hay các bào thai khác (dê, bê, khỉ) với rượu tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại.

Theo vị lương y này, việc ngâm rượu bào thai hổ hiện nay không phải hiếm, rất nhiều đại gia sẵn sàng “đổ” cả đống tiền để có một món “đặc sản” tăng cường khả năng sinh lý đàn ông. Tuy nhiên, công dụng của nó chỉ là lời đồn đoán. Người ta truyền tai nhau để rồi lại chạy theo phong trào tốn tiền, hại sức khỏe.

Trên thực tế, nếu xét về mặt khoa học mà nói thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc ngâm bào thai hổ với rượu đem lại hiệu quả tốt. Việc nam giới muốn bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý thì có nhiều cách, có rất nhiều vị thuốc thay thế hiệu quả cao đã được chứng nhận. Hơn nữa, để có bào thai hổ để ngâm rượu, họ phải mổ bụng hổ mẹ lúc còn sống để lấy hổ con. Như vậy là họ đã giết hai cá thể hổ quý hiếm. Về mặt pháp luật thì từ lâu việc làm này bị nghiêm cấm.

Hiện nay, hổ là một trong những loài hoang dã quý hiếm được đưa vào sách đỏ, không sử dụng dưới mọi hình thức kể cả dùng xương hổ để nấu cao. Việc nhiều người tìm những món “hàng độc” để ngâm rượu nhằm đem lại những hiệu quả tức thì trong khả năng sinh lý của nam giới thì cũng chỉ là lời đồn đoán của những kẻ hiếu kỳ.

Lương y Vũ Quốc Trung khẳng định: “Không chỉ có riêng bào thai hổ mà việc ngâm rượu với nhiều động vật khác chúng ta cũng cần hết sức cẩn trọng, nếu không hậu quả sẽ khôn lường. Bởi vì, kể cả rượu ngâm động vật và rễ cây khi hòa vào nhau rất dễ sinh ra độc tố. Trong dân gian, nhiều người rất tùy tiện khi lấy những loại động vật như bọ cạp, tổ kiến, cây đinh lăng, củ sâm… cho vào ngâm rượu làm thuốc, mà cũng không cần biết cách ngâm như thế nào, liều lượng ra sao, chúng có tốt thật không hay có hại.

Ở Việt Nam có một điều rất lạ, nhiều người dân thường hành động theo trào lưu, thấy người ta làm cũng học theo mặc dù không hề biết công dụng, mục đích của việc mình đang làm. Thực tế, đã có nhiều bài học đáng tiếc xảy ra khi uống rượu ngâm với nhiều loại tạng phủ động vật. Tôi đã chứng kiến không ít trường hợp đã đột tử vì rượu ngâm. Cho nên, việc uống rượu theo tin đồn mà thiếu đi sự thận trọng đồng nghĩa với việc họ đang rước tử thần vào nhà”.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).