Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 04/06/2013 23:11 (GMT+7)

Nhân danh nhân dân

Đại biểu Dương Trung Quốc đã nói cực kỳ đúng là: “Bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân nhưng toàn là chuyện nhân danh cả thôi”. Ông nói thế khi phát biểu đề nghị Quốc hội muốn thông qua sửa đổi HP lần này trước hết cần phải giải quyết tình trạng “treo” HP. Đó là những quyền của người dân đã được ghi trong bốn bản HP từ 1946 đến 1992 nhưng chưa bao giờ được cụ thể hóa bằng các bộ luật: quyền hội họp và biểu tình; quyền lập hội; quyền phúc quyết, tức trưng cầu dân ý.

Ông Quốc cũng rất băn khoăn ở chỗ: “Ta đã đầu tư không ít để lấy ý kiến nhân dân, nhân dân rất hào hứng để tham gia, vậy mà ta lại chỉ nhân danh ý kiến nhân dân để điều chỉnh mà lại không thuyết phục thì tôi cho là sẽ ảnh hưởng đến hiệu ứng xã hội”.

Điều ông Quốc nói rất đúng, rất trúng, chỉ ra được một nguyên nhân chậm trễ của việc lập pháp là bệnh nhân danh nhân dân. Và thí dụ không cần phải tìm đâu xa, không phải lâu lắc gì, có ngay tại nghị trường lần họp này. Nó ở trong ý kiến của đại biểu Phạm Trường Dân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, khi bàn về việc đổi tên nước.

Ông Dân nói: “Người dân không quan tâm tên nước như thế nào, chỉ người hưu trí quan tâm... Chúng ta không cần đổi tên nước vì nếu đổi tốn kém trăm bề”. Một ý kiến bất chấp sự tổng kết đóng góp của nhân dân đã được ban dự thảo sửa đổi HP đưa vào các bản biên tập HP mới trình Quốc hội.

Một ý kiến cho thấy vị đại biểu này đã thiếu thông tin trầm trọng hoặc đã phớt lờ thông tin nghiêm trọng, những thông tin đã được các phương tiện truyền thông chính thức đăng tải suốt cả thời gian vừa qua quanh chuyện sửa đổi HP. Chỉ cần đặt câu hỏi cho ông Dân là ông căn cứ vào đâu, dựa vào đâu để dám nhân danh nhân dân mà nói “người dân không quan tâm tên nước thế nào”, rồi lại “chỉ người hưu trí quan tâm”. Nói thế là xúc phạm nhân dân nói chung, người hưu trí nói riêng. Đại biểu do dân bầu mà phát biểu nhân danh nhân dân như vậy thì không ổn.

Trong khi đó đại biểu Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban Biên tập sửa đổi HP 1992, khi thảo luận đã cho hay: “Khi chúng tôi lập luận về tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với những lý lẽ rất thuyết phục, nhiều người đã “ước” giá như năm 1976 không đổi sang tên CHXHCN Việt Nam là tốt nhất”.

Còn khi với tư cách trưởng ban biên tập trình bày một phương án sửa đổi HP trước Quốc hội thì ông Lý khẳng định là phải chọn tên nước CHXHCN Việt Nam: “Việc giữ nguyên tên nước CHXHCN Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên CNXH, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế”.

(Có ai tự hỏi năm 1976 khi đổi từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang CHXHCN Việt Nam thì ta có vấp phải những chuyện này không mà sao ta vẫn đổi?). Nhưng dù sao các phát biểu nói trên của đại biểu Phan Trung Lý đã vạch trần “bệnh nhân danh nhân dân” của đại biểu Phạm Trường Dân và không chỉ một đại biểu này.

Nhân danh nhân dân mà dân không được hỏi, hỏi không được nói, nói không được nghe, nghe không được làm, mà quyền phúc quyết của dân không được luật định và thi hành thì nhân danh đó là một sự dối trá nhân dân, xúc phạm nhân dân. Khi tiếng nói nhân dân chưa được hỏi được nghe, hãy bỏ đi những cách nói nhân danh, mạo danh. Cái gì cũng nhân dân mà nhân dân không có gì.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.