Nhà khoa học nữ chuyên điều chế vaccine
Ngồi trong căn phòng chung quanh là những thiết bị và vật dụng thí nghiệm, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Vân, Giám đốc Công ty vaccine và sinh phẩm số 1 (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) cho biết: Chúng tôiđang xây dựng dự án thành lập doanh nghiệp Nhà nước sản xuất vaccine và sinh phẩm quy mô lớn giai đoạn 2004-2010, theo mô hình công ty mẹ - công ty con, hoặc tổng công ty và các công ty thành viên.Với dự án này, gần 20 loại vaccine và sinh phẩm sẽ từng bước được sản xuất tại Hà Nội, Nha Trang và TP Hồ Chí Minh. Chị Vân cho biết thêm: Ngoài mấy loại vaccine hàng chục năm qua mình đã làm được,sắp tới sẽ nghiên cứu và sản xuất các loại vaccine mới như vaccine viêm gan A bất hoạt (công nghệ Việt Nam), vaccine quai bị, vaccine dại (dự kiến chuyển giao công nghệ của Cộng hòa Liên bang Nga),vaccine tiêu chảy cấp do vi-rút Rô-ta, vaccine phòng bệnh lao, vaccine HIB phòng viêm màng não (dự kiến chuyển giao công nghệ Hoa Kỳ) và một số sinh phẩm khác... Dĩ nhiên các sản phẩm Việt Nam sảnxuất phải đạt tiêu chuẩn GMP, để không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đủ sức cạnh tranh với nước ngoài trong điều kiện hội nhập quốc tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Dường như biết được sựbăn khoăn của tôi về một dự án "dài hơi" như vậy, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Vân giải thích: Cho đến nay, vaccine sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 50%, trong khi các loại bệnh tật phổ biến ởViệt Nam chủ yếu vẫn là các bệnh truyền nhiễm, gây dịch. Việc phải nhập vaccine ngoại là bất đắc dĩ vì giá thành rất đắt tiền. Dù vào những năm cuối thế kỷ 20, chúng ta đã loại trừ được bệnh bạiliệt, đẩy lùi được bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván nhưng hàng năm các bệnh nhiễm trùng, gây dịch như tiêu chảy, sốt xuất huyết, viêm gan B, viêm màng não... vẫn xuất hiện ở các địa phương với hàng trămnghìn người mắc (không ít ca tử vong). Chỉ nói bệnh tiêu chảy cấp do vi-rút Rô-ta gây ra, thì hằng năm số trẻ em mắc với tỉ lệ khá cao vì bệnh này lưu hành quanh năm. Thống kê của các nhà chuyên môncho thấy: bốn năm qua bệnh tiêu chảy cấp thường dao động từ 50-55%, thậm chí có năm tại bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) tỉ lệ này là hơn 58%. Khá nhiều căn bệnh truyền nhiễm, gây dịch chưa cóthuốc đặc hiệu chữa trị mà biện pháp hữu hiệu vẫn là dùng vaccine. Việt Nam với số dân khoảng 80 triệu người, tuy đời sống sinh hoạt được cải thiện hơn trước, nhưng địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùngxa do khí hậu thời tiết; hơn nữa công tác vệ sinh môi trường còn thấp kém, cho nên hằng năm vẫn phải tiêu thụ hàng trăm triệu liều vaccine, phục vụ hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu củanhân dân.Ý tưởng về một dự án nghiên cứu và sản xuất các loại vaccine và sinh phẩm với nguồn vốn đầu tư 33 triệu USD vì sức khỏe cộng đồng sẽ được khởi động vào cuối năm nay. Đây là trí tuệ, công sức của tậpthể các nhà khoa học, thầy thuốc Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, trong đó có sự đóng góp đầy tâm huyết của nữ Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Vân. Chị tâm sự: Niềm mơ ước tự sản xuất được các loại vaccinephòng bệnh được ấp ủ khi chị còn ngồi trên giảng đường tại một trường đại học ở Liên Xô (cũ), vào thời điểm giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hoàn thành luận án nghiên cứu sinhchuyên ngành vi-rút học tại Mosocw cách đây 12 năm, rồi trở thành nghiên cứu viên các Viện sức khỏe quốc gia, Tokyo (Nhật Bản), trường đại học tổng hợp Hoàng gia Australia, trung tâm kiểm soát và dựphòng bệnh tật Atlanta (Hoa Kỳ), càng thôi thúc chị và đồng nghiệp thực hiện mơ ước của mình. Thật khó tưởng tượng một người phụ nữ sức vóc nhỏ bé nhưng hơn 10 năm qua là Chủ nhiệm các đề tài, dự áncấp Nhà nước như: "Công nghệ sản xuất và hiệu quả của bộ sinh phẩm chẩn đoán HBsAg - Micrô - Ê-li-sa và vaccine viêm gan B, điều chế từ huyết tương người", "Nghiên cứu tiếp thu, chuyển nhượng côngnghệ sản xuất vaccine viêm gan B tái tổ hợp ADN và vaccine viêm gan A", "Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất vaccine viêm gan A quy mô 100 nghìn liều/năm"... Để hằng năm có thể cung ứng nhiềutriệu liều vaccine cho phòng, chữa bệnh của nhân dân ta. Những nỗ lực của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Vân đã được ghi nhận bằng các giải nhì về sáng tạo khoa học, công nghệ Việt Nam (1995 và 2002),các phần thưởng "lao động sáng tạo" của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Đặc biệt, cuối năm 2002, chị vinh dự là nhà khoa học nữ duy nhất nước ta được nhận giải thưởng của tổ chức trí tuệ quốc tế(WIPO).
Nguồn: Nguyên Khôi, www.nhandan.org.vn ngày 20-8-2003