Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 08/03/2022 09:47 (GMT+7)

Nhà khoa học nữ Việt Nam đoạt giải Thưởng sáng tạo Châu Á

3 nhà khoa học nữ Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Sáng tạo Châu Á của Quỹ Toàn cầu Hitachi năm 2021. Trong đó có nhà khoa học đoạt giải đặc biệt.

Giải thưởng sáng tạo tốt nhất năm 2021 (giải đặc biệt) đã thuộc về TS Phạm Thị Thùy Phương, Viện Công nghệ Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với công trình "Một hệ thống cảm biến sinh học mới để ước tính nhanh BOD5 và phát hiện độc tính trong nước (BODTOX)". Giải thưởng trị giá 3 triệu yên, tương đương khoảng 600 triệu đồng.

Giải thưởng này vinh danh nghiên cứu của TS Phạm Thị Thùy Phương và các cộng sự vì đã tạo ra hệ nghiên cứu cảm biến sinh học cho phép xác định giá trị BOD và độc tính trong nước chính xác với hệ số biến thiên thấp, thời gian phân tích nhanh, dễ sử dụng... để xác định nhanh chất lượng nước thải.

tm-img-alt

TS Phạm Thị Thùy Phương (Thứ 3 từ phải qua), Viện Công nghệ Hóa học giành giải đặc biệt (Best Innovation Award) của Giải thưởng đổi mới sáng tạo châu Á 2021.

Chỉ cần 10 phút, hệ nghiên cứu cảm biến sinh học đo BODTOX (nhu cầu oxy sinh hóa) và độ độc đã phát hiện ra những loại nước thải không đảm bảo tiêu chuẩn để "hòa tan" với nguồn nước mặt.

Ưu điểm của hệ cảm biến sinh học đo BOD và độ độc do nhóm nghiên cứu so với sản phẩm tương tự của một số nhà khoa học trên thế giới nằm ở việc không chiếm diện tích, giá thành rẻ, chỉ cần rất ít mẫu đo, cho kết quả "siêu nhanh" và tạo ra được viên nang vi sinh đặc hiệu nên cho kết quả chính xác.

TS Phạm Thị Thùy Phương cho biết, công trình này được cô và cả nhóm ấp ủ thực hiện từ năm 2017 với những trăn trở về trình trạng nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn được xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.

Hiện tại, xác định độ độc của nước bằng phương pháp phân tích truyền thống rất phức tạp, tốn nhiều công sức và thời gian; do đó, không thể được giám sát trực tuyến. Còn với sản phẩm khoa học BODTOX thì có thể được sử dụng để ước tính chính xác và xác định độc tính của nước một cách nhạy bén với chi phí thấp. Chi phí đầu tư hợp lý của BODTOX, có thể chỉ 1.000 USD cho phiên bản tiêu chuẩn và mức độ tự động hóa tối thiểu, cùng với chi phí vận hành thấp 10 USD cho mỗi lần kiểm tra. 

tm-img-alt

GS.TS Lê Minh Thắng - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đoạt giải thưởng Sáng tạo xuất sắc.

Ngoài công trình của TS Phạm Thị Thùy Dương, thì 2 công trình của GS.TS Lê Minh Thắng và Nghiên cứu sinh Đặng Thị Tuyết Ngân cùng đến từ Viện Kỹ thuật Hoá học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cũng vinh dự đạt giải thưởng Sáng tạo Châu Á của Quỹ Hitachi Global.

Trong đó, GS.TS Lê Minh Thắng đoạt giải thưởng Sáng tạo xuất sắc với công trình "Chất xúc tác từ oxit kim loại chuyển tiếp và công nghệ xử lý khí thải và nước thải để bảo vệ sự sống trên cạn và dưới nước". Giải pháp này tiết kiệm chi phí để xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường. Các chất xúc tác có thể giảm hơn 90% phát thải chất gây ô nhiễm, ổn định trong các điều kiện khắc nghiệt và có tuổi thọ cao.

ThS. Đặng Thị Tuyết Ngân đoạt giải khuyến khích với công trình "Các giải pháp thông minh để thu hồi kim loại có giá trị từ nước thải khó xử lý và chất thải điện tử cho nền kinh tế tuần hoàn".

Giải thưởng Sáng tạo Châu Á được phát động vào năm 2020 nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và hiện thực hóa một xã hội bền vững trong khu vực ASEAN.

Giải thưởng này công nhận những cá nhân và tập thể đã phục vụ lợi ích công cộng thông qua những nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. 

Năm 2021, Giải thưởng thu hút các thành tựu nghiên cứu từ 21 trường ĐH và viện nghiên cứu ở 6 quốc gia ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines và Việt Nam). Giải thưởng gồm các hạng mục sáng tạo tốt nhất (giải đặc biệt), sáng tạo xuất sắc và khuyến khích.

PV.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.