Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 13/02/2015 21:32 (GMT+7)

Nhà sư nhận bằng độc quyền sáng chế

Chùa Thanh Quang nằm kề hồ Tuyền Lâm. Nơi đây cũng chính là Cty TNHH Xuất khẩu hoa lan Thanh Quang nổi tiếng. Thượng tọa Thích Huệ Đăng ở Lâm Đồng là người vốn rất nổi tiếng trong việc trồng hoa lan cao cấp và thầy càng nổi tiếng hơn khi năm 2012 được cấp bằng sáng chế độc quyền với công trình “Quy trình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô”. Nhớ lần đầu gặp thầy Huệ Đăng (cách nay khoảng mười năm), tôi được vị sư tuổi 65 này đưa cho hai tấm danh thiếp; tấm thứ nhất ghi: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam, giảng sư Thích Huệ Đăng - Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương, giảng viên cao đẳng chuyên khoa Phật học...”, tấm thứ hai: “Cơ sở sản xuất hoa lan Đà Lạt Thanh Quang; chuyên cung cấp địa lan, phong lan, hồng môn...”.

Trồng lan để làm đẹp Đà Lạt

Thầy Huệ Đăng đi tu từ khá sớm, đến nay đã có hơn 50 năm tu hành. Trước, thầy tu trong một ngôi chùa ở tỉnh Đồng Nai. Đến năm 1985, thầy Huệ Đăng lên Đà Lạt mở tịnh thất và trồng hoa lan. Ở Đà Lạt khoảng mười năm về trước thật khó tìm ra một vườn hoa lan bảng A lên đến vài chục ngàn chậu như vườn hoa của cơ sở sản xuất hoa lan Thanh Quang của thầy Huệ Đăng. Những năm 80, vào các dịp tết, khi thị trường hoa lan còn hẹp, thầy Huệ Đăng cùng với các đệ tử đã từng chở cả xe tải hoa lan xuống TP.HCM để triển lãm và bán lấy tiền. Trước câu hỏi khá thẳng thắn của tôi liên quan đến chuyện “tham - sân - si”, vị sư trả lời: “Con người chúng ta có toàn quyền lựa chọn cho mình con đường đau khổ hay hạnh phúc, vì Vạn pháp là do tâm sanh. Chính bản thân ta quyết định vận mệnh của mình chứ không phải một ai khác.

ns22

Hoa lan Đà Lạt luôn có sức hấp dẫn đối với mọi người

Có nghĩa là tự ta lựa chọn con đường bản năng với tham - sân - si, hoặc là vươn lên để tự tại. Và, đạo không thể tách khỏi đời”. Thầy Huệ Đăng nói tiếp: “Hành đạo mà chẳng giúp gì được cho đời thì vô nghĩa. Hành đạo không thể xa rời thực tế. Bởi vì đạo Phật của con người là từ chân tâm của con người phát ra. Nếu không có con người thì làm sao có đạo Phật, vì đạo Phật là đạo của người, muốn hiện thực được đạo thì phải lấy ở nơi người tự chứng...”. Mấy chục năm qua, với “lý lẽ” ấy, vị sư già này đã ngày ngày làm vườn, chăm lan, đêm về gõ mõ tụng kinh và viết sách. Thầy bảo rằng do vốn không “trường” như những người kinh doanh lan khác ở Đà Lạt nên cách làm của thầy là lấy ngắn nuôi dài: Trồng hồng môn (thu hoạch nhanh) để nuôi hoa lan, lấy hoa lan để viết sách... Với lại, theo cách nghĩ của thượng tọa Thích Huệ Đăng là “trồng hoa lan để góp phần tôn vinh cái đẹp của Đà Lạt”. Thầy nói thêm: “Tình đời nóng lạnh để trừng tâm. Gió sương bên đường để hiểu tâm. Điều quan trọng là làm ra đồng tiền có đúng tâm và sử dụng đồng tiền đó có mất tâm hay không!”. Đến lúc này, vườn lan Thanh Quang của thượng tọa Thích Huệ Đăng có đến 100.000 chậu (một con số mơ ước của giới kinh doanh hoa lan Đà Lạt), mà hầu hết chỉ toàn lan bảng A, trong đó có nhiều giống nhập về từ Úc, Hà Lan... Hơn thế, cách nay khoảng chục năm, thượng tọa Thích Huệ Đăng còn tiến hành một nghiên cứu tuy không lớn về quy mô nhưng về ý nghĩa của công trình này lại rất lớn, rất thiết thực trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường: Thay thế giá thể trồng lan từ cây dớn (lấy từ rừng) bằng giá thể vỏ cà phê - một thứ phế thải trong sản xuất nông nghiệp thường gây ô nhiễm môi trường. Và thầy đã thành công!

