Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 22/12/2006 00:06 (GMT+7)

Nhà sử học Phan Huy Lê

Hướng về nguồn cội

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà Sử học Phan Huy Lê được đánh giá như một trong những chuyên gia nghiên cứu lịch sử hàng đầu của đất nước. Ông sinh năm 1934, là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Phan Huy, dòng họ có truyền thống khoa bảng và sử học ở xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đầy sục sôi tinh thần cách mạng, trong nước thường xuyên diễn ra các cuộc đấu tranh giành độc lập (1930-1945) và sau đó là cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1945-1954), một ý thức về lịch sử hào hùng của dân tộc đã bùng cháy lên trong tâm khảm chàng thanh niên Phan Huy Lê và rồi chính điều này cũng góp phần dẫn dắt ông bước vào con đường sử học. Ông đã có lần tâm sự: “Mình đến với lịch sử cũng là muốn tìm hiểu biết bao điều còn ẩn chứa cần khám phá và lý giải một cách khoa học và từ đó hiểu được cội nguồn sức mạnh trường tồn của dân tộc”. Thực ra trên con đường học tập, ông lại đặc biệt yêu thích các môn khoa học tự nhiên. Nhưng rồi do một sự tình cờ ngoài ý muốn, ông theo học Ban Sử - Địa. “Ban đầu cảm thấy buồn nhưng sau tôi nhận ra rằng, ở bất kỳ bộ môn khoa học nào, nếu đi sâu vào tìm hiểu đều có sự hấp dẫn riêng”.

Năm 1956, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm trợ lý tập sự tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, dưới sự dẫn dắt của vị Giáo sư nổi tiếng Đào Duy Anh. Chỉ hai năm sau, thầy giáo trẻ Phan Huy Lê đã được giao nhiệm vụ làm Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ - Trung đại và liên tục giữ trọng trách này hàng chục năm liền... Những năm đất nước tiến hành kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ông đã góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc bằng những công trình nghiên cứu về lịch sử chống giặc ngoại xâm và truyền thống hào hùng của dân tộc. Có lần ông đã tâm sự: “Đó là trách nhiệm công dân của cá nhân tôi trước vận mệnh dân tộc nhưng cũng cho thấy vai trò của nhà sử học và giá trị của khoa học lịch sử đối với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc”. Các công trình nghiên cứu của ông vào thời kỳ đó không chỉ là những nghiên cứu nghiêm túc, khoa học, chân thực về nhiều giai đoạn của lịch sử Việt nam mà nó còn làm sống dậy hào khí chống giặc ngoại xâm của cha ông từ ngàn xưa. Đến nay, ông đã cho công bố hàng trăm công trình nghiên cứu có giá trị dưới dạng sách, luận văn, giáo trình, báo cáo khoa học ở trong nước và quốc tế.

Gương sáng một người thầy

Giáo sư Phan Huy Lê (ở giữa, bên phải) tìm hiểu lịch sử Thành Hoàng làng ở tỉnh Mỹ Tho năm 1994.
Giáo sư Phan Huy Lê (ở giữa, bên phải) tìm hiểu lịch sử Thành Hoàng làng ở tỉnh Mỹ Tho năm 1994.
Cùng với hoạt động nghiên cứu, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà Sử học Phan Huy Lê còn dành tâm huyết nghề nghiệp của mình truyền lại cho các thế hệ sinh viên. Những ai đã từng được nghe ônggiảng thì không chỉ “tâm phục khẩu phục” về kiến thức, tri thức sâu rộng, khúc triết, giọng nói trầm ấm, biểu cảm, mà còn thấy ở ông là một phong cách, một thế ứng xử đầy minh triết, một nhân cáchkhoa học toàn vẹn. Ông thường gắn kết những bài giảng của mình với các triết lý nhân sinh quan, thể hiện một nhân cách cao thượng, một tinh thần làm việc hăng say, hết mình cho sự thật và niềm đammê.

Gần nửa thế kỷ gắn bó với giảng đường ở bậc đại học và trên đại học, ông đã góp phần quan trọng vào việc đắp móng xây nền cho Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lịch sử lớn nhất Việt Nam. Những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ 20, ông đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hoá nhằm mở rộng quan hệ với giới khoa học xã hội và nhân văn thế giới. Năm 1995, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thành lập Khoa Đông Phương học, ông được cử làm Chủ nhiệm Khoa với mong muốn ông sẽ là người đặt nền tảng cho một ngành khoa học mới của đất nước.

Giờ đây, tên tuổi và sự nghiệp của ông luôn gắn chặt với nền sử học Việt Nam . Các công trình nghiên cứu của ông không đơn giản chỉ là dựa vào biên niên sử, văn bản và ghi chép chính thống của người xưa mà đều thể hiện khuynh hướng tìm tòi sử liệu mới, khai thác, sử dụng và đối chiếu với các nguồn sử liệu khác. Phát hiện và giám định sử liệu được ông đặc biệt chú ý bởi đó là “xương sống” của sử học. Điều ông vẫn luôn trăn trở cho nền sử học nước nhà là vấn đề lý luận, phương pháp nghiên cứu, trong đó hơn hết là sự trung thực đối với lịch sử, dường như đây chính là lời nhắn nhủ của ông muốn gửi gắm đến các thế hệ học trò.

Nguồn: Văn hiến Việt Nam

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Ấn tượng Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”
Sáng ngày 28/12/2024, Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh” do Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức đã chính thức diễn ra tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở HWS (Hanoi Westminster School), Hà Nội. Gần 150 thí sinh từ các miền tổ quốc đã trực tiếp đến nhận giải.
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.