Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 05/05/2006 21:47 (GMT+7)

Nhân Tuần lễ Quốc gia Nước sạch & Vệ sinh nông thôn (28/4 - 4/5/2006): Xem “thầy địa lý” tìm nước

Tôi gặp KS Trịnh Quốc Hải - Cán bộ Phòng Địa Kỹ thuật, Viện Địa chất (GI) thuộc Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam, tại một địa điểm ở huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình), cùng KS Vũ Bằng, một trong những người Việt Nam đầu tiên đem thuật ngữ “tia đất” vào Việt Nam và ứng dụng nó để tìm chỗ đất tốt hay xấu cho sức khỏe.


Hôm ấy, hai tuần trước Tuần lễ Nước sạch năm nay, KS Hải vừa về từ xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn, Hòa Bình), nơi GI có hợp đồng với tỉnh Hòa Bình khoan thăm dò tìm nước sinh hoạt cho bà con.


Một mũi khoan cắm xuống nền đất đá từ cuối năm ngoái, song xui xẻo thế nào, đến độ sâu 20m, gãy mũi khoan. Thế là phải dừng lại vì mỗi mét khoan tốn 1 triệu đồng chứ không ít.


Nay các nhà khoa học lên xác định chỗ khoan khác cách chỗ cũ vài mét. Mỏ nước ở các vùng núi đá vôi thường không nhiều và nếu có cũng không mấy lớn. Vì thế chỉ chệch một tý là hỏng. Và nước đã có. Khoan một lần có ngay, lưu lượng 3m3/giờ, đủ dùng cho chục hộ.

- Các điểm khoan nước khác mà KS Vũ Bằng phối hợp thành công với GI có thể kể đến khu trang trại ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang hồi tháng 8/2005.


- Tại xóm Tiên Tiến, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong ba năm, từ 2/3/2005, “thầy địa lý” Vũ Bằng giúp tìm và khoan thấy nước sinh hoạt cho 12 giếng.


- Theo KS Hải tại GI, phương pháp kỳ dị của KS Bằng không thể xây dựng thành quy chuẩn để triển khai diện rộng bởi nó không phù hợp với bất cứ phương pháp hiện hành nào. Tuy nhiên, do độ chính xác rất cao của cách tìm không giống ai ấy, các nhà khoa học ở GI vẫn thường mời KS Bằng đi mỗi khi khảo sát mỏ nước. “Nhiều khi chúng tôi giảm rất nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc” - KS Hải nói với Tiền Phong.


Kỳ lạ nữa là, suốt hai năm hợp tác với KS Bằng, KS Hải thừa nhận vẫn chưa thể làm chủ phương pháp mặc dù cũng được trao các công cụ thô sơ như đôi đũa kim loại hay quả lắc.



















Trước đó, thôn cũng được hưởng một giếng với công suất 2,5m3/giờ. Thành thử, bà con Ngọc Sơn mừng như bắt được ngọc nơi sơn trang nghìn năm nay chỉ dựa vào nước suối.


Nhưng điều thú vị của câu chuyện Ngọc Sơn chính là cách tìm ra mỏ nước không giống ai. KS Hải thừa nhận các phương pháp tìm nước kinh điển là rất chính xác song vô cùng tốn kém về thời gian và tiền bạc.


Thông thường, để khoan thăm dò một mỏ nước ngầm bằng phương pháp địa vật lý hiện đại, phải mất ít nhất hai ngày. Đầu tiên phải vẽ  ít nhất ba mặt cắt tại điểm khoan thăm dò. Mỗi mặt cắt cần không dưới 15 điểm khảo sát và chi phí cho mỗi điểm cỡ 600.000 đồng. Vị chi, tổng chi cho đợt khảo sát hiện đại phải 25-30 triệu đồng.


Nếu tính cả các đo vẽ bản đồ, khảo sát địa chất thủy văn, chụp ảnh vệ tinh, trước đó, v.v..., chi cho một điểm khảo sát đội thêm 10 triệu đồng.


Chính vì sự nhiêu khê về thời gian và tiền bạc như thế, tiến độ khoan giếng nước cho các vùng sâu vùng xa và vùng núi rất chậm.


KS Hải cũng không tin phương pháp của KS Bằng. Nhưng thực tiễn lại hoàn toàn trái ngược với hoài nghi về lý thuyết. Hai điểm khoan giếng ở Ngọc Sơn kia không phải được tìm bằng địa vật lý, bằng quy trình khoa học chính thống, mà bằng phương pháp cực kỳ đơn giản, dò tìm tia đất.


“Thầy địa lý” Vũ Bằng chỉ mất 15 phút để chỉ ra điểm này hay điểm kia có nước hay không. Tổng kinh phí khảo sát không bao giờ vượt quá 5 triệu đồng. Đã thế, còn tự đặt điều kiện, thấy nước trước trả tiền sau.


Anh Mai Như Núi ở Lai Châu, trưởng một nhóm toàn người miền núi chuyên nghề khoan, thừa nhận việc xác định vị trí mỏ nước của KS Vũ Bằng có độ chính xác trên 90%. “Chưa bao giờ chúng tôi khoan sướng như bây giờ. Hợp tác với bác Bằng, hầu như khoan đâu trúng đấy”.


Một ngày đầu tháng Tư năm nay, tôi theo KS Vũ Bằng lên bản Biện (xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc, Hoà Bình) để nghiệm thu hai giếng khoan nước trên vùng núi cao hơn mặt biển gần nghìn mét. Đấy là khu trang trại rộng 35 ha của nhóm các nhà khoa học triển khai công nghệ trồng cây rau quả ôn đới cung cấp cho Hà Nội.


Gần 4 tỷ đồng đầu tư ban đầu nhưng đến khi đụng đến điều tưởng đơn giản nhất lại tắc. Không có nước. KS Trần Lệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vạn Thành, quá hiểu thảm họa đang chờ trang trại khi bản thân ông có hàng đống bài học từ sở hữu 5 trang trại rau hoa lớn nhất Đà Lạt.


Ông mời KS Vũ Bằng. Trong lòng vẫn không tin nên mời luôn một giáo sư ở Đại học Địa chất lên trang trại cùng ngày cùng giờ. Hai nhà khoa học, một hiện đại và một bằng phương pháp bí hiểm sau khi hoàn thành khảo sát, đưa ra trả lời hoàn toàn khác nhau.


Giáo sư X, mất nửa ngày khảo sát, nói với bên thuê khảo sát “Tôi chỉ có thể trả lời trong vòng sáu tháng nữa”. KS Vũ Bằng,  nửa tiếng đi khảo sát với cái khung dây kỳ dị, trả bài tại trận: “Tôi khẳng định có nước và tìm được vị trí khoan rồi”.


Vị trí đó đúng là có nước với lưu lượng 4m3/giờ mỗi giếng cách nhau 500 mét theo đường chim bay, vượt quá mong đợi của bên thuê.

Nguồn: tienphongonline.com.vn 28/4/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…