Nghiên cứu sâm Ngọc Linh

Ngày nay, đến Cty Xuất khẩu hoa lan Thanh Quang do thượng tọa Thích Huệ Đăng làm giám đốc, không ai mà không bất ngờ khi ngay trong ngôi chùa này (cũng là cơ sở trồng hoa, trồng sâm) lại có một cơ sở nghiên cứu nuôi cấy mô thực vật hiện đại với đội ngũ nhân viên là những nhà khoa học khá đông đến như vậy!

ns3Thượng tọa Thích Huệ Đăng không giấu nổi niềm vui khi nhân giống thành công sâm Ngọc Linh tại chùa Thanh Quang

Từ cơ sở nuôi cấy mô dưới sự chỉ huy của thượng tọa - giám đốc Thích Huệ Đăng, đến nay đã có hàng trăm ngàn cây sâm giống từ nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm được chuyển đi khắp nơi để trồng. Điều thú vị là từ phòng nuôi cấy mô của thầy Huệ Đăng, đã có cả chục ngàn cây sâm giống chở ngược về Kon Tum - quê hương của cây sâm Ngọc Linh để trồng. Có thể nói, sự thành công của thượng tọa Thích Huệ Đăng trong việc di thực được giống sâm Ngọc Linh từ núi Ngọc Linh (Kon Tum) về Đà Lạt là việc làm có một ý nghĩa rất đặc biệt. Hành trình đi tìm cây sâm Ngọc Linh của nhà sư Thích Huệ Đăng được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2008. Chuyến đi lần ấy của thầy Huệ Đăng cùng các đệ tử dẫu nếm trải nhiều gian nan nhưng vị sư già cảm thấy rất vui khi nhìn thấy cây con đầu tiên trên đỉnh Ngọc Linh có độ cao trên 2.500m và phát tâm nguyện: Đưa bằng được cây sâm Ngọc Linh về Đà Lạt và đưa vào phòng thí nghiệm để nhân giống nhằm tạo ra nguồn dược liệu dồi dào phục vụ mọi người. Kết quả chuyến đi đầu tiên với số lượng 10 cây giống được mang về vẫn chưa đủ để phục vụ cho việc nghiên cứu, do vậy ngay vào năm sau - 2009, thầy Huệ Đăng cùng đệ tử tiếp tục hành trình sang liên sơn Ngọc Linh thuộc vùng Quảng Nam để di thực tiếp 100 cây giống. Bắt đầu từ đây, cùng với việc trồng lan quy mô lớn, thượng tọa Thích Huệ Đăng còn bắt tay vào việc nghiên cứu nhân giống cây sâm Ngọc Linh bằng phương pháp vô tính hoàn toàn sạch bệnh.

ns4

Các nhà khoa học đến thăm cơ sở phòng thí nghiệm và nuôi cấy mô ở chùa Thanh Quang

Phòng thí nghiệm của Cty Xuất khẩu hoa lan Thanh Quang được tiếp tục đầu tư mở rộng. Và ba năm sau đó, sự thành công đã đến với thầy và các cộng sự. Thầy cho biết: “Tôi đã sang tận Hàn Quốc - xứ sở của sâm để nghiên cứu, học hỏi cách nhân giống loại cây này, và cuối cùng tôi đã chọn phương pháp nhân giống vô tính”. Đến nay, đã có hàng trăm ngàn cây giống của thứ “thần dược” này được “sinh ra” từ phòng thí nghiệm của thầy Huệ Đăng, đồng thời cũng đã có năm, bảy chục ngàn cây giống được đưa đi các nơi để trồng. Thầy Huệ Đăng nói: “Tôi muốn ngày càng có nhiều người “sở hữu” những dược phẩm được bào chế từ sâm Ngọc Linh. Và điều đó chỉ có được khi cây sâm Ngọc Linh trở nên phổ biến chứ không phải là thứ “thần dược” như hiện tại”. Cho đến lúc này, lịch sử Phật giáo Việt Nam đã lưu vào trang vàng của mình một cái tên duy nhất của một vị sư đầu tiên trở thành nhà khoa học được cấp bằng sáng chế từ một công trình nghiên cứu có ý nghĩa rất đặc biệt cho cộng đồng xã hội: Thượng tọa Thích Huệ Đăng, thế danh Nguyễn Văn Sáu! Quả thật ở Đà Lạt, không phải bất kỳ ai làm nông nghiệp công nghệ sạch cũng đều hướng đến mục tiêu duy nhất là phát triển kinh tế. Trong những người làm nông nghiệp công nghệ cao không chỉ vì kinh tế mà còn vì những lẽ khác, vì sự phát triển chung cho Đà Lạt thì những kỹ sư Nghiêm Văn Minh, luật sư Nguyễn Quốc Minh và thượng tọa Thích Huệ Đăng mà chúng tôi đề cập là những điển hình!

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.