Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên thử nghiệm thành công nhân bản vô tính
Thành công nhờ nghị lực lớnCũng như bao học sinh Việt Nam khác, thời kỳ những năm 1960 - 1970, sau khi học hết lớp 10, Nguyễn Mộng Hùng một chân định xỏ giày đi lính, một chân ngấp nghé bậc thềm đại học. Vốn yêu thích nhữnglinh kiện điện tử, nhờ kết quả học tập cao, Hùng được gọi vào lớp ngoại ngữ để chuẩn bị sang Liên Xô nhưng chuyên ngành được phân công (môn sinh học) lại khác hẳn so với dự định. 19 tuổi, bước vàomột bộ môn khó đòi hỏi phải giỏi toàn diện các môn khoa học tự nhiên, sau hai năm học đại cương ở Trường đại học (ĐH) Rostov bên bờ sông Đông đạt kết quả xuất sắc, Nguyễn Mộng Hùng được chuyển lên ĐHTổng hợp Lomonosov danh tiếng ở Moscow. Có cơ hội nghiên cứu tại một trung tâm đào tạo khoa học cơ bản lớn, Hùng tiếp tục dấn thân vào chuyên ngành phôi, khó hơn nhưng lý thú. TS Hùng kể lại rằng,thời đó, ngay cả ở Liên Xô, việc đưa kết quả nghiên cứu ra ứng dụng trong đời sống không hẳn đã phát triển đến mức cần thiết. Thế nhưng, anh sinh viên năm cuối Nguyễn Mộng Hùng đã dám chọn một đề tàicó tính thực tiễn cao để làm luận văn tốt nghiệp: "Tìm hiểu mối quan hệ miễn dịch giữa mẹ và thai nhi". ở công trình đầu tay này, Nguyễn Mộng Hùng đã chứng minh được giữa cơ thể mẹ (động vật) và cơthể con có thể có những xung khắc gây ra những hiện tượng... có hại cho thai nhi. Tờ báo Công nghiệp xã hội chủ nghĩa của Liên Xô lúc bấy giờ đã đến xin và trích đăng phần kết bản luận văn được giớikhoa học đánh giá cao của Hùng.
Về nước công tác tại Viện Khoa học Việt Nam (nay là Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia) rồi sang giảng dạy tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, năm 1975 Nguyễn Mộng Hùng tiếp tục được Nhànước cử sang Liên Xô lần thứ hai để làm luận án TS. Bằng nghị lực từ khói lửa cuộc chiến tranh vừa tan ở quê nhà, nghĩ nghiên cứu khoa học cũng là chiến đấu cho sự phồn vinh của đất nước, Nguyễn MộngHùng lại chọn một đề tài khó mà ngay đến GS hướng dẫn cũng phải thầm dự phòng cho anh một công trình khác để "cấp cứu" trong trường hợp đề tài Hùng chọn không thể thí nghiệm thành công. Tuy vậy, vớitư cách một nghiên cứu sinh, "cậu học trò bướng bỉnh" Việt Nam cứ dần sưu tầm tài liệu, tìm tòi cho một công trình để đời. Nguyễn Mộng Hùng là người đầu tiên tiến hành nghiên cứu tạo dòng vô tínhtrên cá chạch. Thầy hướng dẫn là GS K. G. Gazarian chuyên về sinh học phân tử trong khi sinh sản vô tính lại thuộc chuyên ngành phôi sinh học thực nghiệm, Nguyễn Mộng Hùng phải tìm đến TS Nikitina -cán bộ của Viện sinh học phát triển - khi đó là người duy nhất ở Liên Xô cũng có ý tưởng tạo dòng vô tính như Hùng nhưng đối tượng của bà là ếch. Tiếp thu phương pháp rồi dành toàn bộ thời gian chocông trình của mình, thiếu dụng cụ thí nghiệm, Nguyễn Mộng Hùng phải tự mày mò chế tạo máy mài, máy kéo để làm ra những dụng cụ đặc biệt, từ cái tanh đến chiếc kim mảnh hơn sợi tóc (đường kính chỉ có20 - 30msm) dùng để tách phôi. Theo nguyên tắc chung khi tiến hành nhân bản vô tính, phải thực hiện hàng loạt các vi thao tác như phân ly và lấy nhân của tế bào, sau đó cấy vào trứng của vật nuôi (đãđược khử nhân bằng tia rơn-ghen và hoạt hóa từ trước) để tạo ra một loạt dòng vô tính. Chính vì đòi hỏi điều kiện kỹ thuật với độ chính xác, khéo léo của phương pháp này rất cao nên tỷ lệ cấy ghépthành công rất thấp: ở cừu là 277 lần được một, ở ếch là 700 lần hỏng mới có một lần thành công. Nguyễn Mộng Hùng không nằm ngoài quy luật, hơn một năm quanh quẩn bên phòng thí nghiệm với gần 2.000lần cấy ghép không mang lại kết quả, tưởng đã thất bại nhưng cuối cùng, vào đầu năm 1977, con cá chạch nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới đã được cha đẻ Nguyễn Mộng Hùng cho ra đời trong sự ngỡngàng của nhiều nhà sinh học Xô Viết... Sự kiện nghiên cứu sinh Việt Nam Nguyễn Mộng Hùng thử nghiệm thành công tạo dòng vô tính trên loài động vật máu lạnh: Cá chạch, ngay lập tức đã được tạp chíkhoa học nổi tiếng của Anh Nature công bố, trích đăng công trình. Cũng trên tờ tạp chí này, 20 năm sau đó (1997), sự ra đời của chú cừu Dolly được công bố, đã gây chấn động thế giới...
