Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 25/04/2022 08:19 (GMT+7)

Nhà khoa học tâm huyết với công tác bảo vệ môi trường

Tham gia công tác tại Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) từ năm 1998, Pgs. Ts Phùng Chí Sỹ hiện là Phó chủ tịch của Hội, ông luôn làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về bảo vệ thiên nhiên và môi trường (BVTNMT) trong nhân dân, góp phần đưa nội dung BVTNMT vào chương trình giảng dạy trong các trường học.

tm-img-alt

Pgs. Ts Phùng Chí Sỹ - PCT Hội VACNE

Trải qua 24 năm tham gia công tác Hội, ông không ngừng vận động nhân dân thực hiện đúng luật pháp, tích cực đóng góp công sức cho các hoạt động BVTNMT và xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ môi trường , tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về BVTNMT.

Pgs. Ts Phùng Chí Sỹ đã cùng lãnh đạo Hội huy động và tổ chức hội viên tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách, luật pháp và biện pháp liên quan đến BVTNMT; thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh, về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội khi được yêu cầu. Đồng thời, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, trình độ kiến thức và khả năng của hội viên trong công tác BVTNMT, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về BVTNMT.

Tính đến nay,  Pgs. Ts Phùng Chí Sỹ  đã chủ nhiệm 7 đề tài, chương trình, dự án cấp sở; Công bố hơn 30 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Trong những năm gần đây, ông  là tác giả,/đồng tác giả của  hơn bài bài báo đăng trong các tạp chí chuyên ngành trong nước;  tác giả/ đồng tác giả  12 bài đăng ở tạp chí nước ngoài. Đồng thời, ông đã viết, xuất bản 7 đầu sách, trong đó 3 giáo trình, 4 tài liệu hướng dẫn.

Ngoài ra, Pgs. Ts Phùng Chí Sỹ  rất chú trọng công tác đào tạo,  tham gia giảng nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Nhiệt đới môi trường (khoảng 100 tiết quy đổi/năm). Tham gia giảng cao học tại Viện Môi trường và Tài nguyên, Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (khoảng 200 tiết quy đổi/năm). Ông trực tiếp giảng khoảng 800-900 tiết cho các địa phương (TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi …), các bộ ngành (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường (Bộ Công an), Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam …), các công ty và các tổ chức quốc tế.

tm-img-alt

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ký kết hợp tác về môi trường với Hàn Quốc

Pgs. Ts Phùng Chí Sỹ  đã và đang hướng dẫn nhiều  nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Và hàng trăm học viên cao học bảo vệ thành công luận văn  Thạc sĩ. Ông cũng đã viết phản biện và viết nhận xét cho hàng chục luận án tiến sĩ, hàng chục chuyên đề cho nghiên cứu sinh, hàng chục luận án thạc sỹ và tham gia chấm khóa luận cho hàng trăm sinh viên khác...

Tại thời điểm  năm 1982 Pgs. Ts Phùng Chí Sỹ  đã cùng với giáo viên hướng dẫn và một số cộng sự  được công nhận 3 bằng sáng chế của Liên Xô cũ (trong đó có 2 bằng Sáng chế được công bố công khai, 1 bằng được lưu theo quy chế bảo mật nên tác giả không có bản gốc). Hai bằng sáng chế công bố công khai đã được copy đính kèm bộ hồ sơ xin xét duyệt công nhận chức danh này. Năm 2013, ông đã cùng với các đồng nghiệp được cấp 1 bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 1080 về “Vật liệu dùng để chế tạo túi cao su trữ nước và túi cao su trữ nước làm bằng vật liệu này”.

Với nhưng thành tích đã đạt được, Pgs. Ts Phùng Chí Sỹ  đã được các cơ quan, ban ngành đoàn thể ghi nhận bằng các hình thức khen thưởng như:  Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở do Viện KHCN quân sự cấp  năm 2002. Nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Quốc phòng, Viện KHCN quân sự cấp trong giai đoạn 1874-2016. Huy chương vàng về Lò đốt rác y tế công suất 100 kg/h tại Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam  năm 1997. Nhận được giải thưởng của Công ty Ford Motor năm 2004 cho dự án “Áp dụng sản xuất sạch hơn cho cơ sở giết mổ heo Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh”  năm 2004. Huy chương chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba. Huy chương Quân kỳ quyết thắng. Huân chương chiến công hạng Nhất cùng nhiều phần thưởng cao quý khác…

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.