Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 16/02/2006 00:53 (GMT+7)

Nhà khoa học "hai trong một"

Vừa đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, Bùi Ngọc Hưng vừa trực tiếp chủ trì và tham gia nhiều công trình trọng điểm trong chương trình vũ khí lục quân của Bộ Quốc phòng và các nhiệm vụ nghiên cứu khác của Viện Vũ khí. Nhà khoa học “hai trong một” không chỉ vừa làm, vừa học mà còn là cán bộ quản lý mẫu mực khi ở cương vị Trưởng phòng Nghiên cứu súng bộ binh. Sau khi tốt nghiệp Trường pháo binh Pen-gia (Liên Xô trước đây) năm 1998, anh về công tác tại Viện thiết kế vũ khí (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng). Thời gian đầu, anh lăn lộn với thực tế trong xưởng chế thử của viện, rồi trở thành nghiên cứu viên của phòng thiết kế súng pháo. Sự nghiệp khoa học của anh bước vào độ chín sau khi anh hoàn thành khóa đào tạo cao học tại Học viện Kỹ thuật quân sự. Anh đã tham gia chương trình vũ khí bộ binh của Bộ Quốc phòng cùng với những nhà khoa học đàn anh và chủ trì các đề tài súng ngắn 7,62mm; đại liên PKMS, súng chống tăng B41M, súng máy 12,7mm. Các đề tài đã hoàn thành và nghiệm thu, sản phẩm được sản xuất hàng loạt đưa vào trang bị.

Những năm gần đây, trong khi vừa tiến hành làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, anh vừa trực tiếp làm chủ nhiệm các đề tài cấp Bộ Quốc phòng về nghiên cứu thiết kế, chế tạo súng phòng không 14,5mm, chương trình HQ-37 và đề tài nghiên cứu hoàn thiện thiết kế chế tạo một loại sản phẩm đặc biệt theo sự hợp tác với Sở Khoa học-công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Riêng chương trình HQ-37, anh nhận chủ nhiệm từ tháng 12-2004, chỉ trong vòng một năm, cùng với cộng sự là thạc sĩ Trần Xuân Khoa, phó trưởng phòng Súng, chương trình đã hoàn tất các nội dung nghiên cứu trên bờ. Đề tài thiết kế súng phòng không 14,5mm, anh cũng đã hoàn thành các nội dung, đang hoàn tất để nghiệm thu cấp Bộ.

Ngoài các đề tài chủ trì, NCS Bùi Ngọc Hưng đã tham gia chỉ đạo một đề tài cấp Bộ Quốc phòng, một đề tài cấp Trung tâm và một đề tài cấp Sở Khoa học-công nghệ thành phố Hồ Chí Minh khác. Anh còn tham gia thực hiện hai đề tài cấp Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, phối hợp với nhà máy Z11, Z25 để giải quyết những vấn đề công nghệ, bảo đảm kỹ thuật cho sản xuất quốc phòng. Anh cũng là tác giả tham gia nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chế tạo vũ khí. Sự ghi nhận kết quả trong hơn 25 năm nghiên cứu khoa học của anh là 5 loại sản phẩm đưa vào trang bị, nhiều bằng khen cho công trình nghiên cứu tiêu biểu. Liên tục từ năm 2001 đến nay, anh được công nhận là chiến sĩ thi đua.

Nguồn: quandoinhandan.org.vn 10/2/2006

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.