Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 08/09/2005 15:16 (GMT+7)

Nhà nữ khoa học thành công trong lai tạo giống lúa

Nhiều giốnglúa có chất lượng do chị Lang và các nhà khoa học ở Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long, tạo ra, đã được nhập sang các nước: Angola, Mozambique, Iraq, Campuchia, Myanmar…

Như nhiều nhà khoa học khác, chị Lang cũng luôn luôn bận rộn, tất bật, lúc thì chị ở trong phòng thí nghiệm, khi thì hướng dẫn thực hành, thực tập và trực tiếp khảo nghiệm ngoài đồng. Đó là chưa kể những thời gian chị phải liên tục dự và tham luận ở các hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Chị còn là giảng viên thỉnh giảng của bốn trường đại học trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1979, tốt nghiệp đại học ngành công nghệ di truyền, chị Nguyễn Thị Lang trở về quê công tác tại Sở Khoa học- Công nghệ và Môi trường tỉnh Bến Tre. Vừa nhận công tác khi vừa “chân ướt chân ráo” ở cơ quan này, chị đã bắt tay vào nghiên cứu đặc tính sinh sản của một số loài thủy sản.

Thí nghiệm đầu tay của chị là cho tôm càng xanh sinh sản bằng phương pháp nhân tạo dựa trên đặc tính thủy sinh và di truyền. Chị đã thành công với thể nghiệm đầu tay này. Trong suốt 10 năm công tác tại đây, chị phải sống xa chồng. Chồng chị cũng là nhà khoa học công tác xa nhà. Chị vừa nuôi con nhỏ nhưng vẫn chuyên tâm nghiên cứu khoa học. Nhiều khi chị phải mang cả con đi họp, đưa con đến phòng thí nghiệm gửi mấy cô tạp vụ trông giúp, gửi nhà trẻ cơ quan.

Năm 1990, chị theo chồng về Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long. Một cuộc sống và bước ngoặt trong sự nghiệp khi chị chuyển sang nghiên cứu di truyền và quỹ gen của cây lúa.

Năm 1994, được sự giúp đỡ của các nhà khoa học ở Viện, sự phối hợp nhiệt tình của các đồng sự, chị đã bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu ưu thế lai của một số tính trạng sinh lý và năng suất cây lúa”. Lúc đó, đề tài của chị rất mới so với các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Đối với TS Lang, khoa học thay đổi từng ngày, thậm chí từng giờ. Nó như  có “ma lực” thu hút chị không ngừng tìm hiểu, phát kiến, bổ sung, điều chỉnh. Năm 1995, chị sang Thái Lan thi tuyển và được chọn làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (postdoc) tại Viện Lúa quốc tế (IRRI) ở Philippines .

Ở đây, chị học một lĩnh vực hoàn toàn mới: Sử dụng sinh học phân tử trong lai tạo giống lúa. Chị cho biết:  “Lúc mới sang, đọc tài liệu về sinh học phân tử, tôi như lọt vào ma trận. Có tuần phải ở suốt trong phòng thí nghiệm, bởi chỉ một sai sót nhỏ, một tích tắc sai lệch thời gian phản ứng hóa học, cân đo vật liệu sai là công trình sụp đổ.

Đối với một người làm công tác nghiên cứu khoa học, nhất là giải mã bản đồ gen, vui nhất là khi tìm ra chính xác những gen liên kết... Còn khi gặp sự cố trong thí nghiệm như “sự im lặng của gen” hay “gen nhảy” thì phản ứng tiếp theo sau đó là trạng thái mất ăn mất ngủ, xuất hiện trạng thái stress hành hạ nhà khoa học”.

Ở Philippines , chị đã gặp “sự im lặng của gen”. Hai tháng trời mất ăn mất ngủ, chẳng dám viết thư về Việt Nam thăm gia đình. Ngày báo cáo kết quả thí nghiệm gần kề, nhưng không một hạt giống nào nẩy mầm... Chị phải “thú nhận” công trình của mình đã sụp đổ! Nhưng sau đó chị đã tìm ra nguyên nhân sự “im lặng” của gen. Người ta nói, đó là hồi âm bất ngờ của sự im lặng đáng sợ. Chị vẫn không bỏ cuộc, và sự kiên trì, dày công cũng đem lại kết quả

Công trình postdoc đầu tay của chị là phục hồi những gen bất dục và tạo ra gen hấp thụ được các nhà khoa học chuyên ngành tầm cỡ thế giới công nhận và chị được nhận giải thưởng của Viện Di truyền học thế giới.

Sau một thời gian nghiên cứu ở nước ngoài, TS Nguyễn Thị Lang lại  trúng tuyển thêm một  công trình postdoc ở Nhật Bản, đề tài “Nghiên cứu gen chống chịu mặn”. Song một “biến cố” lại xảy ra, nhưng đó là niềm vui thiên chức của người phụ nữ: Chị đã thai nghén đứa con thứ hai.

Sợ bị phát hiện có thai sẽ không được học tiếp, chị phải trì hoãn việc khám sức khỏe tổng quát theo yêu cầu của đối tác. Sự kiên trì, đam mê khám phá tiến bộ của khoa học - công nghệ đã giúp chị thuyết phục được đối tác. Họ chấp nhận để chị tiếp tục nghiên cứu.

Trong 9 tháng ở Nhật Bản, chị đã xây dựng thành công “Bản đồ QTL cho gen kháng mặn”. Ngay sau đó, chị về Việt Nam đón đứa con thứ hai chào đời. Công trình giống lúa kháng mặn được công bố quốc tế năm 2001.

Đứa con thứ hai vừa được 4 tháng tuổi, chị lại phải bế con nhỏ sang IRRI tại Philippines để hoàn thành một công trình sau tiến sĩ nữa-một postdoc về “Nghiên cứu các sắp xếp của gen để phân lập gen”.

Nghe TS Lang nói về hành trình đi tìm những marker (chỉ thị định vị) giải mã bản đồ gen, công nghệ di truyền, chúng tôi không hiểu điều gì đã làm cho chị say mê như vậy. Chị bảo rằng: “Khi nông dân sản xuất có lợi từ những sản phẩm của mình làm ra, lợi ích này có sức hút mạnh mẽ đối với tôi. Tôi nghĩ công việc của mình rất lý thú, ở chỗ là nhà khoa học cần ghé vai gánh đỡ cho người nông dân. Công việc như vậy, đâu có khô khan”.

Hiện nay, với vai trò Trưởng bộ môn Di truyền và chọn giống, chị Nguyễn Thị Lang cùng những cộng sự đang xây dựng bảo tồn cho hàng nghìn giống lúa, lai tạo hàng trăm tổ hợp lúa lai với sự đa dạng về dòng, giống, loài cây lương thực khác đưa ra khảo nghiệm trong sản xuất.

Bộ môn Di truyền đã thực hiện 55 đề tài khoa học xoay quanh ứng dụng công nghệ di truyền tìm ra giống kháng rầy, mặn, khô hạn, chịu ngập cũng góp phần gìn giữ hương thơm lâu bền và nâng cao chất lượng hạt gạo vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Năm 2003, bộ môn có hai giống lúa được Chính phủ tặng bằng Lao động sáng tạo và năm giống lúa đạt giải Bông lúa vàng Việt Nam .

       Nguồn:http://www.nhandan.org.vn05/07/2004

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.