Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/04/2006 13:53 (GMT+7)

Nhà sáng chế "kỳ lạ" và giấc mơ an sinh

Đã mang lấy nghiệp vào thân...

Năm 1975, phát kiến dùng xăng dầu Liên Xô thay thế cho xăng dầu Mỹ trong điều kiện khan hiếm xăng dầu, xăng dầu của khối XHCN hầu như không thích hợp với những chiếc máy bay chiến lợi phẩm thu được của địch được xem như gạch nối đầu tiên đưa anh lính trẻ Phan Đình Phương - vừa tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội chưa đầy 3 năm - đến với con đường nghiên cứu đầy đam mê và nhiệt huyết. Ra quân năm 1976, ông Phương về công tác tại Nhà máy dưỡng khí Đà Nẵng và đến năm 1982 thì chuyển về ngành xăng dầu. Và trong suốt những năm tháng này, với tâm nguyện mọi sáng chế đều phải hướng đến một cuộc sống an toàn hơn, sạch đẹp hơn, ông Phương đã là cha đẻ của gần 30 công trình nghiên cứu, làm lợi cho nhà nước hàng chục tỷ đồng.

Để có chiếc máy thu hồi hơi xăng và thiết bị thu hồi ngưng tụ xăng được Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế, ròng rã hai năm rưỡi trời, ông Phương ôm chăn, chiếu vào ở luôn trong chiếc máy để nghiên cứu. Với thiết bị thu hồi hơi xăng này, “cứ 1.000 lít xăng sẽ thu hồi được 1,5 lít. Nếu tính tất cả các trạm trung chuyển, bơm xăng trong nước thì bình quân mỗi năm có thể thu về gần 4.500 tấn xăng” - ông Phương làm một con tính khiến chúng tôi không khỏi giật mình. “Nhưng quan trọng hơn cả là thiết bị này đã góp phần làm sạch môi trường, giảm nguy cơ cháy nổ kho chứa và giảm độc hại cho công nhân. Những sáng chế của ông Phương cứ thế tiếp nối nhau ra đời, là kết quả của sự đam mê đến tận cùng đối với khoa học mà ông đã đánh đổi cả hạnh phúc riêng tư: thiết bị thu hồi CO2, thiết bị thử xì bình ga tự động, thiết bị chữa cháy tự động, thiết bị hoá hơi tự động không dùng điện... Hay một loạt các giải pháp khác như máy rửa bình gas tự động với giá thành chỉ bằng 1/3 giá nhập ngoại, có thể đồng thời tự động lau sạch xích tải, tận dụng lực xích tải để thu vỏ về và đẩy bình gas đã nạp đầy lên xe, đảm bảo an toàn lao động và giúp công nhân giảm bớt sức lao động. Mới đây nhất, ông Phương đã “xẻ thịt” chiếc xe máy Trung Quốc - phương tiện đi lại duy nhất của mình để có động cơ cho chiếc máy quét rác tự động. Với triết lý “đã làm khoa học thì ngay từ đầu phải nghĩ rằng khả năng thất bại là 100%, từ đó loại bỏ các nguyên nhân thất bại; cuối cùng yếu tố còn lại là thành công” nên không điều gì đã nghĩ đến mà ông không làm được.

Giấc mơ an sinh

Trong số gần 30 chục “đứa con tinh thần” của mình, có lẽ máy chữa cháy tự động dùng CO2 đẩy các chất dập lửa được nhà sáng chế Phan Đình Phương cưng nhất. Đây là công trình không chỉ gây tiếng vang trong nước mà cả trên thế giới, được Cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO cho “điểm tuyệt đối” với 5 chữ A và thừa nhận “vượt qua các sáng chế cùng lĩnh vực của Nga, Mỹ, Nhật và cơ quan Patent Châu Âu”. Với lập luận “mọi đám cháy lớn đều bắt nguồn từ một mồi lửa nhỏ”, thiết bị chữa cháy do ông Phương sáng chế có khả năng dập tắt lửa ngay từ khi mới phát sinh. Bằng giải pháp dùng khí CO2 đẩy nước, đẩy bọt, đẩy bột chữa cháy... dập tắt rất nhanh những đám cháy xăng, cháy gỗ, cháy văn phòng... mà không làm hỏng các vật chưa cháy, phát minh này đã được cơ quan sáng chế Hoa Kỳ cấp bằng độc quyền sáng chế.

Mới đây nhất, với chiếc máy thu gom vật liệu rời đa năng, có thể quét dọn rác, thu gom bắp, đậu, lúa, thậm chí còn có thể lau chùi vệ sinh tại các bệnh viện, nhà ga... đã khiến không ít nhà khoa học tham gia Hội chợ triển lãm Techmart 2005 ngỡ ngàng và sửng sốt. Âm thanh xao xác từ chiếc chổi tre, dáng chị lao công nhẫn nại quét rác đêm đêm đã ám ảnh và thôi thúc ông phải làm một cái gì đấy. Sau bốn tháng mày mò nghiên cứu, đo, vẽ... chiếc máy quét rác mô phỏng các động tác của người lao công ra đời. Chỉ với động cơ 100cc, tương đương 7kW, nhưng nhờ vận dụng nguyên lý khí động học hàng không kết hợp với mô phỏng các động tác quét rác của con người nên máy quét rác tự động này có thể hút, dọn tất cả các rác rưởi, bụi bặm của đường phố, kể cả rác dưới những ổ gà hay bên vệ đường. Người công nhân cũng không phải xoay người quan sát như các xe hút rác của nước ngoài do máy có thể bỏ rác vào thùng ngay trước mặt. Tính ưu việt của máy này còn ở chỗ rất cơ động, gọn nhẹ và tiêu thụ ít nhiên liệu. Với chiếc máy do ông Phương sáng chế chỉ tiêu tốn dưới 7 lít xăng, tốc độ quét lên đến 15km/h và có thể tự hút bụi. “Máy còn có thể thu gom ngô, thóc, cà phê...và nếu cải biên thì còn có thể lau nhà, dọn vệ sinh ở nhà ga, bệnh viện...” - ông Phương cho biết.

Thành lập công ty TNHH An Sinh này là tui liều hung (liều lắm - tg) nhưng không thể để các sáng chế phủ bụi được. Những sáng chế này, hay dở đến đâu cũng đều phải được kiểm chứng qua thực tế”.

Nguồn: gdtd.com.vn, số 44, 13/04/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.