Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 09/06/2005 22:13 (GMT+7)

Nhà khoa học nữ nhạy bén với thị trường

Thoạt tiên, TS Toàn dự định nghiên cứu các loại vật liệu nhạy khí. Mục đích là chế tạo chíp cảm biến dò khí ô nhiễm môitrường và khí dễ cháy nổ. ý tưởng nảy sinh sau khi bà tiến hành khảo sát hầu hết mọi thiết bị đo khí ở Việt Nam, từ hầm mỏ cho tới công ty xăng dầu. Theo kết quả khảo sát, mặc dù máy đo cầm tay ngoạinhập đắt tiền song chíp cảm biến hay hỏng, không sửa chữa được do thiếu linh kiện thay thế. Nguyên nhân hỏng hóc là do chip cảm biến không hoạt động.

Vào năm 2002, TS Toàn đã chế tạo thử chip cảm biến từ vật liệu nhạy khí. Khi mang chip sang ĐH Tổng hợp Oulu (PhầnLan) để kiểm tra và chuẩn hoá, kết quả thật đáng khích lệ: chip cảm biến của bà nhạy hơn so với một loại chip khác do ĐH Oulou chế tạo. Như vậy, chip cảm biến có độ nhạy cao do TS Toàn chế tạo mở rakhả năng chế tạo thiết bị cầm tay để dò nhiều loại khí. Nó đã được thử nghiệm đối với khí CO, NO, NO 2,CH 4(methan) và thậm chí là hơi cồn. Tới giữa năm 2004, TS Toàn đã thiếtkế lại để giảm công suất chip từ 1,5-3W xuống còn 0,15-0,4W, do đó hạ thấp mức năng lượng mà chip tiêu thụ.

Bước ngoặt xảy ra vào cuối tháng 11/2004 khi các lực lượng chức năng tại TP.HCM tiến hành thí điểm đo nồng độ cồn trong hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông trên địa bànQuận  Bình Tân bằng thiết bị ngoại. Nhận thấy đây là một cơ hội tốt để triển khai ứng dụng rộng rãi loại chip cảm biến độ nhạy cao, nhóm nghiên cứu gần chục người do TS Toàn đứng đầu, đã lao vàochế tạo máy đo nồng độ cồn dựa trên những thành quả nghiên cứu của các năm trước đó. TS Toàn tâm sự: ""Dự định của chúng tôi là chế tạo máy đo khí ga hoá lỏng rò rỉ cho công ty xăng dầu; khí CO, CH4cho hầm mỏ và hơi rượu cồn trong năm 2005. Không ngờ, Việt Nam triển khai đo nồng độ cồn nhanh quá và chúng tôi phải chạy theo thị trường"".

Sau hơn hai tháng miệt mài làm việc, kể cả lúc sát Tết Nguyên Đán, thành quả lao động của họ chính là máy đo nồng độcồn NPO-2005 (Portable breath Alcolhol Meter) có tích hợp con chip cảm biến. Trái tim của chip cảm biến là màng mỏng oxít đất hiếm kim loại chuyển tiếp(ABO 3). Màng có diện tích 6mm2và được tạo nên từ vô vàn tinh thể ABO 3cỡ vài nanomet liên kết với nhau. Hơi rượu cồn trong luồng khí thổi vào máy sẽ phản ứng với oxy trên bề mặt tinh thể, tạo ra CO2, hơi nước và điện tích. Các thành phần này làm thay đổi độ dẫn của màng và sự thay đổi đó tỷ lệ với nồng độ rượu cồn trong hơi thở. Sau vài chục giây, kết quả đo được hiện thị lên mànhình nhỏ với độ chính xác cao và có thể đo chính xác nồng độ cồn trong hơi thở từ 0 tới 100mg/l.

Con chip cảm biến: màng mỏng (màu da cam) được đặt trên đế gốm hình tròn

Con chip cảm biến: màng mỏng
(màu da cam) được đặt trên đế gốm hình tròn Máy NPO-2005 có thể đo 999 lần, lưu trữ kết quả đo (thời gian đo, nồng độ hơi cồn và số thứ tự) và cho phép đọc lại kết quả khi cần. Để đảm bảo vệ sinh, máy sử dụng ống thổi dùng một lần cho mỗi người được kiểm tra. Chỉ phải nạp điện cho máy sau khoảng 6 giờ làm việc liên tục. Theo TS Toàn, lợi ích của máy chế tạo trong nước là dễ dàng sửa chữa và thay thế linh kiện khi hỏng. Hiện vẫn chưa thể ước tính được giá thành vì NPO-2005 mới được sản xuất có vài chiếc để thử nghiệm. Tuy nhiên, nếu thương mại hoá thành công sản phẩm này, giá thành sẽ chỉ bằng 70% thiết bị ngoại nhập.

TS Toàn cho biết thêm nhóm nghiên cứu của bà sẽ tập trung vào sản xuất và thử nghiệm thực tế ba loại sản phẩm gồm máy đo nồng độ rượu cồn, đo khí ga hoá lỏng và đo CO, CH 4trong năm 2005.

Vẫn với mong mỏi như bao nhà khoa học khác, bà nói: ""Nếu máy đo này đáp ứng được nhu cầu thị trường, tôi chỉ hy vọng tìm được đối tác để sản xuất máy"".


Nguồn: Minh Sơn, VietNamNet ngày 04/03/2005

Sắp tới, TS Toàn dự định cải tiến máy đo để có thể kết nối với máy tính, tải thông tin từ máy để lưu trữ

Sắp tới, TS Toàn dự định cải tiến máy đo để có thể kết nối với máy tính, tải thông tin từ máy để lưu trữ

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Toàn, Trưởng phòng thí nghiệm công nghệ và vật lý màng mỏng, với máy đo nồng độ cồn NPO-2005

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Toàn, Trưởng phòng thí nghiệm công nghệ và vật lý màng mỏng, với máy đo nồng độ cồn NPO-2005

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

An Giang: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ
Trí thức khoa học công nghệ là lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Tại An Giang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) đã khẳng định vai trò là "người dẫn đường", kết nối và phát huy năng lực của đội ngũ trí thức.
Bình Thuận: Công tác phối hợp các hội thành viên gắn kết và hiệu quả
Công tác phối hợp với các hội thành viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp hội tỉnh. Trong những năm qua nhất là trong năm 2024, công tác phối hợp với các hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp hội đã đạt được nhiều kết quả trong tổ chức hội thảo khoa học.
Yên Bái: Hội nghị Ban chấp hành lần thứ X
Chiều ngày 19/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (LHH) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ X, khoá V, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng) nhằm tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Ông Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì Hội nghị.