Chân trời khoa học và những ước mơ
Theo quy định của Đại sứ quán Việt Nam, một tuần saukhi bảo vệ xong luận án, TS Nguyễn Mộng Hùng xách vali, cầm bản sao công trình nghiên cứu của mình về nước. Ngay khi chọn cá chạch làm đối tượng thử nghiệm, anh đã lưu ý đến khả năng ứng dụng cao củanó tại Việt Nam để tạo dòng cao sản các loại cá trê, mè, trắm... có giá trị kinh tế đáng kể cho đất nước trong những năm 70, 80. Tuy nhiên, những khả năng của bản luận án được đánh giá cao ở nướcngoài của Nguyễn Mộng Hùng lại không có cơ hội để phát triển ở trong nước, trong đó một phần do điều kiện khó khăn (Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội khi đó còn thiếu cả điện, nước nên TS Nguyễn Mộng Hùngsau khi ở Nga về chỉ là một giảng viên bình thường với những công trình nhỏ hơn như tạo huyết thanh cho ngựa chửa, tạo mẫu sinh lưỡng bôi cho cá trê và cá chép Việt Nam...).
Nay đã 59 tuổi, mắt mờ, tay đã run, TS Nguyễn Mộng Hùng nuối tiếc: "Công trình cấy nhân các tế bào xôma vào trứng cá xương trên thí dụ cá chạch Misgurmus fossilis của tôi thực chất mới chỉ là bướcđột phá ban đầu của nhân bản vô tính. Để tiến hành trên cơ thể động vật có vú đòi hỏi thời gian, tài năng và kỹ thuật cao hơn. Thế nhưng đã 24 năm kể từ ngày con cá chạch vô tính đầu tiên ra đời, vẫnkhông có ai thử nghiệm thành công tạo dòng vô tính trên loài cá, cả ở Nga lẫn ở Việt Nam"...
Sau sự kiện cừu Dolly tháng 2-1997, Nhà nước ta cũng quan tâm, dành cho Viện Chăn nuôi (thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia) một dự án lớn, lập phòng thí nghiệm trọng điểm. ViệnCông nghệ sinh học cũng đã bắt tay vào nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả tạo dòng vô tính của cả hai viện trên đều đang còn ở mức khá khiêm tốn. Còn học trò người Nga của PGS.TS Nguyễn Mộng Hùng (theohọc khi ông đang còn là nghiên cứu sinh) nay cũng mới chỉ thành công trên phương diện hẹp. Riêng một thạc sĩ ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) được TS Hùng hướng dẫn phương pháp nayđã tiến hành được đến bước phân cắt, cấy nhân vào phôi sống, nhưng dòng vô tính chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn. Đặt kỳ vọng vào thế hệ kế cận, TS Nguyễn Mộng Hùng trầm tư: "Thế hệ trẻ sẽlàm được những việc mà thế hệ chúng tôi chưa làm được. Nhưng để đạt được cái gì đó chúng ta cần một sự đầu tư lớn"...
Chúng tôi đến thăm ông tại hiệu vàng Tín Thịnh trên đường đê La Thành. Như khép lại những khát vọng của tuổi trẻ, TS Hùng giải thích rồi nhỏ nhẹ: "Cửa hàng phía ngoài đó là tôi cho người ta thuê.Trong cuộc đời làm khoa học của mình, tôi có một "bằng khen" (bức tranh do Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký tặng) với thành tích đưa đoàn học sinh giỏi Việt Nam đi thi Olympic sinh học quốc tế đoạtHuy chương vàng"... Nhìn khuôn người nhỏ nhắn, nét mặt đăm chiêu cố hữu của TS Nguyễn Mộng Hùng, tôi chợt ngẫm, giá như, đất nước chúng ta không bị chiến tranh thì sự nghiệp của người Việt Nam đầutiên thử nghiệm thành công nhân bản vô tính trên cá chạch có lẽ không chỉ dừng lại ở những tấm bằng khen...
Nguồn: Đức Long-Đàm Văn (Thời báo Tài chính Việt Nam),
www.nhandan.org.vn ngày 3-11-2003